- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Đây là câu hỏi chung của rất nhiều học sinh khi mong muốn tìm một phương pháp thật hiệu quả để học tốt bộ môn, một câu hỏi nhìn rất đơn giản nhưng không dễ dàng trả lời chút nào..... các em nhỉ !
Đầu năm 2016, Hà Nội tổ chức cuộc tọa đàm “Làm sao để học tốt và yêu thích môn lịch sử” tại Hà Nội chiều ngày 11/1. Tại cuộc tọa đàm này, nhiều học sinh từ khắp mọi miền đất nước đều tham gia và góp các ý kiến xác đáng để trả lời câu hỏi hóc búa này. Sau đây trích lược vài ý kiến:
- Đào Duy Tân, HS THPT chuyên Thái Bình chia sẻ: "Ở ngay lớp em, có nhiều bạn trong tiết Sử không chú ý, bỏ bê môn Sử. Theo em là do cách dạy Sử của chúng ta. Giáo viên chỉ biết truyền đạt những con số khô khan, khi thi thì chỉ có những đề đóng, không khuyến khích sự sáng tạo, động não của học sinh. Đây là sự thật mà chúng ta phải thừa nhận và tìm hướng để giải quyết".
- Một bạn HS Phan Đình Phùng có ý kiến khác: "Em phản đối ý kiến rằng tất cả mọi học sinh đều ghét môn Lịch sử. Ở trường em có rất nhiều bạn thích môn Lịch sử, bởi vì cách dạy Sử ở trường em có nhiều điều mới lạ".
- Nguyễn Đức Mạnh, HS trường THPT Chu Văn An có rằng: "Theo thống kê ở trường em, 70% các bạn học sinh yêu thích môn Lịch sử. Theo em, việc học sinh có thích học Lịch sử hay không do nhiều yếu tố, trong đó có vai trò của xã hội, xã hội đề cao Lịch sử thì môn học này mới phát triển.
Nhà trường cần tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử nước nhà, lịch sử của trường; giáo viên phải truyền được cảm hứng cho học sinh; các phương tiện truyền thông đại chúng cần phải tuyên truyền các câu chuyện lịch sử... Ví dụ như em sang Singapore, em thấy người ta treo những bức hình nhân vật lịch sử ở những nơi công cộng, đặt tên đường là những danh nhân lịch sử, đó là cách để tuyên truyền lịch sử"
- Nguyễn Thị Ngân, THPT Thác Bà, Yên Bái chia sẻ bí quyết học lịch sử: "Theo em, khi học Lịch sử phải hiểu Lịch sử, nếu chỉ học thuộc thì không thể nhớ được lâu. Cách học Sử của em là học tiêu đề, sau đó học các dữ kiện chính chứ không học từng chữ như học vẹt".
- Một học sinh ngoại quốc, bạn Rufino Aybar, lớp 11D1, trường THPT Phan Đình Phùng cho biết: "Theo bố mẹ từ Tây Ban Nha sang Việt Nam từ lớp 1. Em xem nhiều bộ phim về lịch sử Việt Nam, rất yêu thích nhưng gần đây chương trình học phổ thông lại coi Lịch sử là môn phụ, điều này làm giảm đi tầm quan trọng của môn Lịch sử.
Em nghĩ là cần đề ra những giải pháp để cải thiện chất lượng học cũng như giảng dạy, qua đó giúp học sinh nắm bắt được và hiểu được lịch sử của dân tộc Việt Nam. Đầu tiên, cần đổi mới chương trình sách giáo khoa, mặc dù đã có nhiều sửa đổi nhưng nội dung chưa phù hợp với thanh thiếu niên ngày nay.
Thứ hai, cần sử dụng tranh ảnh, tài liệu, phim ảnh…về lịch sử Việt Nam trong mỗi tiết học để các bài giảng sinh động và hấp dẫn hơn. Thứ ba là tổ chức các kỳ thi tìm hiểu về các nhân vật lịch sử; tổ chức các chuyến tham quan các di tích sự, bảo tàng, tượng đài… qua đó, nuôi dưỡng lòng yêu thích môn lịch sử trong mỗi học sinh".
Trên đây là một số ý kiến của riêng học sinh về phương pháp học tốt bộ môn lịch sử. Riêng bản thân các em, các em học lịch sử theo phương pháp nào nè ? Cứ chia sẻ phương pháp học ra nhé (mình học phương pháp đó được ở chỗ nào, có khó khăn hay băn khoăn gì không), các cố vấn sẽ lắng nghe và chỉ dẫn một số phương pháp học mới để giúp các em: Một là, định hình lại phương pháp học một cách ổn định và xuyên suốt ở bộ môn. Hai là, trong các phương pháp sẽ có định hướng một số hình thức học tập mới và chắc chắn sẽ phù hợp với khả năng và trình độ của các em học sinh (ps: các em đừng ngại phải chia sẻ khả năng học của mình, cố vấn có người là giáo viên sẽ chỉ rất kỹ về cách học, phương pháp học hiệu quả giúp học sinh học tốt và vượt qua mọi kỳ thi nhé). Chào thân ái đến các em !
