làm văn cam nghĩ

haothai

Học sinh
Thành viên
24 Tháng năm 2017
87
13
26
22
Thanh pho HCM
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

nêu cảm nghĩ của em về nhân vật về nhân vật Pê nê lốp ( 2.5 trang)
nêu cảm nghĩ của em về nhân vật về nhân vật Uy lít xơ
nêu cảm nghĩ của em về nhân vật về nhân vật An Dương Vương


Giúp mình vs! Mình đang cần gấp
 

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
nêu cảm nghĩ của em về nhân vật về nhân vật Pê nê lốp ( 2.5 trang)
nêu cảm nghĩ của em về nhân vật về nhân vật Uy lít xơ
nêu cảm nghĩ của em về nhân vật về nhân vật An Dương Vương


Giúp mình vs! Mình đang cần gấp
Câu 1:
upload_2017-10-9_18-24-4.png


upload_2017-10-9_18-24-17.png




Câu 2:
Bài làm


Cuộc đấu trí giữa Uy-lít-xơ với tên khổng lồ Pô-li-phem là một trong những thử thách vô cùng nguy hiểm mà đứa con yêu quý La-éc-tơ phải trải qua uống suốt 10 năm trời lênh đênh trên biển cả để trở về với gia đình và cố hương.

Từ những vị khách quý đến thăm đảo, Uy-lít-xơ đã trở thành những tử tù – những miếng mồi ngon cho Pô-li-phem.

Pô-li-phem là một tên khổng lồ ghê gớm. Hắn chỉ có một mắt, có sức khoẻ siêu phàm. Cái tảng đá lấp kín cửa hang-cái cửa ấy, Uy-lít-xơ và các bạn đồng hành không thể nào di chuyển được. Hành động Pô-li-phem bứt ngang một chỏm núi ném theo đoàn thuyền của Uy-lít-xơ đã xa bờ, hỏi rằng có người trần nào có thể làm được ?

Uy-lít-xơ và các bạn đổng hành đã bị Pô-li-phem cầm tù. Chỉ mới hai ngày mà đã có 6 người bạn của Uy-lít-xơ bị tên khổng lồ Pô-li-phem ăn thịt một cách ngon lành. Ngày thứ ba lại có thêm 4 người nữa trở thành thực đơn của tên quỷ tàn ác. Cái bụng của hắn thật kinh khủng: mỗi bữa sáng, bữa chiều, hắn uống hết sữa của cả một đàn cừu béo mập đông đúc và còn ăn tráng miệng thêm hai người trần nữa.

Vì thế hơn bất củ người trần nào khác, Uy-lít-xơ tự biết không thể nào đấu lực với tên khổng lồ, và chỉ có đấu trí, may ra mới thoát chết, mới giành được tự do.

Ngồi trong hang, từng chứng kiến tên không lồ ăn thịt chiến hữu của mình, Uy-lít-xơ đã "nghiền ngẫm tai họa của mình, tìm cách báo thù và cầu mong A-tê-na ban cho vinh dự ấy". Chàng dũng sĩ xứ I-tác, một con người mà "tài trí sánh ngang các thần" đã nghĩ ra mưu kế tuyệt diệu là phải làm sao chọc mù mắt tên khổng lồ chỉ có một mắt này!

Uy-lít-xơ đã chọn cành câm lãm to bằng cột buồm của chiếc thuyền hai mươi mái chèo mà tên khổng lồ đã bẻ đem về vứt cạnh bên chuồng cừu làm chuỳ. Chàng chặt lấy một đoạn dài bằng sải tay, bóc vỏ, đẽo nhọn một đầu, nung vào lửa hồng cho cứng rồi đem giấu vào lớp phân cừu dày vương vãi khắp hang. Uy-lít-xơ đã cẩn trọng cất giấu vũ khí để tạo nên yếu tố bí mật, bất ngờ lúc hành động.

Uy-lít-xơ đã tổ chức “rút thăm" chọn người mạo hiểm sẽ cùng mình “nâng cái cọc đó lên và xoáy vào mắt" tên khổng lồ khi hắn nằm ngủ.

Mưu trí của Uy-lít-xơ vô cùng sâu xa tuyệt diệu, chàng đã dùng thứ rượu "làm toàn bằng cam lộ và mật hoa", "màu đỏ lửa" chuốc cho tên khổng lồ ba bát đầy, "và cả ba lần thằng khờ ấy đều nốc cạn”. Xi-clốp muốn biết tên và "muốn biếu một tặng vật để tỏ tính hiếu khách" với Uy-lít-xơ, nhưng chờ khi hắn đã "say mèm rồi”, chàng mới dùng "những lời đường mật” nói cho "thằng khờ" biết rõ tên mình là "Chẳng có ai". Cha tôi, mẹ tôi, tất cả bạn bè tôi đêu gọi tôi là "Chẳng có ai".

