B
bangnguyetnhu
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cặm cụi viết tác phẩm Lá nằm trong lá để ghi lại “hành trình” thú vị của mình với hành lý là một khả năng thấu cảm kỳ diệu đối với lứa tuổi mới lớn, bắt “chuyến tàu tốc hành” chở bọn nhóc này đến ga “Trưởng Thành” từ sớm để quan sát, nghe ngóng chúng.
Mở cuốn sách mới của tác giả Nguyễn Nhật Ánh, bạn sẽ gặp những cái tên quen thuộc của những người nổi tiếng ngay trang 5 trang trọng đề tặng “các bạn văn hữu”: nhà thơ Bùi Chí Vinh, Phạm Sỹ Sáu, Lê Minh Quốc, nhà văn Nguyễn Đông Thức, nhà phê bình Huỳnh Như Phương, nhà báo Nguyễn Công Khế, Kim Hạnh, … Tuổi niên thiếu của “những thằng quỷ nhỏ” trong truyện có gắn gì với họ không, có phải là họ không, chỉ họ và tác giả mới biết, nhưng bạn đọc thì có thể tưởng tượng ra một nhóm “thằng” thân thiết, bắt đầu lớn, biết thinh thích con gái và ngập mộng văn chương.
Chuyện của bút nhóm học trò, truyện nằm trong truyện, những cơn giận dỗi ghen tuông bạn gái bạn trai với nhau, nhiều nhất vẫn là chuyện nhà trường có các cô giáo hơn trò vài tuổi coi trò như bạn, có thầy hiệu trưởng tâm lý và yêu thương học trò coi trò như con…Trở lại với đề tài học trò, hóm hỉnh và gần gũi như chính các em, Nguyễn Nhật Ánh chắc chắn sẽ được các bạn trẻ vui mừng đón nhận. Cứ lật đằng cuối sách, đọc bài thơ tình trong veo là có thể thấy điều đó “… Khi mùa xuân đến / Tình anh lại đầy / Lá nằm trong lá / Tay nằm trong tay”
“Viết cho trẻ con giờ khó hơn xưa. Có hàng bao nhiêu là món giải trí rầm rộ, hoành tráng và lộng lẫy dọn sẵn, muốn thu phục “lũ tiểu yêu” thế kỷ 21 này, nhà văn không chỉ thông thuộc mặt bằng hiểu biết của chúng, mà còn phải tâm tình được với chúng bằng tốc độ của chúng. Có thể nói Nguyễn Nhật Ánh là một người lớn chấp nhận tham dự món du hành tốc độ cao cùng lũ trẻ. Thời thong thả đạp xe, từ tốn khuyên bảo đã qua rồi. Thực ra Nguyễn Nhật Ánh đã biết đi tàu tốc hành từ hai thập niên trước, khi những Kính vạn hoa, Thằng quỷ nhỏ, Bàn có năm chỗ ngồi… đem lại cho văn học thiếu nhi một diện mạo mới mẻ, những câu chuyện tưởng như ấm ớ ngày này qua tháng khác nhưng sao hôm nay nhìn lại, những người đã từng là trẻ con thấy nhớ quá..” (Việt Trung, báo Thanh Niên)
“Bước vào khoảng trời của tuổi biết buồn, Nguyễn Nhật Ánh đã ghi lại những bâng khuâng rung cảm đầu đời. Trong tâm tưởng của các em, bây giờ không chỉ nghĩ về cái gì mà còn nghĩ về ai, về một người khác giới cụ thể nào, và về cả bản thân, thế giới ấy tràn ngập những câu hỏi xôn xao về cái-gọi-là-tình-yêu. Truyện của Nguyễn Nhật Ánh đã đưa vào những câu hỏi lớn, muôn thuở, quen thuộc - những câu hỏi mà dường như trong đời ai cũng từng đối diện ít nhất một lần. Vì thế, trong khi độc giả thiếu niên phục lăn vì nhà văn đi guốc vào bụng họ, thì độc giả người lớn mỉm cười mơ màng nhớ lại một thời thơ dại..." (TS. NGUYỄN THỊ THANH XUÂN, nhà nghiên cứu văn học)
