Lập dàn bài

H

huonglai_98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lập dàn bài chi tiết cho đề bài sau:
Dựa vào văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.
(Luận điểm nào sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm?)
 
H

hongngam_29

bai nay de ma

moz-screenshot.png
moz-screenshot-1.png




moz-screenshot-3.png
moz-screenshot-4.png
Lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với tên tuổi của những người anh hùng dân tộc vĩ đại . Tài năng kiệt xuất và đức độ cao cả của họ đã có ảnh hướng quyết định đến vận mệnh đất nước . Đọc lại áng văn “ Chiếu dời đô “ của Lí Công Uẩn và bản hùng văn bất hủ muôn đời “ Hịch tướng sĩ “ của Trần Quốc Tuấn , chúng ta thấy sáng ngời nhân cách và hành động vì dân vì nước của họ . Qua đó , chúng ta hiểu rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong trường kì phát triển của dân tộc .
“Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn là sự tỏ bày ý định từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế . Sau đó , ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long . Đấy là năm Thuận Thiên thứ nhất – năm khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lí – 1 triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi .
Xưa nay , thủ đô là trung tâm về văn hoá , chính trị của 1 đất nước . Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của 1 dân tộc . Thủ đô có ý nghĩa rất lớn . Dừơng như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế . Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc . Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại . Nói cách khác , ko có ý chí quyết tâm lớn , ko có tầm nhìn thấu cả tương lai thì Lí Công Uẩn ko thể nói đến chuyện dời đô .
Mở đầu bài chiếu , nhà vua giải thích tại sao lại dời đô . Và bằng 1 lí lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo , cùng với dẫn chức thiết thực , nhà vua đã khẳng định : việc dời đô ko phải là hành động , là ý chí của 1 người . Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử . Lí Công Uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân , khát vọng của lịch sử . Dân tộc Việt ko chỉ là 1 nước độc lập . Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông , nhân tâm con người phải thu về 1 mối . Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh . Muốn vậy , việc đầu tiên là phải tìm 1 nơi “trung tâm của trời đất” , 1 nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi” . Nhà vua đã rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi” . Nơi đây ko phải là miền Hoa Lư chật hẹp , núi non bao bọc lởm chởm mà là “ địa thế rộng mà bằng , đất đai cao mà thoáng” . Như vậy , đây là mảnh đất lí tưởng “ dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt , muôn vật rất mực phong phú tốt tươi .”Thật cảm động , vị vua anh minh khai mở 1 triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân . Tìm chốn lập đô cũng vì dân , mong cho dân được hạnh phúc . Trong niềm tin của vua , có 1 kinh đô như vậy , nước Đại Việt sẽ bền vững muôn đời .
Dời đô ra Thăng Long là 1 bước ngoặc rất lớn . Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Việt . Chúng ta ko cần phải sống phòng thủ , phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù . Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên , đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc . Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời , là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy !
Có thể nói , với trí tuệt anh minh tuyệt vời , với lòng nhân hậu tuyệt vời , nhà vua Lí Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục . Theo em , phần đầu nhà vua đưa ra những lí lẽ thuyết phục là nhờ những bằng chứng sử sách . Nhưng phần sau nhà vua đã đưa ra những suy nghĩ của riêng mình về miền đất mà vua định lập đô , ko chỉ là cho ta thoả mãn về lí trí mà quan trọng hơn là bị thuyết phục bằng tình cảm . Ta bắt gặp ở đây 1 giọng nói đầy nhân từ , tấm lòng lo cho dân cho nước rất mực . Những điều vua nói cách đây cả ngàn năm nhưng hôm nay nhìn lại vẫn giữ nguyên tính chân lí của nó . Trải qua bao thăng trầm , con rồng bay lên bầu trời Hà Nội vẫn làm cho cả nước bái phục nhân cách , tài năng của Lí Công Uẩn , 1 vị vua anh minh vĩ đại .
“Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổ độc đáo , đặc sắc của tổ tiên để lại . Ngôn ngữ trang trọng , đúng là khẩu khí của bậc đế vương . Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam . Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ .
Tiếp theo triều đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lí Thái Tổ , nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình ở thời đại nhà Trần với đầy những chiến công lấp lánh . Những người lãnh đạo thời kì này đều ghi tên mình vào sử sách . Trần Quốc Tuấn , tác giả “Hịch tướng sĩ” là 1 ví dụ . Ông được nhân dân Việt Nam tôn thờ gọi là Đức Thánh Trần . Người hùng này sở dĩ tên tuổi “muôn đời bất hủ” lưu danh trong sử sách , là nhờ những chiến công giữ nước tuyệt vời . Trần Quốc Tuấn gắn tên mình với Bạch Đằng , Chương Dương , Hàm Tử . Là người đã bẻ gẫy ý đồ xâm lược hung hăng của đế quốc Nguyên – Mông . Nhà quân sự kiệt xuất này có những chiến công hiển hách là nhờ ông quan tâm tới vận mệnh nước nhà bằng trái tim ý chí của một anh hùng dân tộc .

