Tâm sự Làm gì khi con bắt chước bạn?

congchuatuyet204

Cựu Mod Cộng đồng
Thành viên
TV BQT được yêu thích nhất 2016
12 Tháng mười một 2010
2,685
9,828
929
Đắk Lắk
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hôm nay lúc đứng chờ thang máy, bé con nhà mình loay hoay ra vẻ sốt ruột. Mình có nhắc bé nên đứng im và cách xa cửa thang ra. Tự nhiên bé đá vào cánh cửa rồi nói:
- Mày có mở ra không cái cửa c hó này!
Mình đứng hình. Vội kéo con ra rồi hỏi:
- Tại sao con lại nói câu đó?
- Bạn Hugo cũng nói vậy mà mẹ.
---------
FBDD82E5-C7E1-466A-8B61-53D0098A1977.jpeg

Hôm trước mình đi cà phê với bạn thì bạn có kể câu chuyện của 2 anh con trai sinh đôi. Ba bố con trêu nhau, bố vô tình chạm vào mông bé. Bé quay lại không chơi nữa và nói bố là "b iến th ái". Hỏi ra mới biết là cậu bạn học cùng lớp hay nói từ đó bên bé cũng nói theo bạn.
--------------
Mấy hôm nay khi bé ở nhà mình để ý thấy con hay chìa hàm dưới ra giống như bị hô, bị móm. Mình hỏi kỹ thì bé nói bạn Đậu cũng làm vậy và con làm theo trong khi bé nhà mình không hề bị móm.
Sau 2 tuần vừa giảng giải, vừa la, vừa phạt thì bé dần bỏ đc thói quen đó.
.........
Đây là 3 trong nhiều câu chuyện hàng ngày của mẹ con mình và điều đó làm mình đặt ra nhiều câu hỏi:
- Tại sao các bé thường học thói quen/ từ ngữ/ hành động của bạn nhanh mà không cần có "động lực"?
- Tại sao bé ít khi nghe lời ba mẹ hướng dẫn dù điều đó là tốt cho con!
- Và làm sao để bé phân biệt đc đâu là điều nên làm và ngược lại?

Thực sự mình khá băn khoăn và đang cố gắng tìm lời giải cho chính mình để nuôi dạy con tốt!!!
 
Last edited:

yuper

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT quản lý tốt nhất 2016
TV ấn tượng nhất 2017
19 Tháng bảy 2011
2,687
1,924
539
Con nít biết cái gì đâu, nó muốn hòa nhập thì nó hay bắt chước để đc hòa tan vô đó :), như thấy bạn hút thuốc ngầu quá cũng muoón ngầu thì hút theo, sau này lớn tí nữa thấy bạn chơi đồ vui quá mình cũng chơi theo :))

Ba mẹ cần làm là phát hiện và uốn nắn, giảng giải cho nó hiểu thôi, chứ nó tham gia môi trường bên ngoài nhiều hơn ở nhà + tính cách mõi đứa thì nó chuyển biến theo nhiều hướng ko đoán đc cũng bình thường

Tốt nhất là ngày nào cũng hỏi chuyện ngày hôm nay xem nó có để ý ai có ngầu ko hay gì đó :))) rồi đập nó cho nó chừa. Không thì coi mấy cái trên utube rồi ngồi hỏi nó, phân giải cho nó , ko nghe thì đập
 

congchuatuyet204

Cựu Mod Cộng đồng
Thành viên
TV BQT được yêu thích nhất 2016
12 Tháng mười một 2010
2,685
9,828
929
Đắk Lắk
Con nít biết cái gì đâu, nó muốn hòa nhập thì nó hay bắt chước để đc hòa tan vô đó :), như thấy bạn hút thuốc ngầu quá cũng muoón ngầu thì hút theo, sau này lớn tí nữa thấy bạn chơi đồ vui quá mình cũng chơi theo :))

Ba mẹ cần làm là phát hiện và uốn nắn, giảng giải cho nó hiểu thôi, chứ nó tham gia môi trường bên ngoài nhiều hơn ở nhà + tính cách mõi đứa thì nó chuyển biến theo nhiều hướng ko đoán đc cũng bình thường

Tốt nhất là ngày nào cũng hỏi chuyện ngày hôm nay xem nó có để ý ai có ngầu ko hay gì đó :))) rồi đập nó cho nó chừa. Không thì coi mấy cái trên utube rồi ngồi hỏi nó, phân giải cho nó , ko nghe thì đập
yuperCó kiểu coi tivi xong trên đó nói gì nó nói lại y chang
Học thì lâu nhớ chứ mấy cái đó nhanh lắm :)
 
