Ở một loài thực vật, Cho P thuần chủng thân cao, hoa trắng lai với P thuần chủng thân thấp, hoa đỏ được F1có 100% thân cao, hoa đỏ đem lai cơ thể với 2 cá thể khác nhau kết quả thu được như sau
-PL1: F1 x cơ thể I thân thấp , hoa trăng F2-1 thu được tỉ lệ 1 thân cao ,hđỏ:1 thân thấp,hoa trắng
-PL2: F1 x cơ thể II thân cao, hoa đỏ F2-2 thu được tỉ lệ 1 thân cao, hoa trắng: 2 thân cao,hđỏ : 1 thân thấp hđỏ
a, xđ quy luật di truyền chi phối từng tính trạng và quy luật di truyền chi phối 2 tính trạng
b, Xđ kiểu gen 2 cơ thể đem lai vs F1
Mn giúp em vs ah em cảm ơn nhìu
Akino YumeChào em
với bài này em nhìn vào sẽ thường nghĩ là quy luật phân li độc lập , nhưng thực tế khi em xét riêng từng cặp tính trạng sau đó nhân tích lại thì lại không đúng => em nên nghĩ nó có 2 trường hợp xảy ra :
1 Tuân theo QLPLĐL
2 Di truyền liên kết (2 gen nằm trên 1 NST)
Em xem qua cái topic của chị Trang rồi xem cách giải của chị Trang
Dạng bài tập về liên kết gen và hoán vị gen
Chị hướng dẫn chút nhe
Em cũng quy ước gen :
Vì F1 đồng tính 100% thân cao , hoa đỏ => thân cao ,hoa đỏ là tính trạng trội
Thân cao : A
Thân thấp : a
Hoa đỏ : B
Hoa trắng : b
Nhận thấy PL2 là trường hợp đặc biệt do có tỉ lệ (1:2:1)
Xét phép lai 2 :
- Xét sự phân li của cặp tính trạng về chiều cao cây :
[imath]\dfrac{cao}{thấp}=\dfrac{3}{1}[/imath]
- Xét sự phân li của cặp tính trạng về màu sắc hoa :
[imath]\dfrac{đỏ}{trắng}=\dfrac{3}{1}[/imath]
Nếu phép lai tuân theo quy luật phân li độc lập => Đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là : (3:1)(3:1)=9:3:3:1 => trái đề bài (1:2:1)
Vậy phép lai tuân theo quy luật liên kết gen
Tìm kiểu gen :
- P thuần chủng thân cao, hoa trắng có KG là : [imath]\dfrac{Ab}{Ab}[/imath]
- P thuần chủng thân thấp, hoa đỏ có KG là : [imath]\dfrac{aB}{aB}[/imath]
=> F1 có KG là : [imath]\dfrac{Ab}{aB}[/imath] (100% cao , đỏ)
b.
-Phép lai 1 :
Vì cây I có thân thấp , hoa trắng ([imath]\dfrac{ab}{ab}[/imath]) => (đến chỗ này hình như sai ; vì [imath]\dfrac{Ab}{aB}[/imath] x [imath]\dfrac{ab}{ab}[/imath] thì F2 không đúng như đề bài
(xem lại đề giùm chị tí nhe)
-Phép lai 2 :
Vì F2 không xuất hiện KH mang hai tính trạng lặn [imath]\dfrac{ab}{ab}[/imath] . Vậy , có thể cả hai bên F1 x cây II không tạo giao tử
ab và có liên kết đối.
Mặt khác F1 có KG [imath]\dfrac{Ab}{aB}[/imath] => Cây II mang KG [imath]\dfrac{Ab}{aB}[/imath] hoặc [imath]\dfrac{AB}{ab}[/imath]
--------------
Em có thể ghé qua xem
Trọn bộ kiến thức Miễn phí và
Tổng hợp kiến thức sinh 9