Làm giúp mình cái dàn ý Văn 12

H

hoang_1434

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Cảm nhận của anh(chị) về số phận của người phụ nữ Việt Nam trước CM qua 2 nhân vật người vợ nhặt trong "Vợ nhặt" của Kim Lân và Mị trong "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài.

Mình đang cần gấp, mai phải nộp rồi. Làm giúp mình cái dàn ý với nha.
 
M

meobachan

Đề bài: Cảm nhận của anh(chị) về số phận của người phụ nữ Việt Nam trước CM qua 2 nhân vật người vợ nhặt trong "Vợ nhặt" của Kim Lân và Mị trong "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài.

Mình đang cần gấp, mai phải nộp rồi. Làm giúp mình cái dàn ý với nha.


Làm thử đề này, ko biết có đúng không. ==

Dàn ý sơ lược:
I/ Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác của 2 tác phẩm.
II/ Số phận người phụ nữ qua bài Vợ nhặt:
+ Cái đói bao trùm tác phẩm, cái đói làm thay đổi tính tình con người. Người phụ nữ trong tác phẩm, giữa đám đông chị em cùng lứa, cô ngang ngửa, thoải mái, cong cớn rồi sầm sầm, sưng sỉa, kể cả ăn xong 1 hơi “bốn bát bánh đúc” chẳng chút e dè, cô “cầm dọc đôi đũa quệch ngang miệng” ngay trước mặt 1 người con trai là Tràng => không lấy làm xấu hỏ, rất tự nhiên và thô kệch.

+ Cái đói khiền người phụ nữ trong tác phẩm dễ dàng chấp nhận đi theo Tràng về nhà làm vợ, miễn là thoát khỏi cái đói, cảnh cô đơn. Chuyện hôn nhân là chuyện đại sự, quan trọng của 1 đời con người, nhất là con gái. Thế mà trong chuyện này, cô gái ấy không một chút ngại ngần, e dè mà đi theo 1 người đàn ông lạ.
=> Thân phận của người phụ nữ trong nạn đói năm 1945 bị rẻ rúng, bị hạ thấp, chỉ còn là một người “Vợ nhặt”!
II/ Số phận người phụ nữ qua bài Vợ chồng A Phủ:
- Thân phận của cô Mị trong tác phẩm là thân phận làm trâu, làm ngựa nơi địa ngục trần gian – nhà thống lí Pá Tra. Do tập tục cúng trình ma lạc hậu, cổ hủ mà Mị bị bắt về làm dâu trừ nợ:
+ Trước khi bị bắt, Mị là 1 cô gái sống hồn nhiên, hạnh phúc với tuổi xuân mơn mởn của mình.
+ Từ khi bị bắt về làm vợ nhà thồng lý Pá Tra, thân phận của cô bị rẻ rúng đến không bằng “thân con ngựa” trong nhà: con ngựa còn có lúc nghỉ ngơi còn đàn bà con gái phải làm quanh năm suốt tháng, không lúc nào nghỉ ngơi. Thân phận của cô chỉ như 1 nô lệ, là 1 công cụ, 1 con vật bị sai khiền.
+ Cha con pá Tra cũng không xem Mị là con người. Chồng của Mị đã nhẫn tâm trói đứng Mị vào cột suốt đêm, nếu như không xảy ra chuyện với chồng Mị, có lẽ Mị đã chết đứng trong buồng rồi cũng nên.
+ Bị hành hạ dã man khiến cô không còn nghĩ đến cái chết nữa, cô cam chịu thân phận của con rùa, làm mòn mỏi cho đến khi nào “chết thì thôi”.

III/ Kết lại: thân phận của người phụ nữ qua hai tác phẩm đều có 1 điểm chung là bị rẻ rúng, nhân cách, thân phận bị xem thường, hạ thấp một cách nhẫn tâm, khiến họ thay đồi tính tình, nhân cách của mình, rơi vào bế tắc
=> Cần phải có 1 cuộc cách mạng, 1 đường lối cách mạnh đúng đắn để giải phóng cho họ thoát khỏi số phận lúc bấy giờ.
 
Top Bottom