Sinh 9 Lai 2 cặp tính trạng

Vũ Linh Chii

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
18 Tháng năm 2014
2,843
3,701
584
21
Tuyên Quang
THPT Thái Hòa
  • Like
Reactions: thuyduongc2tv

hoadienviiris

Học sinh
Thành viên
15 Tháng mười hai 2013
92
74
36
Quảng Ngãi
THCS Nguyễn Tự Tân
Làm sao để giải bài toán nghịch cua lai hai cặp tính trạng ạ chị có thể cho vd và trình bày giải giùm em đc không em cảm ơn chi
@Vũ Linh Chii
 

Vũ Linh Chii

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
18 Tháng năm 2014
2,843
3,701
584
21
Tuyên Quang
THPT Thái Hòa
Làm sao để giải bài toán nghịch cua lai hai cặp tính trạng ạ chị có thể cho vd và trình bày giải giùm em đc không em cảm ơn chi
@Vũ Linh Chii
1. Xét tỉ lệ KH riêng rẽ ở từng cặp tính trạng
2. Nhân vào lấy kH chung
3. SO sánh vs KQ phép lai. Nếu:
Giống: DT phân li độc lập
Khác: DT liên kết
4. Xác định KG của F, P dựa vào đề bài và (3)
5. Viết sơ đồ lai
VD: :
Lai hai ruồi dấm thuần chủng thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài, F1 thu được toàn ruồi thân xám, cánh dài. Cho ruồi F1 tạp giao ở F2 thu được 101 ruồi thân xám, cánh ngắn, 199 ruồi thân xám, cánh dài và 100 ruồi thân đen, cánh dài.
a. Biện luận viết sơ đồ lai từ P đến F2?
b. Phải chọn ruồi khác có kiểu gen và kiểu hình thế nào để khi lai với ruồi F1 ở trên thu được thế hệ con có tỷ lệ 3 ruồi thân xám, cánh dài:1 ruồi thân xám, cánh ngắn. Biết mỗi tính trạng do một gen quy định.
Giải:
P: thân xám, cánh ngắn x thân đen, cánh dài,
F1 thân xám, cánh dài x F1 thân xám, cánh dài
F2 thân xám, cánh ngắn: 101
Thân xám, cánh dài: 199
Thân đen, cánh dài: 100
Bước 1. Quy ước gen:

- Xét F1: đồng tính thân xám, cánh dài giống với 1 bên P, P tương phản 2 cặp tính trạng mang lai →P thuần chủng và thân xám là tính trạng trội (do gen trội quy đinh, kí hiệu A) so với thân đen (do gen lặn quy định, kí hiệu a; tính trạng cánh dài là tính trạng trội (do gen trội quy đinh, kí hiệu B) so với tính trạng cánh ngắn (do gen lặn quy định, kí hiệu b)
Bước 2. Biện luận:

- Việc 1: Tìm trạng thái của các gen đem lai là t/c hay không ? (để xác định kiểu gen của cơ thể).
Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng ở F2

+ Cặp tính trạng → Cả hai cở thể F1 đều cho 2 loại giao tử → cặp gen quy định tính trạng thân xám của F1 ở trạng thái dị hợp.(1)
+ Cặp tính trạng = 4 tổ hợp con = 2gt x 2 gt → Cả hai cơ thể F1 đều cho 2 loại giao tử → cặp gen quy định tính trạng cánh dài của F1 ở trạng thái dị hơp. (2)
- Việc 2: Tìm QLDT chi phối 2 cặp tính trạng trong phép lai (tìm xem hai cặp tính trạng di truyền theo QLDT liên kết hay QLDT độc lập?(để làm cơ sở cho việc viết kiểu gen của cơ thể)
+ Xét sự di truyền chung của cả 2 cặp tính trạng: ở F2 có sự phân li KH là 101 thân xám, cánh ngắn: 199 thân xám, cánh dài: 100 thân đen, cánh dài ó tỉ lệ 1:2:1 = 4 tổ hợp con = 4gt x 1 gt hoặc = 2gt x 2gt (3).
+ Từ (1), (2) và (3), ta có 4 tổ hợp con ở F2 = 2gt F1 x 2 gt F1→ mỗi cơ thể F1 đều cho hai loại giao tử khác nhau (4). Theo dầu bài thì P có hai cặp tính trạng, do hai cặp gen khác nhau quy định (5).
+ Từ (4) và (5) → hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng mang lai là cùng nằm trên 1 cặp NST, nên di truyền liên kết với nhau.(Nếu là di truyền độc lập thì khi lai hai cặp gen di hợp mỗi cơ thể phải cho 4 loại giao tử khác nhau)
- Việc 3 Tìm nhóm gen liên kết (tìm gen nào liên kết với gen nào để viết kiểu gen của cơ thể)
+ Xét sự liên kết giưa 2 cặp tính trạng trong phép lai: Theo đầu bài: F1 thân xám, cánh dài x F1 thân xám, cánh dài; F2 thu được 2 tính trạng lạ có tỉ lệ bằng nhau là 25% thấn xám, cánh ngắn và 25% thân đen, cánh dài (so với F1 thân xám, cánh dài) nhưng giống với P thân xám, cánh ngăn và thân đen, cánh dài (6).
+ Cũng theo đầu bài thì cấu trúc NST không thay đổi (không có hoán vị gen xảy ra – hay không có sự trao đổi đoạn trong kỳ đầu giảm phân 1 của quá trình phát sinh giao tử.)(7).
+ Từ (6) và (7), ta có tính trạng thân xám (do gen A quy định), cánh ngắn (do gen b quy định) di truyền liên kết với nhau (2 tính trạng này luôn xuất hiện cùng nhau ở trong phép lai), → hai gen A và b cùng nằm trên 1 NST để tạo thành một nhóm gen liên kết, kí hiệu là: Ab (8). Tính trạng thân đen (do gen a quy định) và tính trạng cánh dài (do gen B quy định) di truyền liên kết với nhau (2 tính trạng này luôn xuất hiện cùng nhau ở trong phép lai)→ hai gen gen a và B cùng nằm trên 1 NST, tạo thành một nhóm gen liên kết, kí hiệu là aB (9).
+ Từ (1), (2), (8) và (9)→ KG dị hợp của của F1 thân xám, cánh dài là: →Hai cơ thể P phải cho 2 loại giao tử khác nhau là AbaB (10),
+ Theo đầu bài cho P t/c, tương phản thân xám, cánh ngắn x thân đen cánh dài (11).
+ Từ (10) và (11) → KG của P thuần chủng thân xám, cánh ngắn là ; KG của P thuần chủng thân đen, cánh dài là:
Bước 3. Viết sơ đồ lai kiểm chứng (Tự viết)

Đây là giải thích cho bạn hiểu chứ khi làm bài k viết toàn bộ vào bài như thế này nhé
 
  • Like
Reactions: hoadienviiris
Top Bottom