“Khoang tàu” của Nguyễn Nhật Ánh có năm cậu nhóc ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhưng hoài bão thì cao đầy như núi. Nhóm năm cậu nhỏ tập tành làm thơ, cũng đặt bút danh nghe rất kêu như Cỏ Phong Sương, Lãnh Nguyệt Hàn, Trầm Mặc Tử,...không phải thơ con cóc như lũ con nít nữa mà là thơ...tình hẳn hòi. Nhưng sau đó lại rất hồn nhiên nhưng đủ tỉnh tạo nhận ra là “những chuyện tình đó chỉ toàn là hư ảo, rằng thực ra chẳng đứa nào có tình ý gì với nàng thơ của mình (và ngược lại, các nàng thơ chắc cũng chẳng có tình ý gì với đứa nào trong bọn)”. Nhưng có vẻ cả bọn cũng yêu thơ thật vì một đứa đã vỗ vai đứa kia bồm bộp mà bảo rằng “Yêu hay không yêu mặc xác mày, nhưng thơ tình thì vẫn phải làm đấy nhé!”. Thế là cái vòng luẩn quẩn lại được nối: thích - giả bộ không thích - thích thật - không chịu nhận là thích...Cái lũ nhỏ này, rắc rối chết được, nhưng mà thế thì mới là “tuổi mới lớn” chứ. “Mới lớn” nên có quyền thiếu kinh nghiệm trong mọi vấn đề và tha hồ tưởng tượng ra những cách giải quyết. Cái tài của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là ông viết một cuốn sách như thể một học sinh viết nhật ký, nó lao xao cái không khí trường lớp, rổn rảng tiếng cười nghịch ngợm, dầu dầu nỗi tư lự áo trắng học trò. Từ “Bàn có năm chỗ ngồi” đến “Lá nằm trong lá” chỉ thấy một sự thay đổi rõ rệt trong xã hội phản ánh trong tâm lý của nhân vật chứ cái chất hóm hỉnh còn nguyên đó. Mà sự thay đổi duy nhất kia chỉ chứng minh một điều là nhà văn luôn theo sát và rất tôn trọng độc giả của mình.
Thông tin tác giả
Nguyễn Nhật Ánh sinh năm 1955 tại Quảng Nam, là nhà văn viết nhiều truyện thiếu nhi nhất cho trẻ em Việt Nam. Năm 1995, ông được Hội Nhà văn TP.HCM chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm 1975 - 1995. Nguyễn Nhật Ánh từng được độc giả của báo Mực Tím bình chọn là nhà văn được yêu thích nhất suốt ba năm 1996, 1997, 1998.
Đến nay ông đã xuất bản gần 100 tác phẩm và từ lâu đã trở thành nhà văn thân thiết của các bạn đọc nhỏ tuổi ở Việt Nam. Ông được trao giải cho nhà văn có sách bán chạy nhất năm 1998 và được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao huy chương Vì thế hệ trẻ và được Hội nhà văn Việt Nam trao tặng thưởng. Ông là nhà văn Việt Nam hiếm hoi thành công với đề tài về học sinh hiện đại và phong cách viết lãng mạn, giản dị, gần gũi, dễ thương, phù hợp với lứa tuổi học trò.
Nhận xét
Ai trong chúng ta đều cũng đã từng trải qua những giây phút hồn nhiên, ngây thơ của thời học trò hoa mộng. Thời gian ấy với những vui – buồn – hờn – giận, những trò đùa nghịch, những mối tình non nớt… sẽ là kỉ niệm thật khó quên. “Lá nằm trong lá” xoay quanh các thành viên bút nhóm Mặt Trời Khuya với những câu chuyện tuổi học trò, những mối tình non, những tấm lòng nồng nhiệt thật thà qua giọng văn hóm hỉnh nhưng đầy điềm tĩnh của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Đây là mộ cuốn sách nhẹ nhàng cho tất cả những ai đã và đang đi qua lứa tuổi học trò đáng yêu.