Đầu năm 2016, Hà Nội tổ chức cuộc tọa đàm “Làm sao để học tốt và yêu thích môn lịch sử” tại Hà Nội chiều ngày 11/1. Tại cuộc tọa đàm này, nhiều học sinh từ khắp mọi miền đất nước đều tham gia và góp các ý kiến xác đáng để trả lời câu hỏi hóc búa này. Sau đây trích lược vài ý kiến:
- Đào Duy Tân, HS THPT chuyên Thái Bình chia sẻ: "Ở ngay lớp em, có nhiều bạn trong tiết Sử không chú ý, bỏ bê môn Sử. Theo em là do cách dạy Sử của chúng ta. Giáo viên chỉ biết truyền đạt những con số khô khan, khi thi thì chỉ có những đề đóng, không khuyến khích sự sáng tạo, động não của học sinh. Đây là sự thật mà chúng ta phải thừa nhận và tìm hướng để giải quyết".
- Một bạn HS Phan Đình Phùng có ý kiến khác: "Em phản đối ý kiến rằng tất cả mọi học sinh đều ghét môn Lịch sử. Ở trường em có rất nhiều bạn thích môn Lịch sử, bởi vì cách dạy Sử ở trường em có nhiều điều mới lạ".
- Nguyễn Đức Mạnh, HS trường THPT Chu Văn An có rằng: "Theo thống kê ở trường em, 70% các bạn học sinh yêu thích môn Lịch sử. Theo em, việc học sinh có thích học Lịch sử hay không do nhiều yếu tố, trong đó có vai trò của xã hội, xã hội đề cao Lịch sử thì môn học này mới phát triển.
Nhà trường cần tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử nước nhà, lịch sử của trường; giáo viên phải truyền được cảm hứng cho học sinh; các phương tiện truyền thông đại chúng cần phải tuyên truyền các câu chuyện lịch sử... Ví dụ như em sang Singapore, em thấy người ta treo những bức hình nhân vật lịch sử ở những nơi công cộng, đặt tên đường là những danh nhân lịch sử, đó là cách để tuyên truyền lịch sử"
- Nguyễn Thị Ngân, THPT Thác Bà, Yên Bái chia sẻ bí quyết học lịch sử: "Theo em, khi học Lịch sử phải hiểu Lịch sử, nếu chỉ học thuộc thì không thể nhớ được lâu. Cách học Sử của em là học tiêu đề, sau đó học các dữ kiện chính chứ không học từng chữ như học vẹt".
- Một học sinh ngoại quốc, bạn Rufino Aybar, lớp 11D1, trường THPT Phan Đình Phùng cho biết: "Theo bố mẹ từ Tây Ban Nha sang Việt Nam từ lớp 1. Em xem nhiều bộ phim về lịch sử Việt Nam, rất yêu thích nhưng gần đây chương trình học phổ thông lại coi Lịch sử là môn phụ, điều này làm giảm đi tầm quan trọng của môn Lịch sử.
Em nghĩ là cần đề ra những giải pháp để cải thiện chất lượng học cũng như giảng dạy, qua đó giúp học sinh nắm bắt được và hiểu được lịch sử của dân tộc Việt Nam. Đầu tiên, cần đổi mới chương trình sách giáo khoa, mặc dù đã có nhiều sửa đổi nhưng nội dung chưa phù hợp với thanh thiếu niên ngày nay.
Thứ hai, cần sử dụng tranh ảnh, tài liệu, phim ảnh…về lịch sử Việt Nam trong mỗi tiết học để các bài giảng sinh động và hấp dẫn hơn. Thứ ba là tổ chức các kỳ thi tìm hiểu về các nhân vật lịch sử; tổ chức các chuyến tham quan các di tích sự, bảo tàng, tượng đài… qua đó, nuôi dưỡng lòng yêu thích môn lịch sử trong mỗi học sinh".
Trên đây là một số ý kiến của riêng học sinh về phương pháp học tốt bộ môn lịch sử. Riêng bản thân các em, các em học lịch sử theo phương pháp nào nè ? Cứ chia sẻ phương pháp học ra nhé (mình học phương pháp đó được ở chỗ nào, có khó khăn hay băn khoăn gì không), các cố vấn sẽ lắng nghe và chỉ dẫn một số phương pháp học mới để giúp các em: Một là, định hình lại phương pháp học một cách ổn định và xuyên suốt ở bộ môn. Hai là, trong các phương pháp sẽ có định hướng một số hình thức học tập mới và chắc chắn sẽ phù hợp với khả năng và trình độ của các em học sinh (ps: các em đừng ngại phải chia sẻ khả năng học của mình, cố vấn có người là giáo viên sẽ chỉ rất kỹ về cách học, phương pháp học hiệu quả giúp học sinh học tốt và vượt qua mọi kỳ thi nhé). Chào thân ái đến các em !