lập dàn ý bai văn nghị luận văn học

phuong kim

Học sinh
Thành viên
12 Tháng năm 2017
23
5
21
23
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề: Có ý kiến cho rằng số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến chịu nhiều bất hạnh lại có ý kiến cho rằng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến thể hiện vẻ đẹp về phẩm chất và tâm hồn.Qua một số tác phẩm em đã học ở lớp 11 Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
M.N LẬP DÀN Ý CHI TIẾT GIÚP MÌNH NHÉ, MÌNH HỌC TỚI BÀI VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC R
CẢM ƠN TRƯỚC NHÉ!!!
 

Quang Trungg

Học sinh xuất sắc
Thành viên
14 Tháng mười một 2015
4,677
7,748
879
20
Hà Nội
THCS Mai Dịch
Đề: Có ý kiến cho rằng số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến chịu nhiều bất hạnh lại có ý kiến cho rằng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến thể hiện vẻ đẹp về phẩm chất và tâm hồn.Qua một số tác phẩm em đã học ở lớp 11 Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
M.N LẬP DÀN Ý CHI TIẾT GIÚP MÌNH NHÉ, MÌNH HỌC TỚI BÀI VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC R
CẢM ƠN TRƯỚC NHÉ!!!
Dàn ý số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương và Thúy Kiều
1. Mở bài

  • "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ và "Truyện Kiều" của Nguyễn Du là hai tác phẩm khá thành công khi viết về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
  • Qua hai tác phẩm đã học: "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ và "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, ta thấy rõ những nỗi đau khổ mà người phụ nữ phải gánh chịu.
2. Thân bài

* Nhân vật Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ: Nàng Vũ Nương là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền đầy bất công đối với người phụ nữ.

  • Cuộc hôn nhân của Vũ Nương với Trương Sinh không bình đẳng (Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ) - sự cách biệt giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm "thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu" và cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo và gia trưởng.
  • Chỉ vì lời nói con trẻ ngây thơ mà Trương Sinh tin nên đã hồ đồ độc đoán mắng nhiếc đánh đuổi vợ đi, không cho nàng thanh minh, Vũ Nương buộc phải tìm đến cái chết oan khuất để tự minh oan cho mình.
  • Cái chết đầy oan ức của Vũ Nương cũng không hề làm cho lương tâm Trương Sinh day dứt. Anh ta cũng không hề bị xã hội lên án. Ngay cả khi biết Vũ Nương bị nghi oan, Trương Sinh cũng coi nhẹ vì việc đã qua rồi. Kẻ bức tử Vũ Nương coi mình hoàn toàn vô can.
* Nhân vật Thuý Kiều trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du: Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền đen bạc:

  • Vì tiền mà bọn sai nha gây nên cảnh tan tác, chia lìa gia đình Kiều.
"Một ngày lạ thói sai nha

Làm cho khốc liệt chẳng qua vì tiền"

  • Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã giám sinh - một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè, mặc cả, ngã giá...
  • Cũng vì món lợi đồng tiền mà Mã giám sinh và Tú bà đã đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, cay đắng suốt mười lăm năm lưu lạc, phải "thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần"
* Điểm giống nhau giữa hai nhân vật:

  • Họ đều là những người phụ nữ đẹp về mọi mặt nhưng đều bất hạnh.
  • Nạn nhân của xã hội phong kiến với nhiều định kiến hẹp hòi, bất công với người phụ nữ.
  • Những người phụ nữ như Vũ Nương, Thuý Kiều đều phải tìm đến cái chết để giải mọi nỗi oan ức, để giải thoát cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt của mình.
* Khái quát, nâng cao:

  • Người phụ nữ trong hai tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" và "Truyện Kiều" hội tụ những vẻ đẹp đáng quý nhất và cũng là đầy đủ những gì đau khổ, tủi nhục nhất của con người. Họ là đại diện tiêu biểu của hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ.
  • Viết về người phụ nữ, các nhà văn, nhà thơ đã đứng trên lập trường nhân sinh để bênh vực cho họ, đồng thời lên tiếng tố cáo gay gắt với các thể lực đã gây ra nỗi đau khổ cho họ.
  • Liên hệ với cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.
3. Kết bài

  • Người đọc hiểu và cảm thông sâu sắc với những người phụ nữ bất hạnh.
  • Đấu tranh cho hạnh phúc của người phụ nữ.
#Nguồn:vndoc
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
27
Ninh Bình
Đề: Có ý kiến cho rằng số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến chịu nhiều bất hạnh lại có ý kiến cho rằng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến thể hiện vẻ đẹp về phẩm chất và tâm hồn.Qua một số tác phẩm em đã học ở lớp 11 Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
M.N LẬP DÀN Ý CHI TIẾT GIÚP MÌNH NHÉ, MÌNH HỌC TỚI BÀI VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC R
CẢM ƠN TRƯỚC NHÉ!!!
Định hướng
* Mở bài :
- Dẫn dắt được vấn đề cần nghị luận
- Trích dẫn được 2 ý kiến về người phụ nữ trong xã hội phong kiến
* Thân bài:
- Giải thích , khai quát được hai ý kiến
+ Ý kiến 1 : Đả động đến số phận hẩm hiu, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ
+ Ý kiến 2: Ca ngợi hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ mang vẻ đẹp truyền thống : Vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn
~> Đánh giá : Hai ý kiến bổ sung cho nhau làm nổi bật nên hình tượng người phụ nữ trong xã hội đương thời . Tuy chịu nhiều bất hạnh nhưng vẫn ngời sáng về vẻ đẹp nhân cách
- Bàn luận đi kèm chứng minh ( có thể dùng Thương vợ và Tự tình II để chứng minh)
+ Chỉ ra số phận bất hạnh
+ Chỉ ra được vẻ đẹp ngời sáng
- Đánh giá chung
* Kết bài: Khẳng định lại vấn đề
Góp ý với bài làm Jotaro Kujo: Chú ý đọc kĩ đề bài trước khi post câu trả lời, bài làm của em đăng lạc đề rồi.
 
  • Like
Reactions: phuong kim
Top Bottom