Tiếp theo triều đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lí Thái Tổ , nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình ở thời đại nhà Trần với đầy những chiến công lấp lánh . Những người lãnh đạo thời kì này đều ghi tên mình vào sử sách . Trần Quốc Tuấn , tác giả “Hịch tướng sĩ” là 1 ví dụ . Ông được nhân dân Việt Nam tôn thờ gọi là Đức Thánh Trần . Người hùng này sở dĩ tên tuổi “muôn đời bất hủ” lưu danh trong sử sách , là nhờ những chiến công giữ nước tuyệt vời . Trần Quốc Tuấn gắn tên mình với Bạch Đằng , Chương Dương , Hàm Tử . Là người đã bẻ gẫy ý đồ xâm lược hung hăng của đế quốc Nguyên – Mông . Nhà quân sự kiệt xuất này có những chiến công hiển hách là nhờ ông quan tâm tới vận mệnh nước nhà bằng trái tim ý chí của một anh hùng dân tộc .
Đọc “Hịch Tướng Sĩ” cứ ngỡ như nghe tiếng nói của cha ông , của non nước . Nó nồng nàn 1 tinh thần yêu nước . Nó nồng nàn 1 tinh thần yêu nước , nó biểu hiện 1 lòng câm thù giặc sâu sắc , 1 ý chí quyết chiến quyết thắng quân thù , ko chỉ là của riêng Trần Hưng Đạo mà là kết tụ trong đó những ý nguyện tình cảm của dân tộc .
Trrước tai hoạ đang đến gần : quân Mông – Nguyên đang lăm le xâm lược lần thứ 2 với quy mô chưa từng thấy hòng ko cho 1 ngọn cỏ của nước Đại Việt được mọc dưới vó ngựa của 50 vạn quân , Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch” để kêu gọi tướng sĩ 1 lòng , chuẩn bị đương đầu với cuộc chiến sống còn . Những lời lẽ đanh thép mà chan chứa tình cảm , những lí lẽ sắc bén mà đi vào lòng người đã chỉ ra cho tướng sĩ thấy tội ác của bọn sứ giắc và những việc cần làm để chống giặc .
Trần Quốc Tuấn đau nỗi đau của dân tộc , nhục cái nhục quốc thể . Viết cho tướng sĩ , nhưng ta thấy ông phơi trải tấm lòng mình . Nổi bật nhất là lòng căm thù giặc . Tác giả thật ngứa mắt khi thấy “sứ giặc đi lại nghênh ngang” , thật ngứa tai khi chúng “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình” . Tác giả rất kinh bỉ , đã “vật hoá” chúng , gọi là “dê chó” , là “hổ đói” .“Ta thường tới bữa quên ăn , nửa đêm quên vỗ gối:p
 
