Văn 11 Lập dàn ý bức tranh Xuân + tâm trạng

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Phân tích bức tranh xuân và bức tranh tâm trạng trong vội vàng của Xuân Diệu
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, bức tranh xuân và bức tranh tâm trạng
Thân bài:
1. Khái quát vài nét về tác giả, tác phẩm
- Xuân Diệu (1916 - 1985) xuất thân trong gia đình nhà nho - quê Hà Tĩnh
- Là nhà thơ "mới nhất trong các nhà thơ mới", đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn sống mới, một quan niệm sống mới mẻ và cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo
- Là cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, bền bỉ, có đóng góp trên nhiều lĩnh vực
- Tác phẩm "Vội vàng" in trong tập "thơ thơ" (1938) thể hiện tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống và chứa đựng quan niệm sống mới mẻ
2. Bức tranh xuân và bức tranh tâm trạng trong bài "Vội vàng"
a. Ước muốn phi lí, thiết tha của niềm yêu
- Mở đầu bài thơ là những câu thơ năm chữ với nhịp điệu nhanh gọn cho thấy khát khao níu giữ sự sống muôn màu sắc của nhân vật trữ tình:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.

+ Nhân vật trữ tình xưng "tôi"- cái tôi đầy bản lĩnh, cái tôi cá nhân đầy thi sĩ xuất hiện một cách trực tiếp, bộc lộ khát khao mãnh liệt của lòng mình. Cái tôi ấy đi ngược lại với thơ ca trung đại- nơi mà rất ít thi sĩ dám thể hiện cái tôi. Cái tôi muốn đoạt quyền tạo hoá để làm những việc mà chỉ tạo hoá mới làm được "tắt nắng đi", "buộc gió lại".
+ Bốn câu thơ sử dụng nghệ thuật điệp cấu trúc => nhấn mạnh khao khát cháy bỏng của lòng mình: khao khát muốn được lưu giữ khoảnh khắc hiện tại bằng cách chặn đứng bước đi của thời gian.
+ Ước muốn của thi sĩ thật kì lạ- ước muốn đi ngược quy luật tự nhiên, điều ấy không thể nào thực hiện được. Và ham muốn lạ lùng ấy mở ra cho ta thấy một lòng yêu nồng thắm, bồng bột với thế giới muôn màu muôn vẻ này.
+ Mong muốn càng trở nên tha thiết hơn với điệp từ "đừng" vang lên như một lời cầu xin màu đừng nhạt mất, hương đừng bay đi để giữ mãi vẻ tươi thắm của cuộc đời.
=> Chỉ với bốn câu thơ ngắn ngủi, tác giả đã diễn tả khát vọng mãnh liệt lưu giữ vẻ đẹp cuộc sống xung quanh.

b. Khát vọng sống mãnh liệt của nhà thơ không chỉ thể hiện ở khát khao níu giữ sự sống mà còn ở bức tranh mùa xuân tràn đầy sức sống trong 7 câu tiếp:
"Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

