LÀM TÍ CHO VUI NHÉ

T

thanhhoapro.com

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

http://thanhhoapro.com/tracnghiem/index.htm

Đề tổng hợp số I

Câu hỏi 1:
Một kính hiển vi có vật kính tiêu cự f1 = 5mm, thị kính tiêu cự f2 = 25mm, độ dài quang học của ống kính δ = 200mm. Mắt quan sát viên đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính. Tìm vị trí của vật đối với vật kính để ảnh cuối cùng ở điểm cực cận của mắt (cách mắt 25cm).
A. 4,185mm
B. 5,123mm
C. 5,137mm
D. 5,485mm
E. 6,633mm


A. B. C. D. E.

Câu hỏi 2:
Một kính hiển vi có vật kính tiêu cự f1 = 5mm, thị kính tiêu cự f2 = 25mm, độ dài quang học của ống kính δ = 200mm. Mắt quan sát viên đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính. Tính độ phóg đại k của kính hiển vi.
A. 350 lần
B. 360 lần
C. 400 lần
D. 420 lần
E. 450 lần

A. B. C. D. E.

Câu hỏi 3:
Một ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,6670μm trong nước có chiết suất n = 4/3. Tính bước sóng λ' của ánh sáng đó trong thủy tinh có chiết suất n = 1,6.
A. 0,5558μm
B. 0,5833μm
C. 0,5883μm
D. 0,8893μm
E. 0,8933μm


A. B. C. D. E.

Câu hỏi 4:
Hai nguồn sáng kết hợp trong một thí nghiệm giao thoa được tạo thành nhờ hai khe mảnh F1 và F2 song song nhau đặc cách đều một nguồn khe S phát ánh sáng đơn sắc bước sóng λ. Khoảng cách F1F2 = 1mm và khoảng cách từ S đến F1F2 bằng 1m. Hình ảnh giao thoa được quan sát trên một màn E song song và cách F1F2 một khoảng 1,4m, vân sáng trung tâm ở tại vị trí C và khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp bằng 0,7mm. Tính bước sóng λ đã dùng.
A. 0,4 μm
B. 0,5 μm
C. 0,6 μm
D. 0,64 μm
E. 0,7 μm


A. B. C. D. E.

Câu hỏi 5:
Hai nguồn sáng kết hợp trong một thí nghiệm giao thoa được tạo thành nhờ hai khe mảnh F1 và F2 song song nhau đặc cách đều một nguồn khe S phát ánh sáng đơn sắc bước sóng λ. Khoảng cách F1F2 = 1mm và khoảng cách từ S đến F1F2 bằng 1m. Hình ảnh giao thoa được quan sát trên một màn E song song và cách F1F2 một khoảng 1,4m, vân sáng trung tâm ở tại vị trí C và khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp bằng 0,7mm. Tìm vị trí vân tối thứ 15 (kể từ vân sáng trung tâm).
A. 7,25 mm
B. 8,7 mm
C. 9,3 mm
D. 10,15 mm
E. 10,85 mm


A. B. C. D. E.

Câu hỏi 6:
Hai nguồn sáng kết hợp trong một thí nghiệm giao thoa được tạo thành nhờ hai khe mảnh F1 và F2 song song nhau đặc cách đều một nguồn khe S phát ánh sáng đơn sắc bước sóng λ. Khoảng cách F1F2 = 1mm và khoảng cách từ S đến F1F2 bằng 1m. Hình ảnh giao thoa được quan sát trên một màn E song song và cách F1F2 một khoảng 1,4m, vân sáng trung tâm ở tại vị trí C và khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp bằng 0,7mm. Người ta đặt sát khe F1, vào giữa khe F1 và màn, một bản mặt song song bề dày e = 1,2μm, chiết suất n = 1,6. Tìm độ dời của vân sáng trung tâm.
A. 1,008 mm
B. 1,016 mm
C. 1,14 mm
D. 1,25 mm
E. 1,32 mm