Mở cuốn sách mới của tác giả Nguyễn Nhật Ánh, bạn sẽ gặp những cái tên quen thuộc của những người nổi tiếng ngay trang 5 trang trọng đề tặng “các bạn văn hữu”: nhà thơ Bùi Chí Vinh, Phạm Sỹ Sáu, Lê Minh Quốc, nhà văn Nguyễn Đông Thức, nhà phê bình Huỳnh Như Phương, nhà báo Nguyễn Công Khế, Kim Hạnh, … Tuổi niên thiếu của “những thằng quỷ nhỏ” trong truyện có gắn gì với họ không, có phải là họ không, chỉ họ và tác giả mới biết, nhưng bạn đọc thì có thể tưởng tượng ra một nhóm “thằng” thân thiết, bắt đầu lớn, biết thinh thích con gái và ngập mộng văn chương.
Chuyện của bút nhóm học trò, truyện nằm trong truyện, những cơn giận dỗi ghen tuông bạn gái bạn trai với nhau, nhiều nhất vẫn là chuyện nhà trường có các cô giáo hơn trò vài tuổi coi trò như bạn, có thầy hiệu trưởng tâm lý và yêu thương học trò coi trò như con…Trở lại với đề tài học trò, hóm hỉnh và gần gũi như chính các em, Nguyễn Nhật Ánh chắc chắn sẽ được các bạn trẻ vui mừng đón nhận. Cứ lật đằng cuối sách, đọc bài thơ tình trong veo là có thể thấy điều đó “… Khi mùa xuân đến / Tình anh lại đầy / Lá nằm trong lá / Tay nằm trong tay”
“Viết cho trẻ con giờ khó hơn xưa. Có hàng bao nhiêu là món giải trí rầm rộ, hoành tráng và lộng lẫy dọn sẵn, muốn thu phục “lũ tiểu yêu” thế kỷ 21 này, nhà văn không chỉ thông thuộc mặt bằng hiểu biết của chúng, mà còn phải tâm tình được với chúng bằng tốc độ của chúng. Có thể nói Nguyễn Nhật Ánh là một người lớn chấp nhận tham dự món du hành tốc độ cao cùng lũ trẻ. Thời thong thả đạp xe, từ tốn khuyên bảo đã qua rồi. Thực ra Nguyễn Nhật Ánh đã biết đi tàu tốc hành từ hai thập niên trước, khi những Kính vạn hoa, Thằng quỷ nhỏ, Bàn có năm chỗ ngồi… đem lại cho văn học thiếu nhi một diện mạo mới mẻ, những câu chuyện tưởng như ấm ớ ngày này qua tháng khác nhưng sao hôm nay nhìn lại, những người đã từng là trẻ con thấy nhớ quá..” (Việt Trung, báo Thanh Niên)
“Bước vào khoảng trời của tuổi biết buồn, Nguyễn Nhật Ánh đã ghi lại những bâng khuâng rung cảm đầu đời. Trong tâm tưởng của các em, bây giờ không chỉ nghĩ về cái gì mà còn nghĩ về ai, về một người khác giới cụ thể nào, và về cả bản thân, thế giới ấy tràn ngập những câu hỏi xôn xao về cái-gọi-là-tình-yêu. Truyện của Nguyễn Nhật Ánh đã đưa vào những câu hỏi lớn, muôn thuở, quen thuộc - những câu hỏi mà dường như trong đời ai cũng từng đối diện ít nhất một lần. Vì thế, trong khi độc giả thiếu niên phục lăn vì nhà văn đi guốc vào bụng họ, thì độc giả người lớn mỉm cười mơ màng nhớ lại một thời thơ dại..." (TS. NGUYỄN THỊ THANH XUÂN, nhà nghiên cứu văn học)