M

minh_minh1996

bạn có thể tham khảo ở đây !
Bạn nhớ tra google của diễn đàn chước khi post câu hỏi nhe !
http://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t-137186.html
http://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t-89825.html
http://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t-89453.html

http://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t-42085.html
Dựa vào văn bản “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ” hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn với vận mệnh của đất nước.
1) Mở bài:
_ Có thễ nói dân tộc VN đã trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, đó là 1 truyền thống rất đáng tự hào. Đất nước sống đời thái bình, no ấm chính là nhờ tài đức của các vị vua, các vị tướng sĩ văn võ song toàn như Lý Công Uẩn (tức vua Lý Thái Tổ), Trần Quốc Tuấn (tức Hưng Đạo Vương). Họ là những người lãnh đạo anh minh suốt đời vì vận mệnh của đất nước. Dựa vào văn bản “Chiếu dời đô” Lý Công Uẫn và văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn chúng ta sẽ làm sáng tỏ điều đó.

2) Thân bài:
_ Như chúng ta đã biết, Lý Công Uẩn vốn là người thông minh nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. Vì thế, khi Lê Ngọa Triều mất, ông được triều thần tôn lên làm vua lấy niên hiệu là Thuận Thiên.
_ Lý Công Uẫn lên ngôi đã lập tức quyết định dời kinh đô Hoa Lư ra thành Đại La, bởi nhà vua hiễu rõ Đại La chính là vùng đất mà nhân dân sẽ sống no ấm, đất nước được hưng thịnh đời đời. Lý Công Uẩn quyết định như thế không phải theo ý riêng mình mà chính là lo cho vận nước, hợp với lòng dân.
_ Người viết “Chiếu dời đô” bày tỏ mục đích dời đô là: “vân mệnh trời”, “theo ý dân”, “thấy thuận thiên thì thay đổi”, dời đến nơi “trung tâm trời đất”, tiện hướng “nhìn sông dựa núi”,… “nơi đây là thánh địa”. Đọc văn bản “chiếu dời đô” ta cảm nhận Lý Công Uẩn không chỉ là 1 vị vua có tài mà còn có đức, ông xứng đáng là vị vua anh minh bậc tiên đế muôn đời. Quyết định dời đô của ông là rất sáng suốt bởi vì kinh đô Đại La đã vững mạnh suốt 200 năm, có nghĩa là nhân dân thái bình, no ấm trong suốt thời gian đó (kinh đô Đại La_Thăng Long_chính là thủ đô Hà Nội ngày nay, linh hồn của VN)
_Thời kì nhân dân Đại Việt phải đương đầu với quân Nguyên_Mông hung hãn, vị nguyên soái Trần Quốc Tuấn tức Hưng Đạo Vương đã 3 lần cầm quân đánh bại quân xâm lược. Ông xứng đáng là 1 vị anh hùng của dân tộc.
_Trước năm 1285, Trần Quốc Tuấn đã viết bài “Hịch tướng sĩ” với mục đích kêu gọi tướng sĩ học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ đễ chuẩn bị đánh quân xâm lược. Bài Hịch có sức thuyết phục rất cao bởi lập luận sắc bén, có tình có lý.
_ Trong bài Hịch Trần Quốc Tuấn sáng suốt nêu gương các trung thần nghĩa sĩ của Trung Quốc đễ đánh vào lòng tự tôn của các tướng sĩ dưới quyền. Ông nhắc lại cách đối xử thân tình của mình đến với họ, chỉ cho họ thấy tội ác của giặc, bày tỏ tấm lòng của mình trước vận mệnh của đất nước.
_ Trần Quốc Tuấn đã phản ánh phê phán sự bàng quan vô trách nhiệm của các tướng sĩ. Vạch ra nguy cơ nước mất nhà tan, rồi lật ngược vấn đề: Nếu tướng sĩ lo học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ thì mọi người được sử sách lưu danh.
_ Với cách lập luận như thế, Trần Quốc Tuấn đã khơi dậy, khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc của tất cả mọi người.
_ Trần Quốc Tuấn vốn là con nhà võ nhưng thấu đáo sự học làm người, nắm rõ “tam cương, ngũ thường”. Ông xứng đáng là 1 tấm gương để chiến sĩ noi theo. Trong kho tàng văn học nước nhà “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn xứng đáng là 1 “An thiên cỗ hùng văn”, “tiếng kèn xung trận hào hùng”, mãi mãi nhân dân thời Trần (thế kỉ 13) và mọi đời sau sẽ không bao giờ quên công đức của ông.
3) Kết bài:
_ Nói tóm lại, lịch sử đất nước Việt Nam có những trang vàng chói lọi là nhờ vào những vị vua, vị tướng anh minh như Lý Công Uẫn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,… Họ là tấm gương sáng ngời đễ đời sau soi vào đó mà học tập. Chúng ta tưởng nhớ đến Bác Hồ đã lãnh đạo toàn dân giành độc lập ngày hôm nay. Chúng ta chắc chắn Bác đã noi gương những người đi trước. Sống xứng đáng với sự hi sinh của họ. Bác đã từng nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Và người cũng đã ân cần dạy tuổi trẻ “có tài mà không có đức thì là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
_ Suy nghĩ của bản thân em…

Lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với tên tuổi của những người anh hùng dân tộc vĩ đại . Tài năng kiệt xuất và đức độ cao cả của họ đã có ảnh hướng quyết định đến vận mệnh đất nước . Đọc lại áng văn “ Chiếu dời đô “ của Lí Công Uẩn và bản hùng văn bất hủ muôn đời “ Hịch tướng sĩ “ của Trần Quốc Tuấn , chúng ta thấy sáng ngời nhân cách và hành động vì dân vì nước của họ . Qua đó , chúng ta hiểu rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong trường kì phát triển của dân tộc .

“Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn là sự tỏ bày ý định từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế . Sau đó , ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long . Đấy là năm Thuận Thiên thứ nhất – năm khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lí – 1 triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi .

Xưa nay , thủ đô là trung tâm về văn hoá , chính trị của 1 đất nước . Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của 1 dân tộc . Thủ đô có ý nghĩa rất lớn . Dừơng như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế . Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc . Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại . Nói cách khác , ko có ý chí quyết tâm lớn , ko có tầm nhìn thấu cả tương lai thì Lí Công Uẩn ko thể nói đến chuyện dời đô .

Mở đầu bài chiếu , nhà vua giải thích tại sao lại dời đô . Và bằng 1 lí lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo , cùng với dẫn chức thiết thực , nhà vua đã khẳng định : việc dời đô ko phải là hành động , là ý chí của 1 người . Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử . Lí Công Uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân , khát vọng của lịch sử . Dân tộc Việt ko chỉ là 1 nước độc lập . Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông , nhân tâm con người phải thu về 1 mối . Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh . Muốn vậy , việc đầu tiên là phải tìm 1 nơi “trung tâm của trời đất” , 1 nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi” . Nhà vua đã rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi” . Nơi đây ko phải là miền Hoa Lư chật hẹp , núi non bao bọc lởm chởm mà là “ địa thế rộng mà bằng , đất đai cao mà thoáng” . Như vậy , đây là mảnh đất lí tưởng “ dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt , muôn vật rất mực phong phú tốt tươi .”Thật cảm động , vị vua anh minh khai mở 1 triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân . Tìm chốn lập đô cũng vì dân , mong cho dân được hạnh phúc . Trong niềm tin của vua , có 1 kinh đô như vậy , nước Đại Việt sẽ bền vững muôn đời .

Dời đô ra Thăng Long là 1 bước ngoặc rất lớn . Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Việt . Chúng ta ko cần phải sống phòng thủ , phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù . Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên , đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc . Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời , là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy !

Có thể nói , với trí tuệt anh minh tuyệt vời , với lòng nhân hậu tuyệt vời , nhà vua Lí Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục . Theo em , phần đầu nhà vua đưa ra những lí lẽ thuyết phục là nhờ những bằng chứng sử sách . Nhưng phần sau nhà vua đã đưa ra những suy nghĩ của riêng mình về miền đất mà vua định lập đô , ko chỉ là cho ta thoả mãn về lí trí mà quan trọng hơn là bị thuyết phục bằng tình cảm . Ta bắt gặp ở đây 1 giọng nói đầy nhân từ , tấm lòng lo cho dân cho nước rất mực . Những điều vua nói cách đây cả ngàn năm nhưng hôm nay nhìn lại vẫn giữ nguyên tính chân lí của nó . Trải qua bao thăng trầm , con rồng bay lên bầu trời Hà Nội vẫn làm cho cả nước bái phục nhân cách , tài năng của Lí Công Uẩn , 1 vị vua anh minh vĩ đại .

“Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổ độc đáo , đặc sắc của tổ tiên để lại . Ngôn ngữ trang trọng , đúng là khẩu khí của bậc đế vương . Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam . Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ .

Tiếp theo triều đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lí Thái Tổ , nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình ở thời đại nhà Trần với đầy những chiến công lấp lánh . Những người lãnh đạo thời kì này đều ghi tên mình vào sử sách . Trần Quốc Tuấn , tác giả “Hịch tướng sĩ” là 1 ví dụ . Ông được nhân dân Việt Nam tôn thờ gọi là Đức Thánh Trần . Người hùng này sở dĩ tên tuổi “muôn đời bất hủ” lưu danh trong sử sách , là nhờ những chiến công giữ nước tuyệt vời . Trần Quốc Tuấn gắn tên mình với Bạch Đằng , Chương Dương , Hàm Tử . Là người đã bẻ gẫy ý đồ xâm lược hung hăng của đế quốc Nguyên – Mông . Nhà quân sự kiệt xuất này có những chiến công hiển hách là nhờ ông quan tâm tới vận mệnh nước nhà bằng trái tim ý chí của một anh hùng dân tộc .

Đọc “Hịch Tướng Sĩ” cứ ngỡ như nghe tiếng nói của cha ông , của non nước . Nó nồng nàn 1 tinh thần yêu nước . Nó nồng nàn 1 tinh thần yêu nước , nó biểu hiện 1 lòng câm thù giặc sâu sắc , 1 ý chí quyết chiến quyết thắng quân thù , ko chỉ là của riêng Trần Hưng Đạo mà là kết tụ trong đó những ý nguyện tình cảm của dân tộc .

Trrước tai hoạ đang đến gần : quân Mông – Nguyên đang lăm le xâm lược lần thứ 2 với quy mô chưa từng thấy hòng ko cho 1 ngọn cỏ của nước Đại Việt được mọc dưới vó ngựa của 50 vạn quân , Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch” để kêu gọi tướng sĩ 1 lòng , chuẩn bị đương đầu với cuộc chiến sống còn . Những lời lẽ đanh thép mà chan chứa tình cảm , những lí lẽ sắc bén mà đi vào lòng người đã chỉ ra cho tướng sĩ thấy tội ác của bọn sứ giắc và những việc cần làm để chống giặc .

Trần Quốc Tuấn đau nỗi đau của dân tộc , nhục cái nhục quốc thể . Viết cho tướng sĩ , nhưng ta thấy ông phơi trải tấm lòng mình . Nổi bật nhất là lòng căm thù giặc . Tác giả thật ngứa mắt khi thấy “sứ giặc đi lại nghênh ngang” , thật ngứa tai khi chúng “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình” . Tác giả rất kinh bỉ , đã “vật hoá” chúng , gọi là “dê chó” , là “hổ đói” .“Ta thường tới bữa quên ăn , nửa đêm quên vỗ gối , ruột

Phân tích (tiếp)
Nêu gương sáng trong lịch sử.
Tội ác của giặc và lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.
Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai.
- Mối ân tình giữa chủ và tướng, phê phán những biểu hiện sai trái của các tướng sĩ.
- Những hành động đúng nên làm của các tướng sĩ.
3. Phân tích (tiếp).
c. Phân tích phải trái làm rõ đúng sai.
c1. Mối ân tình giữa chủ và tướng, phê phán những biểu hiện sai trái của các tướng sĩ.
* Mối ân tình giữa chủ và tướng.
"Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thuỷ thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. Cách đối đãi so với Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang ngày trước
 
