Giai đoạn 1919 - 1925 có tới 3 phong trào của tư sản dân tộc, tiểu tư sản và công nhân (sgk tách làm hai bài riêng, bạn nhỏ thử quan sát nhé):
- Phong trào của tư sản dân tộc yêu nước: chủ yếu là đấu tranh chính trị đòi quyền lợi kinh tế - nổi bật là đấu tranh chống Pháp độc quyền cảng Sài Gòn, phong trào vận động dân Việt dùng hàng Việt
- Phong trào của tiểu tư sản (chủ yếu ở thành thị): cũng là đòi quyền lợi kinh tế (dân chủ, dần dần tạo tiền đề cho đấu tranh giải phóng dân tộc). Họ lập Tâm tâm xã, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên để tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lenin với vai trò to lớn của Nguyễn Ái Quốc
- Phong trào công nhân: lúc đầu là đấu tranh tự phát ở các hầm mỏ, chưa có tổ chức và cương lĩnh cách mạng. Sự thành lập Công hội Đỏ 1920 và đỉnh cao là bãi công của công nhân lành nghề ở Ba Son (1925) đánh dấu bước đầu công nhân bước lên vũ đài chính trị
=> nhìn chung các giai tầng tham gia cách mạng lúc này còn mang nặng tính "tính tiểu nông" (chia rẽ, lẻ tẻ) nên có tính bốc đồng, xốc nổi