Thật là lạnh lùng và ghê sợ khi ta nghe tên khổng lồ một mắt nói với Uy-lít- xơ để "tỏ tính hiếu khách": Này, "Chẳng có ai” ta sẽ ăn thịt các bạn ngươi trước, còn ngươi, ta để lại sau cùng. Tặng phẩm để tỏ tính hiếu khách của ta là thế đấy.



Có thể nói, Uy-lít-xơ đã "giăng bẫy" một cách tài tình và đã làm cho "đồ tàn bạo " trúng kế, mắc bẫy !

Pô-li-phem "ngã vật xuống, ngửa bụng lên trời… cái cổ to lớn ngoẹo sang một bên, vùi mình trong giấc ngủ không thể nào cưỡng nổi". Cũng là say rượu và nôn mửa, nhưng tên khổng lổ cũng rất khác lạ: "Hắn say quá, hôn mửa cả rượu lẫn thịt người”.

Cái cọc nhọn gỗ cẩm lãm đã được vùi dưới lớp tro dày nóng bỏng lên bốc cháy và tỏa ra một luồng ánh sáng ghê rợn, Uy-lít-xơ lựa lời khuyến khích các bạn cùng mình hành động. Thần linh đã run rủi cho họ trở nên vô cùng gan dạ. Họ nắm lấy cái cọc cẩm lãm, gí đầu nhọn vào mắt tên khổng lổ tàn bạo; Uy-lít-xơ ”dùng hết sức bình sinh" xoáy vào mắt kẻ tử thù. Một cảnh tượng vô cùng khủng khiếp phơi bày ra: tròng mắt Pô-li-phem "cháy xèo xèo” "nổ lép bép” "máu vọt lên xung quanh cái cọc nóng bỏng". Thằng khờ “hét lên một tiếng ghê người, tiếng hét dội vào núi đá, và vọng ra khắp cả xung quanh".

Khi Uy-lít-xơ và các bạn "sợ quá, chạy trốn", kẻ khốn nạn "rút cái cọc đẫm máu ra khỏi mắt và, như điên như dại quẳng nó ra xa”.

Bọn khổng lồ Xi-clốp vội chạy đến giữa đêm khuya tưởng có kẻ nào "dừng mưu hoặc bạo lực" giết bạn mình. Nhưng cả bọn đã ra về khi được nghe Pô-li-phem đáp:

– Các bạn ơi, ai giết tôi ư ? "Chẳng có ai" dùng mưu giết tôi không dùng bạo
lực.

Cả bọn khổng lồ một mắt đều đã mắc mưu Uy-lít-xơ về cái tên "Chẳng có ai", nên chúng đinh đinh Pô-li-phem "bị một bệnh gì đấy, do Dớt chí cao gây nên" và đó là một điều "không sao tránh khỏi”. Và chỉ còn một cách là cầu Pô-dê-i-đông oai hùng, thân phụ của chúng ta "mà thôi".

Chọc mù mắt tên khổng lồ rồi, nhưng làm sao thoát được hang khi hắn đã ngồi chắn cửa hang, dang rộng hai tay để tóm bắt những kẻ đã hãm hại hắn ? Uy- lít-xơ đã dùng dây miên liễu buộc ba con cừu đực với nhau làm một, con đi giữa mang theo một người, còn hai con bên cạnh bảo vệ người đó. Uy-lít-xơ ôm ngang bụng con cừu to nhất đàn, "bám chắc" vào bộ lông kì diệu của nó, và nằm lì như thế không chút sờn lòng”. Mặc dù thằng khổng lồ mù sờ nắn từng con cừu, kiểm soát rất chặt chẽ nhưng Uy-lít-xơ và các bạn mình đã thoát ra được cửa hang ngay trước mũi hắn.

Có thể nói, chuẩn bị vũ khí bằng gỗ cẩm lãm, chuốc rượu say tên khổng lồ, chọc mù mắt hắn, bịa ra cái tên "chẳng có ai", ôm lấy bụng cừu thoát cửa hang là những cái mưu tuyệt diệu của Uy-lít-xơ.

Xi-clốp là đồ tàn bạo, đã ăn thịt khách tại nhà mình thì "phải chịu báo oán thật gớm ghê. Hắn có bao giờ quên được lời chế giễu, căm giận của kẻ đã làm nhục hắn:

– Bớ Xi-clốp, nếu có người hỏi ai đã làm nhục mi, đâm thủng mắt mi, thì mi hãy trả lời: đó là Uy-lít-xơ, người triệt hạ thành trì, con của La-éc-tơ, nhà ở I-tác nhé !

Bằng mưu trí, Uy-lít-xơ đã thoát hiểm và giành được tự do. Đâm mù mắt tên khổng lồ Pô-li-phem, một lần nữa khẳng định tài năng của một người trần mà mưu trí sánh ngang cả thần linh !