- Đoạn thơ mở đầu bằng từ "của" đã xác định mối quan hệ ngữ pháp gắn kết giữa hai đoạn thơ, cho thấy "màu" và "hương'' nhà thơ muốn naang niu, gìn giữ ở khổ trên chinnhs là hương sắc ở khổ dưới
- Mùa xuân được gợi lên với tất cả vẻ đẹp diệu kỳ, đó là màu sắc tươi tắn của hoa lá, màu xanh của đồng nội, xanh non của lá cành tơ phơ phất -> tất cả đã tạo ra một gam màu chủ đạo- màu xanh tươi trẻ, mát mẻ, đầy sức sống.
- Mùa xuân còn đến với âm thanh rộn rã, trong trẻo, náo nức. Âm thanh của những cánh ong bay đi tìm mật, tiếng hót si mê đắm đuối của chim yến, chim oanh, cả âm thanh huyền diệu của biết bao cây lá cựa mình. => Bức tranh xuân toát ra từ vừng mặt trời, từ ánh sáng lộng lẫy chói loà
- Nhà thơ nhìn mặt trời như một cặp mắt người tiên nữ, vị thần vui gõ cửa mỗi sớm mai, chớp mắt toả ra ánh hào quang làm lộng lẫy cả bức tranh.
- Điệp ngữ "này đây" lặp lại trong cả khổ thơ tạo ra một ngữ điệu liệt kê vừa bày tỏ niềm hân hoan sung sướng của thi nhân, vừa thể hiện sự giàu có, phong phú của hương sắc cuộc đời. Sau điệp ngữ "này đây" là bức tranh chan chứa xuân tình, tất cả đều hiện ra trong lăng kính của tình yêu - nhìn bằng đôi mắt say sưa, chiêm ngưỡng, khao khát sở hữu, tận hưởng. Hương sắc cuộc đời đã hiện lên đầy hấp dẫn, sống động, gợi tình và tươi tắn trong những định ngữ nghệ thuật đặc sắc.
- Hình ảnh ẩn dụ "thần Vui gõ cửa" đã thể hiện tinh tế cảm giác hồi hộp, bồn chồn đón đợi của lòng người cùng sự gấp gáp, hối thúc của cuộ đời bên ngoài, cảm giác của một con người yêu say đắm tới mức không chịu để lỡ dù chỉ một ngày hay một khoảnh khắc của bình minh
- "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần". Đây là hình ảnh câu thơ rất độc đáo, táo bạo, rất Xuân Diệu. Câu thơ ngắt nhịp 3/5 khiến trọng tâm câu thơ rơi vào chữ ngon, nhấn mạnh cảm giác thưởng thức bằng vị giác. Phép ẩn dụ cảm giác đã khiến tháng giêng từ dòng thời gian vô hình trở nên cụ thể, hữu hình trong sự say sưa tận hưởng của thi nhân
[tex]\Rightarrow[/tex]Bằng những biện pháp nghệ thuật giàu sức biểu cảm, đoạn thơ đã vẽ nên hình ảnh cuộc đời tràn đầy hương thơm, màu sắc và âm thanh. Cuộc sống qua trái tim yêu và ánh mắt say đắm của thi nhân như đang lên hương lên mật, đang cựa quậy sinh sôi, phô bày hướng sắc. Đó là thiên đường ngay trên mặt đất, trong hiện tại, và đó là nguyên nhân cho niềm yêu đời mê đắm của thi nhân

c. Quan niệm tích cực của thi nhân về thời gian và tuổi trẻ
''Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoaì xuân.
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian;
Nói lam` chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lạị
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời''

- Câu thơ đầu ngắt nhịp 3/5 và dấu chấm giữa dòng như một nốt lặng đột ngột thể hiện trạng thái sững sờ, hẫng hụt của nhà thơ khi bất chợt nhận ra những tương phản trớ trêu của cuộc sống. Với nỗi ám ảnh của một người quá yêu đời, luôn sợ thiếu thời gian cho tình yêu đời thì Xuân Diệu "không chờ nắng hạ mới hoài xuân'', lo lắng, nhớ nhung, tiếc nuối ngay trong mùa xuân
- Xuân Diệu nhận thức được sựu đối lập giữa dòng thời gian vô thủy, vô chung của vũ trụ với quỹ thời gian ngắn ngủi của đời người. Ông không chấp nhận điều ấy, vì thế, thời gian với Xuân Diệu mỗi khoảnh khắc đều quí giá
- Cấu trúc lặp được sửu dụng với điệp ngữ, điệp cú pháp "Xuân đương...nghĩa là xuân....'' tăng thêm ấn tượng cho sự khẳng định. Các từ tới - qua, non - già lại tạo nên cặp phạm trù tương phản diễn tả sự trôi chảy. Đến đây, mùa xuân không chỉ là một mùa trong năm nữa mà là ẩn dụ cho tuổi trẻ của mỗi con người
- Trời đất vinnhx hằng, đời người hữu hạn, hình dung về một thế giới ''chẳng còn tôi'' khiến thi nhân đau đớn, tiếc nuối. Sự trôi chảy của thời gian cũng là sự mất dần thời gian đem tới những nỗi đau trong không gian, sự chia li với tuổi trẻ và cuối cùng là sự sống của mình. Quan niệm ấy khiến Xuân Diệu cảm thấy như tất cả đều 'than thầm tiễn biệt'', đều xót xa, tiếc nuối
- Điệp ngữ ''chẳng bao giờ'' khiến câu thơ như một lời tiếc nuối, tựa như tiếng nức nở nghẹn ngào vì sự chia phôi với thời gian tuổi trẻ
- Khi không thể tắt nắng đi hay buộc gió lại thì chỉ còn cách phải vội vã tận hưởng hương sắc cuộc đời khi còn có thể
[tex]\Rightarrow[/tex]Đoạn thơ đã thể hiện những quan niệm mới mẻ của Xuân Diệu về thời gian và tuổi trẻ, đưa ra những triết lý nhân sinh tich cực, mạnh mẽ của một trái tim tha thiết yêu đời