  • Like
Reactions: Marcco

Thu Phương 195

Học sinh chăm học
Thành viên
11 Tháng sáu 2020
583
1
1,026
146
Hà Nam
Tư vấn cộng đồng
Mình thì hay nhắc đi nhắc lại để cháu mình nhớ. Ví dụ cháu k chào thì mình nhắc đi nhắc lại tới khi cháu mở miệng nói theo thì thôi: " con chào bà ạ". Kiểu nói như con nói chứ k bảo là con chào bà/bác chưa?
Những điều xấu mình muốn uốn nắn thì mình sẽ hỏi lại" con vừa nói gì cơ, con vừa nói gì đấy" để cho chắc chắn mình nghe từ đó chính xác. Sau đó sẽ vừa giảng cho con/cháu hiểu là con k được nói như thế nhé. Nói vậy là k hay đâu. Nhỏ nhẹ vừa nói vừa cười. Và bảo con nên nói như này này. Nhá nhá. Thế mới ngoan. Khi trẻ nói được là mình khen đúng rồi, con nên nói như vậy mới đúng nha. Mình áp dụng với cháu mình thì được mà k biết với cháu khác có thế được k.
Lần sau khi bé lỡ nói sai mình thấy cháu tự sửa. Nó lỡ lời xong nó bảo "à" và nó sửa lại câu khác.
- nó học nhanh bởi nó hứng thú, nó thấy thú vị đó. Trẻ con học mấy cái đó nhanh lắm vừa nói nó còn cừoi khanh khách vì nó k hiểu gì cả. Nó thấy buồn cừoi là nó xem và nói theo.
- theo mình thấy muốn bé thay đổi thì người lớn nên làm mẫu thay vì bảo con phải thế này phải thế kia. Nói nhiều quá nó k nghe được hết ý mình. Mình cũng sửa cả câu nói, hành động thường ngày của mình với mọi người xung quanh. Vd bố mẹ thường ngày hay chửi nhau, hay cáu gắt, đập phá, quát to khi nóng giận thì bé cũng trở nên hay cáu vá có hành động y như bố mẹ bé hay làm.
- có những lúc vẫn phải phạt thật nặng k nương tay, k dỗ dành để nó biết mình k nhờn với nó. Và những lúc phạt, dạy con thì những thành viên khác trong gđ cũng nên hợp tác k vào bênh con cháu lúc đó.
Mình thấy có 1 số bố mẹ sợ con, thương con theo kiểu k đúng lắm. Để nó bắt nạt và dần k dạy đc nữa. Căn bản trẻ con giờ tiếp xúc với đt nhiều nên cũng khó kiểm soát việc nó bắt trc ngừoi khác.
 

congchuatuyet204

Cựu Mod Cộng đồng
Thành viên
TV BQT được yêu thích nhất 2016
12 Tháng mười một 2010
2,685
9,828
929
Đắk Lắk
Mình thì hay nhắc đi nhắc lại để cháu mình nhớ. Ví dụ cháu k chào thì mình nhắc đi nhắc lại tới khi cháu mở miệng nói theo thì thôi: " con chào bà ạ". Kiểu nói như con nói chứ k bảo là con chào bà/bác chưa?
Những điều xấu mình muốn uốn nắn thì mình sẽ hỏi lại" con vừa nói gì cơ, con vừa nói gì đấy" để cho chắc chắn mình nghe từ đó chính xác. Sau đó sẽ vừa giảng cho con/cháu hiểu là con k được nói như thế nhé. Nói vậy là k hay đâu. Nhỏ nhẹ vừa nói vừa cười. Và bảo con nên nói như này này. Nhá nhá. Thế mới ngoan. Khi trẻ nói được là mình khen đúng rồi, con nên nói như vậy mới đúng nha. Mình áp dụng với cháu mình thì được mà k biết với cháu khác có thế được k.
Lần sau khi bé lỡ nói sai mình thấy cháu tự sửa. Nó lỡ lời xong nó bảo "à" và nó sửa lại câu khác.
- nó học nhanh bởi nó hứng thú, nó thấy thú vị đó. Trẻ con học mấy cái đó nhanh lắm vừa nói nó còn cừoi khanh khách vì nó k hiểu gì cả. Nó thấy buồn cừoi là nó xem và nói theo.
- theo mình thấy muốn bé thay đổi thì người lớn nên làm mẫu thay vì bảo con phải thế này phải thế kia. Nói nhiều quá nó k nghe được hết ý mình. Mình cũng sửa cả câu nói, hành động thường ngày của mình với mọi người xung quanh. Vd bố mẹ thường ngày hay chửi nhau, hay cáu gắt, đập phá, quát to khi nóng giận thì bé cũng trở nên hay cáu vá có hành động y như bố mẹ bé hay làm.
- có những lúc vẫn phải phạt thật nặng k nương tay, k dỗ dành để nó biết mình k nhờn với nó. Và những lúc phạt, dạy con thì những thành viên khác trong gđ cũng nên hợp tác k vào bênh con cháu lúc đó.
Mình thấy có 1 số bố mẹ sợ con, thương con theo kiểu k đúng lắm. Để nó bắt nạt và dần k dạy đc nữa. Căn bản trẻ con giờ tiếp xúc với đt nhiều nên cũng khó kiểm soát việc nó bắt trc ngừoi khác.
Thu Phương 195Nếu cả nhà cùng dạy con theo các của bạn thì mọi sự uốn nắn sẽ đạt kết quả tốt.
Cảm ơn góp ý rất nhiều nhiều
 
Top Bottom