A. B. C. D. E.

Câu hỏi 7:
Hai nguồn sáng kết hợp trong một thí nghiệm giao thoa được tạo thành nhờ hai khe mảnh F1 và F2 song song nhau đặc cách đều một nguồn khe S phát ánh sáng đơn sắc bước sóng λ. Khoảng cách F1F2 = 1mm và khoảng cách từ S đến F1F2 bằng 1m. Hình ảnh giao thoa được quan sát trên một màn E song song và cách F1F2 một khoảng 1,4m, vân sáng trung tâm ở tại vị trí C và khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp bằng 0,7mm. Người ta đặt sát khe F1, vào giữa khe F1 và màn, một bản mặt song song bề dày e = 1,2μm, chiết suất n = 1,6. Muốn đưa vân sáng trung tâm vào vị trí C như cũ, phải dịch chuyển nguồn khe S theo phương vuông góc với đường trung trực của F1F2 một đoạn bao nhiêu?
A. 0,60 mm
B. 0,68 mm
C. 0,72 mm
D. 0,80 mm
E. 1,10 mm


A. B. C. D. E.

Câu hỏi 8:
Hai nguồn sáng kết hợp trong một thí nghiệm giao thoa được tạo thành nhờ hai khe mảnh F1 và F2 song song nhau đặc cách đều một nguồn khe S phát ánh sáng đơn sắc bước sóng λ. Khoảng cách F1F2 = 1mm và khoảng cách từ S đến F1F2 bằng 1m. Hình ảnh giao thoa được quan sát trên một màn E song song và cách F1F2 một khoảng 1,4m, vân sáng trung tâm ở tại vị trí C và khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp bằng 0,7mm. Thay ánh sáng đơn sắc λ trên đây bằng ánh sáng trắng. Ánh sáng đơn sắc nào sau đây trong quang phổ thấy được sẽ bị tắt khi phân tích ánh sáng bằng quang phổ kế tại vị trí vân tối thứ 15 ứng với ánh sáng đơn sắc λ.
A. &0,414μm và 0,586μm
B. &0,439μm và 0,540μm
C. &0,468μm và 0,586μm
D. &0,503μm và 0,690μm
E. &0,439μm và 0,580μm

A. B. C. D. E.

Câu hỏi 9:
Tính hiệu điện thế nhỏ nhất cần đặt vào hai bản A và K để cản hoàn toàn các quang electron thoát được khỏi bản âm K khi chiếu ánh sáng có bước sóng λ = 3000Å vào K. Công thoát tương ứng với kim loại dùng làm bản K là 4eV. Cho h = 6,625.10-34J.s; c = 3.108m/s; e = 1,6.10-19C.
A. 0,141 V
B. 0,25 V
C. 0,352 V
D. 0,468 V
E. 0,778 V


A. B. C. D. E.

Câu hỏi 10:
Trong một ống phóng xạ tia X, các electron được phóng thích không vận tốc đầu từ một dây kim loại F được tăng tốc dưới hiệu điện thế U đến đập vào đối âm cực K. Cho biết khi một electron tạo sự phóng thích một phôton X, electron truyền cho photon toàn bộ động năng và năng lượng này xuất hiện dưới dạng năng lượng bức xạ hv của photon. Cho h = 6,625.10-34J.s; c = 3.108m/s; e = 1,6.10-19C; me = 9,1.10-31kg. Tính U để tia X phát ra có bước sóng &ambda; = 0,4Å.
A. 31054,7 V
B. 41874,6 V
C. 46527,4 V
D. 52343,3 V
E. 62811,9 V


A. B. C. D. E.
 
N

nguyennhatlinh

Ê cu
Mi kiếm ở đâu đấy.
Gần nhau mà không cho nhau xem trước lại post lên cho thiên hạ xem hả
Anh em thế hả?
Đáp án

1D
2E
3B
4B
 
Top Bottom