d. Triết lí sống mạnh mẽ, tích cực qua niềm khát khao tận hưởng cuộc đời
- Câu thơ mở đầu đoạn chỉ có 3 chữ "ta muốn ôm" như để gây ấn tượng mạnh về ý muốn được tận hưởng cuộc sống.
- Cách xưng hô thay đổi: đầu tiên xưng tôi [tex]\rightarrow[/tex]nói lên khao khát cuồng nhiệt cá nhân nhưng đến đây tác giả lại xưng ta bởi nhà thơ đâu muốn giữ tình yêu cho riêng mình mà muốn truyền tình yêu cuộc sống cho tất cả mọi người
- Lòng yêu đời, khát vọng sống được diễn tả bằng những từ ngữ ở cấp độ mạnh mẽ, táo bạo (ôm, siết,....)[tex]\rightarrow[/tex]Thi sĩ muốn ôm cả thế giới, xuân sắc, xuân tình nhưng vòng tay quá nhỏ nên phải siết chặt chẽ hơn. Và đặc biệt là hệ thống từ ngữ thể hiện ước muốn hăm hở, cuồng vọng
- Sử dụng hình ảnh: mây đưa, gió lượn, cánh bướm.... Hệ thống hình ảnh diễn tả sự sống mùa xuân "mới bắt đầu mơn mởn" kết hợp với những từ láy chỉ trạng thái của sự vật (đưa, lượn,...) Tất cả cho người đọc cảm nhận được cuộc sống, mùa xuân, cuộc đời. Trong mắt Xuân Diệu được hình dung như cơ thể thiếu nữ, giống nàng xuân kiều diễm, một quả chín mọng, ửng hồng để tác giả ôm, siết, thâu, cắn trong niềm thèm muốn vô biên
"Hỡi xuân hồng ta muốn căn vào ngươi"
- Đây chính là đỉnh cao của khát vọng mãnh liệt, đây là tiếng gọi dường như cũng là một lời kết thúc. Ý thơ táo bạo, mạnh mẽ bởi mùa xuân quyến rũ con người, nhưng với Xuân Diệu, mùa xuân tình yêu mãi mãi chỉ là khát vọng, là ham muốn gần quá mà chưa có được, càng vậy lại càng khát khao
[tex]\Rightarrow[/tex]Cả đoạn thơ là niềm khao khát, đam mê của một trái tim tha thiết yêu đời, là triết lí sống tích cực của một người đang vội vàng tận hưởng vẻ đẹp cuộc sống ngay giữa thời tươi của tuổi trẻ và tình yêu

Kết bài: Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật


P/s: nếu còn thắc mắc hay điều chưa hiểu hãy trao đổi thêm nhé
Chúc bạn học tốt!
 
  • Like
Reactions: The key of love
Top Bottom