“Khoang tàu” của Nguyễn Nhật Ánh có năm cậu nhóc ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhưng hoài bão thì cao đầy như núi. Nhóm năm cậu nhỏ tập tành làm thơ, cũng đặt bút danh nghe rất kêu như Cỏ Phong Sương, Lãnh Nguyệt Hàn, Trầm Mặc Tử,...không phải thơ con cóc như lũ con nít nữa mà là thơ...tình hẳn hòi. Nhưng sau đó lại rất hồn nhiên nhưng đủ tỉnh tạo nhận ra là “những chuyện tình đó chỉ toàn là hư ảo, rằng thực ra chẳng đứa nào có tình ý gì với nàng thơ của mình (và ngược lại, các nàng thơ chắc cũng chẳng có tình ý gì với đứa nào trong bọn)”. Nhưng có vẻ cả bọn cũng yêu thơ thật vì một đứa đã vỗ vai đứa kia bồm bộp mà bảo rằng “Yêu hay không yêu mặc xác mày, nhưng thơ tình thì vẫn phải làm đấy nhé!”. Thế là cái vòng luẩn quẩn lại được nối: thích - giả bộ không thích - thích thật - không chịu nhận là thích...Cái lũ nhỏ này, rắc rối chết được, nhưng mà thế thì mới là “tuổi mới lớn” chứ. “Mới lớn” nên có quyền thiếu kinh nghiệm trong mọi vấn đề và tha hồ tưởng tượng ra những cách giải quyết. Cái tài của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là ông viết một cuốn sách như thể một học sinh viết nhật ký, nó lao xao cái không khí trường lớp, rổn rảng tiếng cười nghịch ngợm, dầu dầu nỗi tư lự áo trắng học trò. Từ “Bàn có năm chỗ ngồi” đến “Lá nằm trong lá” chỉ thấy một sự thay đổi rõ rệt trong xã hội phản ánh trong tâm lý của nhân vật chứ cái chất hóm hỉnh còn nguyên đó. Mà sự thay đổi duy nhất kia chỉ chứng minh một điều là nhà văn luôn theo sát và rất tôn trọng độc giả của mình.
Thông tin tác giả
Nguyễn Nhật Ánh sinh năm 1955 tại Quảng Nam, là nhà văn viết nhiều truyện thiếu nhi nhất cho trẻ em Việt Nam. Năm 1995, ông được Hội Nhà văn TP.HCM chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm 1975 - 1995. Nguyễn Nhật Ánh từng được độc giả của báo Mực Tím bình chọn là nhà văn được yêu thích nhất suốt ba năm 1996, 1997, 1998.
Đến nay ông đã xuất bản gần 100 tác phẩm và từ lâu đã trở thành nhà văn thân thiết của các bạn đọc nhỏ tuổi ở Việt Nam. Ông được trao giải cho nhà văn có sách bán chạy nhất năm 1998 và được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao huy chương Vì thế hệ trẻ và được Hội nhà văn Việt Nam trao tặng thưởng. Ông là nhà văn Việt Nam hiếm hoi thành công với đề tài về học sinh hiện đại và phong cách viết lãng mạn, giản dị, gần gũi, dễ thương, phù hợp với lứa tuổi học trò.
Nhận xét
Ai trong chúng ta đều cũng đã từng trải qua những giây phút hồn nhiên, ngây thơ của thời học trò hoa mộng. Thời gian ấy với những vui – buồn – hờn – giận, những trò đùa nghịch, những mối tình non nớt… sẽ là kỉ niệm thật khó quên. “Lá nằm trong lá” xoay quanh các thành viên bút nhóm Mặt Trời Khuya với những câu chuyện tuổi học trò, những mối tình non, những tấm lòng nồng nhiệt thật thà qua giọng văn hóm hỉnh nhưng đầy điềm tĩnh của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Đây là mộ cuốn sách nhẹ nhàng cho tất cả những ai đã và đang đi qua lứa tuổi học trò đáng yêu.