Văn làng -kim lân

Victoriquedeblois

Giải nhất cuộc thi Văn học trong tôi
Thành viên
1 Tháng ba 2017
345
747
224
Hà Nội
Viết đoạn văn đẻ trả lời câu hỏi
Ông Hai "làng" kim lân là người như thế nào
Bạn hãy phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai để từ đó khắc họa được tính cách cũng như nội tâm của nhân vật ông Hai
Diễn biến tâm trạng của ông Hai thì có các giai đoạn sau:
+ Trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc:
_Tình yêu với LCD:
  • nhớ làng, gắn bó sâu nặng với làng, với nơi chôn rau cắt rốn của mình ---> Tình cảm tự nhiên, mang tính truyền thống, tất yếu
  • Với ông Hải LCD là tất cả: to nhất, đẹp nhất, chòi thông tin cao nhất,..
  • Ở nơi tản cư, ông say sưa kể về làng và có tính "khoe làng"
=>Tình cảm truyền thống, góp phần làm nên vẻ đẹp tâm hồn của ông Hai cũng như của những người nông dân VN khác
_Hoàn cảnh trước khi nghe tin LCD theo giặc:
Từ phòng thông tin, tâm trạng phấn chấn, náo nức "ruột gan ông cứ múa cả lên",..
=> Niềm vui mộc mạc, chân thành, biết gắn tình cảm riêng với vận mệnh của đất nước
+ Khi nghe tin LCD theo giặc:
_Khi mới nghe tin:
  • Ông sững sờ, đột ngột ( có ông lão nghẹn ắng lại, mặt lão tê rân rân, ông lặng đi tưởng như không thở được)
  • Cố trấn tĩnh, hỏi lại (Có thật không hở bác hay chỉ là...) câu hỏi bỏ lửng thể hiện sự chưa hẳn tin, ông hỏi lại như đang cố vớt vát lại chút danh dự cho làng nhưng lời khẳng định không thể không tin
  • Ông đứng dậy, nói lảng, ra về(cúi gằm mặt xuống)
=> Nỗi đau đột ngột khiến ông bàng hoàng, từ đỉnh cao của niềm vui sướng, niềm tin, ông lão như rơi xuống vực thẳm của nỗi đau
_Khi về nhà và những ngày sau đó: [ bạn phân tích rõ ở chỗ này để làm rõ thêm nha ]
  • Ông lão nằm vật ra giường, tủi thân nhìn lũ con(nước mắt ông giàn ra...)
  • giận những người ở làng phản bội lại đất nước, kháng chiến ( Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà làm giống Việt gian để nhục nhã thế này)
  • Chẳng dám đi đâu, nơm nớp lo sợ(Nghe ngóng binh tình, một đám đông tụ lại ông cũng để ý, cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam-nhông...là ông lại lủi ra góc nhà)
=> Tin LCD theo giặc đã trở thành nỗi ám ảnh nặng nề trong lòng ông
_ Khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi đi:
  • Tuyệt vọng không biết đi đâu về đâu, nghĩ hay là quay về làng nhưng không thể
  • Xung đột nội tâm(...), dứt khoát lựa chọn: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù"
=> Tình yêu nước bao trùm lên tình cảm đồng quê
_Khi trò chuyện với đứa con: [ bạn phân tích rõ ở chỗ này để làm rõ thêm nha ]
  • Muốn con nhớ: Nhà ta ở làng Chợ Dầu
  • Khẳng định tấm lòng yêu nước, thủy chung với kháng chiến: Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm
  • Lời đối thoại như độc thoại: nói với con mà cũng chính là cách tự giải bày lòng mình
=> Yêu làng, yêu nước
+Khi tin đồn được cải chính:
  • Niềm vui trở lại tràn đầy: mặt tươi vui, mắt hấp háy, mua quà chia cho các con
  • Múa tay lên mà khoe làng ông bị đốt, nhà ông bị cháy(Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn)---> Ông biết hi sinh vật chất cá nhân vì danh dự làng mình [ bạn có thể bình thêm ở chỗ này để làm rõ thêm nha]
=> Tình yêu làng thống nhất trong tình yêu đất nước
====>>> Bằng ngòi bút miêu tả tâm lý đặc sắc, bằng sự am hiểu về người nông dân và thế giới tinh thần của họ, Kim Lan đã thành công trong việc miêu tả tâm trạng ông Hai- từ một người nông dân yêu làng, nay ông trở thành một công dân yêu nước, nặng lòng với kháng chiến. Tình yêu làng quê, lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến đã thống nhất, hòa quyện trong ông nhưng tình yêu nước cao hơn, lớn rộng bao trùm lên tình yêu làng. Đó vừa là tình cảm truyền thống, vừa mang tinh thần thời đại, là nét mới trong sự biến chuyển tâm lí của người nông dân VN trong cách mạng.
 
Top Bottom