Văn 10 Lập dàn ý: cảm nhận về đoạn 1 của TP bình Ngô đại cáo

Nguyễn Thục Quyên

Học sinh
Thành viên
8 Tháng mười hai 2020
37
24
21
18
Quảng Nam
THCS Lê Quang Sung
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lập dàn ý chi tiết: Cảm nhận của anh/chị về đoạn:
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác”
Từ Triệu , Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập
Đến Hán, Đường, Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.


Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cứ còn ghi.
 

Phạm Văn Tuân

Học sinh mới
Thành viên
27 Tháng hai 2022
66
39
11
Hà Nội
Chào em, với đề bài đó, em tham khảo một số gợi ý sau để làm bài em nhé:
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Khái quát nội dung đoạn trích: Đây là đoạn thơ Nguyễn Trãi khẳng định chân lý độc lập dựa trên tư tưởng nhân nghĩa, chân lý khách quan về sự tồn tại độc lập chủ quyền dân tộc.
b.Thân bài:
- Khẳng định chân lý độc lập dựa trên tư tưởng nhân nghĩa: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.
+ “Nhân nghĩa” là “yên dân trừ bạo”, là tiêu trừ tham tàn bạo ngược, bảo vệ cuộc sống yên ổn của dân -> Tuy nhiên Nguyễn Trãi đã chắt lọc cái hạt nhân cơ bản, tích cực của việc làm nhân nghĩa: Chủ yếu để yên dân, trước nhất là trừ bạo.
+ Nguyễn Trãi đã đem đến một nội dung mới cho tư tưởng nhân nghĩa, lấy ra từ thực tiễn dân tộc để dưa vào tiền đề: Nhân nghĩa phải gắn liền với chống xâm lược.
Khẳng định chân lý độc lập thông qua chân lý khách quan về sự tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc:
+ Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc: cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời và thêm nữa là lịch sử riêng, chế độ riêng với hào kiệt đời nào cũng có.
+ Nêu chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc Đại Việt để tăng thêm sức thuyết phục, Nguyễn Trãi đã dùng biện pháp so sánh: so sánh ta với Trung Quốc, đặt ta ngang hàng với Trung Quốc, sử dụng các từ ngữ mang tính hiển nhiên, vốn có: “từ trước”, “vốn”, “đã lâu”, “đã chia”, “bao đời”…..
+ Nguyễn Trãi đã phát biểu một cách hoàn chỉnh quan niệm của mình về quốc gia, dân tộc.
- Dẫn chứng đầy tính thuyết phục về sức mạnh của nhân nghĩa, của chân lí:
+ Lưu Cung bị thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô, Ô Mã, kẻ bị giết, người bị bắt.
+ Tác giả lấy chứng cứ còn ghi để chứng minh cho sức mạnh của chính nghĩa, đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc.
- Đánh giá:
+ Đây là đoạn văn tiêu biểu và kết tinh học thuyết về quốc gia, dân tộc của Nguyễn Trãi.
+ Đoạn văn thể hiện nghệ thuật lập luận chặt chẽ, sắc bén của Nguyễn Trãi: đi từ chân lý khách quan đến thực tế lịch sử để khẳng định tính đúng đắn, hợp lý của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
+ Đoạn thơ thể hiện tính nhân văn sâu sắc
c. Kết luận:
- Khái quát lại nội dung, nghệ thuật.
 
Top Bottom