T
truonghan_h
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Sau đây anh post những hướng dẫn để nhận biết và vẽ biểu đồ đúng theo yêu cầu của đề bài đề ra.
>>> Cần căn cứ vào chính yêu cầu của đề bài đặt ra mà ta vẽ chúng cho chính xác.
Trường hợp với một bảng số liệu vừa có thể vẽ được biểu đồ cột chồng và biểu đồ miền, thì trong trường hợp nếu chỉ có 2-3 năm ta vẽ biểu đồ cột chồng, nhưng nếu phải vẽ nhiều năm (4-7 năm) thì vẽ biểu đồ miền hợp lí hơn vì nó có tính trực quan cao hơn.
Trường hợp với một bảng số liệu vừa có thể vẽ biểu đồ hình tròn và biểu đồ miền, nếu chỉ có 2-3 năm ta vẽ biểu đồ hình tròn, nếu phải vẽ nhiều năm (4-7 năm) thì ta vẽ biểu đồ miền vì có tính trực quan cao và thời gian vẽ cũng nhanh hơn.
Trường hợp bảng số liệu yêu cầu thể hiện động thái (có sự thay đổi qua các năm) của sự phát triển có thể vẽ biểu đồ cột, biểu đồ đường hoặc biểu đồ kết hợp.
• Nếu bảng số liệu ít năm (3-4 năm), yêu cầu so sánh qui mô của sự phát triển thì vẽ biểu đồ cột.
• Nếu bảng số liệu nhiều năm (6-7 năm), yêu cầu thể hiện tốc độ phát triển thì vẽ biểu đồ đường.
Nếu bảng số liệu có ba đại lượng, trong đó có hai đại lượng có quan hệ với nhau và yêu cầu phải thể hiện ba đại lượng trên cùng một hệ trục tọa độ thì chọn biểu đồ kết hợp. Trong đó hai đại lượng có mối quan hệ thì vẽ cột chồng, đại lượng còn lại vẽ đường. Thí dụ như vẽ biểu đồ thể hiện dân số thành thị và nông thôn và tỉ lệ phát triển dân số nước ta qua một số năm. Trong trường hợp này thì dân số thành thị và nông thôn vẽ biểu đồ cột chồng, tỉ lệ tăng dân số vẽ biểu đồ đường.
Trường hợp có hai đại lượng có quan hệ với nhau như diện tích và sản lượng, yêu cầu được thể hiện trên cùng một biểu đồ, nên chọn vẽ biểu đồ kết hợp. Nếu diện tích biểu diễn bằng biểu đồ cột thì sản lượng thể hiện bằng đường.
Trường hợp thể hiện ba đại lượng có quan hệ với nhau, trong đó một đại lượng là hiệu số của hai đại lượng kia thì vẽ biểu dồ miền theo giá trị tuyệt đối. Thí dụ vẽ biểu đồ thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất tăng dân số tự nhiên. Trong trường hợp này thì tỉ suất sinh, tỉ suất tử vẽ biểu đồ đường, còn tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên vẽ biểu đô theo giá trị tuyệt đối.
Trường hợp yêu cầu thể hiện tốc độ tăng trưởng của ba hoặc nhiều đại lượng có các đơn vị khác nhau như sản lượng điện (tỉ kw/h), sản lượng than (triệu tấn), sản lượng vải lụa (triệu m)… Do đây là bảng số liệu tính theo giá trị tuyệt đối sang số liệu tương đối nên trước khi vẽ cần phải xử lí số liệu chuyển sang số liệu tương đối ( % ). Cho năm đầu tiên bằng 100 %. Tất cả các năm sau chia cho năm trước và tính theo % của năm trước. Các đại lượng đều được thể hiện bắt đầu trên trục tung với giá trị là 100%.
Trường hợp hai đại lượng có hai giá trị khác nhau với yêu cầu phải vẽ hình cột hoặc đường thì trên biểu đồ phải có hai trục tung với hai đại lượng khác nhau.
Trường hợp biểu diễn ba đại lượng có quan hệ với nhau trong đó một đại lượng là tổng của hai đại lượng kia, ví dụ như biểu đồ thể hiện tổng giá trị sản lượng ngành thủy sản qua một số năm, thì vẽ biểu đồ cột chồng. Trong đó chiều cao của cột thể hiện giá trị tổng số chia ra làm thủy sản khai thác và nuôi trồng.
Trường hợp thể hiện sự thay đổi qui mô và cơ cấu của các đại lượng có mối quan hệ với nhau, từ hai đến ba năm như biểu đồ cơ câu giá trị xuất nhập khẩu phân theo thị trường chỉnh ở nước ta năm 2000 và năm 2005 thì biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ bán hình tròn.
