làm giúp em

N

nhphuc5493

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ Cho mạch điện xoay chiều AB gồm hai đoạn AN và NB mắc nối tiếp, đoạn AN chỉ có cuộn cảm thuần L = 5/3pi (H), đoạn NB gồm R = 100can3 và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều ổn định u=Ucan2Cos120pit (V). Để điện áp hiệu dụng trên đoạn mạch NB đạt cực đại thì điện dung của tụ điện bằng
A. 10^-4/3,6pi F. B. 10^-4/1,8pi F. C. 10^-4/36pi F. D. 10^-3/7,2pi F.



2 / Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,2 kg và lò xo có độ cứng k = 20 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,01. Từ vị trí lò xo không bị biến dạng, truyền cho vật vận tốc ban đầu 1 m/s thì thấy con lắc dao động tắt dần trong giới hạn đàn hồi của lò xo. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn lực đàn hồi cực đại của lò xo trong quá trình dao động bằng
A. 1,98 N. B. 2 N. C. 1,5 N. D. 2,98 N.
 
H

hocmai.vatli

1/ Cho mạch điện xoay chiều AB gồm hai đoạn AN và NB mắc nối tiếp, đoạn AN chỉ có cuộn cảm thuần L = 5/3pi (H), đoạn NB gồm R = 100can3 và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều ổn định u=Ucan2Cos120pit (V). Để điện áp hiệu dụng trên đoạn mạch NB đạt cực đại thì điện dung của tụ điện bằng
A. 10^-4/3,6pi F. B. 10^-4/1,8pi F. C. 10^-4/36pi F. D. 10^-3/7,2pi F.



2 / Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,2 kg và lò xo có độ cứng k = 20 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,01. Từ vị trí lò xo không bị biến dạng, truyền cho vật vận tốc ban đầu 1 m/s thì thấy con lắc dao động tắt dần trong giới hạn đàn hồi của lò xo. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn lực đàn hồi cực đại của lò xo trong quá trình dao động bằng
A. 1,98 N. B. 2 N. C. 1,5 N. D. 2,98 N.
Chào em thân mến.
Bài 1. UNB cực đại thì I cực đại --> xảy ra cộng hưởng.
Bài 2.
Lúc đầu lực đàn hồi cực đại là kA, sau đó nó giảm dần, đồng thời tốc độ tăng dần. Đến khi lực đàn hồi cân bằng với lực ma sát thì tốc độ của vật đạt cực đại. Tiếp đó tốc độ giảm dần vì lực ma sát lớn hơn lực hồi phục.
Trong bài này em áp dụng định luật bảo toàn cơ năng nhé. Tìm biên độ A. sẽ tính được lực đàn hồi cực đại.
Chúc em học tốt.
 
Top Bottom