Qua nhân vật Uy-lít-xơ, tác giả sử thi Ô-đi-xê đã ca ngợi sức mạnh tri tuệ và tinh thần dũng cảm vô song của người Hi Lạp. Uy-lít-xơ là một biểu tượng tuyệt đẹp về mẫu anh hùng văn hóa của dân tộc Hi Lạp làm cho ta vô cùng ngưỡng mộ.



Câu 3:
An Dương Vương vừa là một vị vua có thực trong cổ sử Việt Nam, vừa là nhân vật gắn với nhiều hư cấu li kì trong truyền thuyết. Truyền thuyết kể lại rằng, Hùng Vương thứ 18 thấy Thục Phán là người có tài, nghĩ mình không có con trai, nên theo lài khuyên của Sơn Tinh đã truyền lại ngôi báu cho Thục Phán. Cũng theo truyền thuyết, sau khi được truyền ngôi báu, An Dương Vương đã dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh về vùng đồng bằng Cổ Loa. Việc làm đó đã thể hiện ý chí và quyết sách sáng suốt của An Dương Vương, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của nhà vua. (Bởi về đồng bằng là xu thế tất yếu trong sự phát triển của đất nước. Đồng bằng với đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi đào, thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Đồng bằng với sông ngòi ngang dọc trùng xếp, đi thuyền, đi bộ đều dễ dàng. Nếu nội lực chưa đủ mạnh thì rừng núi hiểm yếu chính là chỗ dựa an toàn nhất, nhưng muốn phát triển thì rừng núi không phải là nơi đắc địa.)



Dời đô là quốc sách, nhưng cũng có nghĩa là phơi lưng ra giữa đồng bằng, thách thức đối phương. An Dương Vương thấy trước mối đe doạ đó, nên ngay sau khi quyết định dời đô về giữa Cổ Loa trống trải, người đã cho xây thành đắp lũy, sẵn sằng phòng thủ giặc ngoại xâm. Công việc xây thành của nhà vua gặp rất nhiều khó khăn, thành “hễ cứ đắp tới đâu lại lở tới đấy”, “tốn nhiều công sức mà không thành” nhưng với lòng yêu nước, với bản lĩnh vững vàng, không sợ khó, sợ khổ, không nản chí trước thất bại tạm thời, nhà vua đã không bỏ cuộc mà kiên trì, quyết tâm xây thành giữ nước. Việc An Dương Vương lập đàn trai giới cầu đảo bách thần, việc nhà vua đón mời cụ già có tướng lạ vào điện hỏi kế sách, ra tận cửa Đông đón xứ Thanh Giang , dùng xe bằng vàng rước Rùa Vàng vào thành đã thể hiện quyết tâm đó của nhà vua.
Được sự giúp đỡ của Rùa Vàng, An Dương Vương đã xây được Loa Thành kiên cố, là thành trì vững chắc để chống lại kẻ thù xâm lược. Tuy nhiên, tồn tại ngay giữa đồng bằng vắng vẻ, hơn ai hết An Dương Vương là người hiểu rõ, có thành cao hào sâu cũng chưa chắc giúp được Âu Lạc đã chống lại được kẻ thù nếu như không có vũ khí lợi hại. Đó cùng là điều mà nhà vua băn khoăn nhất sau khi xây được Loa Thành. Cảm động trước tấm lòng vì dân, vì nước của nhà vua, Rùa Vàng đã cảm động tháo vuốt của mình cho An Dương Vương để làm lẫy nỏ thần. Vua lại sai Cao lỗ lào nỏ, lấy vuốt rùa làm lẫy thành nỏ thần có sức mạnh ghê gớm. Nhờ có Quỷ Long Thành- một hệ thống phòng thủ vô cùng kiên cố, có “Linh quang Kim thần cơ”, một loại vũ khí tấn công từ xa hiệu nghiệm, An Dương Vương đã đánh tan quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược Âu Lạc, khiến chúng thua lớn “chạy về Trâu Sơn đắp luỹ không dám đối chiến, bèn xin hoà”.
Phản ánh các sự kiện lịch sử có liên quan tới An Dương Vương trong truyền thuyết, nhân dân ta đã phần nào kì ảo hoá các yếu tố lịch sử khách quan. Và chính việc sáng tạo nên những yếu tố kì ảo đan xen với các yếu tố lịch sử đã khiến cho câu chuyện thêm lung linh, kì ảo, tăng trính khái quát , ý nghĩa biểu trưng của các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm. Chi tiết nhà vua xây thành được rùa vàng giúp đỡ, chi tiết rùa vàng cho vuốt để An Dương Vương chế tạo nỏ thần đã khẳng định việc làm của An Dương Vương được làng dân, hợp lòng trời nên được cả thần và người cùng giúp đỡ. Đó là một cách để nhân dân ta ngợi ca công đức của nhà vua, tự hào về những chiến công và thành tựu của nhân dân thời Âu Lạc.
Nguon: loigianghay
Hay thì nhớ like !
 
Top Bottom