Làm gì để gìn giữ những giá trị truyền thống của lực lượng vũ trang hiện nay?

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
20
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga
Làm gì để gìn giữ những giá trị truyền thống của lực lượng vũ trang hiện nay ?
- Chúng ta cần tìm hiểu kĩ về nó, tôn trọng nó để từ đó có thể tìm cách gìn giữ nó tốt nhất.
- Chúng ta tìm ra những phương pháp hay gìn giữ nó.
- Cho học sinh cấp 3 tìm hiểu kĩ vấn đề này, truyền thống quý báu ấy, khơi gợi lòng thích thú từ học sinh.


Chúc chị luôn ĐỦ.
 

Linh6969

Học sinh mới
Thành viên
27 Tháng bảy 2017
63
29
11
19
Thanh Hóa
(THO) - Đã 63 năm trôi qua kể từ ngày quân và dân ta làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” nhưng ý nghĩa và tầm vóc của sự kiện lịch sử trọng đại này vẫn còn nguyên giá trị. Để “thiên sử vàng” chói lọi của dân tộc luôn được trân trọng, gìn giữ và phát huy cùng năm tháng, việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ được các cấp, các ngành và các nhà trường quan tâm thực hiện.​
Xác định giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ quan trọng, Hội Cựu chiến binh huyện Quảng Xương đã thành lập tổ báo cáo viên gồm các đồng chí là nhân chứng lịch sử, có thành tích trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, có phẩm chất đạo đức trong sáng, tâm huyết và trách nhiệm để giáo dục cho tuổi trẻ huyện nhà những giá trị to lớn của lịch sử dân tộc. Hằng năm, hội cựu chiến binh huyện phối hợp với đoàn thanh niên, phòng giáo dục và ban chỉ huy quân sự huyện thảo luận, xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công trách nhiệm cho từng thành viên. Thông qua nhiều cách làm đa dạng như nói chuyện truyền thống nhân các ngày kỷ niệm lớn của đất nước, giao lưu với thế hệ trẻ, gặp mặt thanh niên lên đường nhập ngũ..., các nhân chứng lịch sử đã tái hiện lại những năm tháng chiến tranh vô cùng ác liệt, gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng, các trận đánh lớn đã đi vào sử sách dân tộc. 5 năm trở lại đây, tổ báo cáo viên của huyện đã nói chuyện được 327 buổi với 58.867 lượt người nghe. Mỗi khi tháng 5 về, hào khí Điện Biên Phủ lịch sử lại âm vang thông qua những câu chuyện có thật, những tấm gương dũng cảm, kiên cường của quân và dân ta trong chiến đấu cùng những hình ảnh, tư liệu quý còn lưu giữ được. Bác Nguyễn Viết Tu, xã Quảng Lộc (Quảng Xương) rất tự hào khi mình được tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, để ngày nay bác trở thành nhân chứng sống kể lại cho con cháu nghe. Tại các buổi nói chuyện truyền thống nhân kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ hằng năm, bác Tu say sưa kể cho các em học sinh và đông đảo đoàn viên thanh niên nghe về nhiệm vụ đào hầm, mở đường, đặc biệt là câu chuyện không thể nào quên khi bác chứng kiến giây phút người anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai và hy sinh trước lô cốt của địch. Giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về sự hy sinh, gian khổ, công lao to lớn của thế hệ cha anh, từ đó phát huy tinh thần Điện Biên Phủ, dám nghĩ, dám làm và không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, cống hiến, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Vinh dự, tự hào là ngôi trường mang tên Điện Biên, nhiều năm qua, cô và trò Trường Tiểu học Điện Biên 1 (TP Thanh Hóa) đã không ngừng phấn đấu vươn lên dạy tốt, học tốt, xây dựng cho mình những thành quả đáng tự hào. Ngoài truyền thụ kiến thức cho học sinh, hoạt động ngoại khóa cũng được nhà trường tổ chức thường xuyên theo chủ đề của từng tháng. Trong đó, tháng 5 hàng năm, nhà trường đều tổ chức các hoạt động có chủ đề gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ. Là thế hệ măng non, không được chứng kiến lịch sử nhưng thông qua lời kể của ông, bà và được học trong nhà trường, bằng trí tưởng tượng của trẻ thơ, lòng tự hào dân tộc, qua nhiều cuộc thi vẽ tranh, các em đã thể hiện một cách chân thực và cảm động về chiến thắng Điện Biên Phủ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, gương các anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Hình ảnh về anh “Bộ đội Cụ Hồ” cũng được các em chuyển tải sinh động thông qua các tiểu phẩm được dàn dựng công phu, ý nghĩa. Đặc biệt, với ngôn ngữ kể chuyện giản dị, trong sáng, dẫn chứng, phân tích thuyết phục, các buổi nói chuyện truyền thống của Hội Cựu chiến binh phường Điện Biên đã đưa cô và trò nhà trường ngược dòng lịch sử trở về với những tháng năm hào hùng của dân tộc. Qua đó, mỗi người thầm hứa sẽ không ngừng rèn luyện, phấn đấu dạy tốt, học tốt, có trách nhiệm gìn giữ và tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của dân tộc.
Sinh ra và lớn lên trong thời bình, tuy không được chứng kiến cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc, nhưng qua những hiện vật quý giá được trưng bày tại các bảo tàng, qua những câu chuyện chân thực, lôi cuốn, đầy xúc động về những con người làm nên chiến thắng, thế hệ trẻ hôm nay đã cảm nhận sâu sắc về chiến dịch Điện Biên Phủ. Đó mãi là niềm tự hào để tổ chức đoàn làm tốt công tác giáo dục truyền thống cho lớp lớp thanh niên trong thời đại mới. Hằng năm, mỗi khi ngày kỷ niệm 7-5 đến, tuổi trẻ trong tỉnh lại háo hức nghe các cô, các bác cựu chiến binh kể lại những câu chuyện chiến trường, những người con Thanh Hóa có đủ nam, nữ, già, trẻ đã hết lòng phục vụ, chiến đấu và hy sinh, góp phần làm nên “đài hoa chiến thắng”. Cùng với hành trình về nguồn thăm các “địa chỉ đỏ”, hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, tri ân các anh hùng liệt sĩ, tu sửa, dọn dẹp vệ sinh, trồng cây xanh tại các điểm di tích được thực hiện thường xuyên đã thể hiện được tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc của tuổi trẻ đối với thế hệ cha anh đã không tiếc máu xương ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc. Phát huy truyền thống anh hùng, tuổi trẻ trong tỉnh nguyện ra sức thi đua học tập, lao động, sáng tạo, góp sức trẻ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để âm vang Điện Biên mãi trường tồn, khắc ghi trong trái tim mỗi người con đất Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ, việc giáo dục truyền thống sẽ tiếp tục được triển khai sâu rộng, giúp thế hệ trẻ có nhận thức đúng đắn về lịch sử dân tộc, từ đó biết trân trọng, giữ gìn và phát huy trong thời đại mới.
 
Top Bottom