L

lmqcustom

*Dàn ý:
1)Mở bài:
-Nước VN ta đã trải qua 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước,suốt trường kì lịch sử ấy, vận nước có lúc thịnh, lúc suy nhưng không bao giờ thiếu những vị lãnh đạo anh minh như ''LCU'' và ''TQT''.
2)Thân bài:
(Luận điểm 1)
-Trước hết,chúng taddi tìm hiểu tại sao Lý Công Uẩn và TQT là những vị lãnh đạo anh minh.
-''Anh minh'' là 1 từ ghép Hán Việt:
+''Anh'' là tài giỏi
+''Minh''là sáng suốt
-Người lãnh đạo ''anh minh'' là người có thiên tư thông minh, trí tuệ sáng suốt, tài giỏi hơn người, có tầm nhìn xa trông rộng, có bản lĩnh phi thường.
-Ngoài ra, 1 bậc lãnh đạo ''anh minh'' còn phải kể đến đức độ, biết vì nước, vì dân mà xả thân.
(Luận điểm 2)
-LCU và TQT thực sự là hững người lỗi lạc:
Phần này thì bạn lên mạng xem về lý lịch của LCU và TQT(Nhớ là chỉ xem phần cuộc đời của 2 ông ý thui nha,đừng có ghi thêm mấy thứ linh tinh vào thì chết đấy!)
-Sau đó chúng ta khẳng định rằng:Văn bản''CRD'' ghi nhận công lao to lớn của LCU đối với vận mệnh đất nước.
-Chúng ta đều biết:''Thiên đô chiếu'' là 1 văn kiện lịch sử vô giá được LCU viết dưới dạng chiếu thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh.
-''CRD'' thể hiệ 1 tư tưởng chính trị lớn laocos ảnh hưởng đến vận mệnh cả 1 triều đại của đất nước.
-Ra đời vào mùa hè năm canh tuất 1010, LCU bày tỏ ý định rời đô từ Hoa Lư ra Đại Lavaf nó được công bố trước văn võ bá quan và toàn dân đón nhận 1 cách trang trọng.
-Kết cấu bài triếu và trình tự lập luận của tác giả có lí, có tình nên thuyết phục được lòng người.
-Đoạn mở đầu mang tính tiền đề.
-Tác giả soi vào thực tế phê phán 2 triều Đinh và Lê.Cứ đóng kinh đô ở vùng hoa lư khiến dân đói khổ;đất nước không thể phát triển.
-Đoạn cuối của thiên đô chiếu là lời khẳng định Đại La là nơi tốt nhất để định đô''Là trung tâm đất trời.......''''Là chốn hội tụ 4 phương.......''->Xứng đán là kinh đô muôn đời.
->Thieen đô chiếu với chình tự lập luận chặt chẽ,câu hỏi kết thúc ở cuối bài''Các khanh nghĩ thế nào?''Mang tính chất đối thoại chứ không đưa ra mệnh lệnh càng làm chobiaf chiếu thuyết phục lòng người.Từ đó, ta càng thấy rõ vai trò của LCU vô cùng lớn lao để định ra 1 kinh đô, 1 muôn đời Đại Việt.
(Luận điểm 3)HTS thể hiệ vai trò lãnh đạo anh minh của TQT
(Luận điểm 4)Ý nghĩa của 2 văn bản
(2 phần luận điểm cuối các bạn tự làm nốt nha.Mình viết từ đầu đến cuối mỏi tay quá.Xin nghỉ.)(Viết nốt cái kết)
3)Kết bài:
-Thăng Long Hà Nội đã tưng bừng trong lễ kỉ niệm nghìn năm tuổi trong trái tim những người Việt Nam yêu nước không thể không nhắc đến những vị lãnh đạo anh minh như ''LCU'' và ''TQT''.Họ là những người có công giữ gìn nam sông xã tắc hữu bình.Hia văn bản''CRD'' và ''HTS'' mãi mãi toả rộng ánh hào quang của ''Thiên cổ hùng văn''.
:DĐọc xong các bạn nhớ Thank nha.:D
 
Top Bottom