>>> Cần căn cứ vào chính yêu cầu của đề bài đặt ra mà ta vẽ chúng cho chính xác.
NHỮNG ĐIỂM LƯU Ý KHI LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ THÍCH HỢP NHẤT
Trường hợp với một bảng số liệu vừa có thể vẽ được biểu đồ cột chồng và biểu đồ miền, thì trong trường hợp nếu chỉ có 2-3 năm ta vẽ biểu đồ cột chồng, nhưng nếu phải vẽ nhiều năm (4-7 năm) thì vẽ biểu đồ miền hợp lí hơn vì nó có tính trực quan cao hơn.
Trường hợp với một bảng số liệu vừa có thể vẽ biểu đồ hình tròn và biểu đồ miền, nếu chỉ có 2-3 năm ta vẽ biểu đồ hình tròn, nếu phải vẽ nhiều năm (4-7 năm) thì ta vẽ biểu đồ miền vì có tính trực quan cao và thời gian vẽ cũng nhanh hơn.
Trường hợp bảng số liệu yêu cầu thể hiện động thái (có sự thay đổi qua các năm) của sự phát triển có thể vẽ biểu đồ cột, biểu đồ đường hoặc biểu đồ kết hợp.
• Nếu bảng số liệu ít năm (3-4 năm), yêu cầu so sánh qui mô của sự phát triển thì vẽ biểu đồ cột.
• Nếu bảng số liệu nhiều năm (6-7 năm), yêu cầu thể hiện tốc độ phát triển thì vẽ biểu đồ đường.
Nếu bảng số liệu có ba đại lượng, trong đó có hai đại lượng có quan hệ với nhau và yêu cầu phải thể hiện ba đại lượng trên cùng một hệ trục tọa độ thì chọn biểu đồ kết hợp. Trong đó hai đại lượng có mối quan hệ thì vẽ cột chồng, đại lượng còn lại vẽ đường. Thí dụ như vẽ biểu đồ thể hiện dân số thành thị và nông thôn và tỉ lệ phát triển dân số nước ta qua một số năm. Trong trường hợp này thì dân số thành thị và nông thôn vẽ biểu đồ cột chồng, tỉ lệ tăng dân số vẽ biểu đồ đường.
Trường hợp có hai đại lượng có quan hệ với nhau như diện tích và sản lượng, yêu cầu được thể hiện trên cùng một biểu đồ, nên chọn vẽ biểu đồ kết hợp. Nếu diện tích biểu diễn bằng biểu đồ cột thì sản lượng thể hiện bằng đường.
Trường hợp thể hiện ba đại lượng có quan hệ với nhau, trong đó một đại lượng là hiệu số của hai đại lượng kia thì vẽ biểu dồ miền theo giá trị tuyệt đối. Thí dụ vẽ biểu đồ thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất tăng dân số tự nhiên. Trong trường hợp này thì tỉ suất sinh, tỉ suất tử vẽ biểu đồ đường, còn tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên vẽ biểu đô theo giá trị tuyệt đối.
Trường hợp yêu cầu thể hiện tốc độ tăng trưởng của ba hoặc nhiều đại lượng có các đơn vị khác nhau như sản lượng điện (tỉ kw/h), sản lượng than (triệu tấn), sản lượng vải lụa (triệu m)… Do đây là bảng số liệu tính theo giá trị tuyệt đối sang số liệu tương đối nên trước khi vẽ cần phải xử lí số liệu chuyển sang số liệu tương đối ( % ). Cho năm đầu tiên bằng 100 %. Tất cả các năm sau chia cho năm trước và tính theo % của năm trước. Các đại lượng đều được thể hiện bắt đầu trên trục tung với giá trị là 100%.
Trường hợp hai đại lượng có hai giá trị khác nhau với yêu cầu phải vẽ hình cột hoặc đường thì trên biểu đồ phải có hai trục tung với hai đại lượng khác nhau.
Trường hợp biểu diễn ba đại lượng có quan hệ với nhau trong đó một đại lượng là tổng của hai đại lượng kia, ví dụ như biểu đồ thể hiện tổng giá trị sản lượng ngành thủy sản qua một số năm, thì vẽ biểu đồ cột chồng. Trong đó chiều cao của cột thể hiện giá trị tổng số chia ra làm thủy sản khai thác và nuôi trồng.
Trường hợp thể hiện sự thay đổi qui mô và cơ cấu của các đại lượng có mối quan hệ với nhau, từ hai đến ba năm như biểu đồ cơ câu giá trị xuất nhập khẩu phân theo thị trường chỉnh ở nước ta năm 2000 và năm 2005 thì biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ bán hình tròn.
Thân ái!