Sử 12 Kỳ thi khảo sát chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh lớp 12 ( Thới Bình - Cà Mau )

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

SỞ GD VÀ ĐT CÀ MAU
KỲ THI KHẢO SÁT CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG DỰ THI
CẤP TỈNH LỚP 12 (NĂM HỌC 2022 – 2023)
Môn thi: LỊCH SỬ
Đề CHÍNH THỨC
Câu I: (3,0 điểm).
Anh (chị) hãy nêu và phân tích những ưu điểm, hạn chế của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX.
Câu II: (3,0 điểm).
Trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỷ XX ra đời trong bối cảnh như thế nào và cơ bản có gì khác so với phong trào yêu nước Cần vương cuối thế kỷ XIX?
Câu III: (3,0 điểm).
Trình bày nội dung cơ bản của con đường giải phóng dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc đã xác định cho cách mạng Việt Nam trong những năm 20 (thế kỷ XX).
Câu IV: (3,0 điểm).
Chứng minh rằng phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh diễn ra với quy mô rộng khắp, mang tính chất cách mạng triệt để và sử dụng hình thức đấu tranh quyết liệt.
Câu V: (3,0 điểm).
Bằng những sự kiện lịch sử trong thời kì tiền khởi nghĩa và trong thời gian tiến hành tổng khởi nghĩa tháng 8 – 1945, hãy chứng minh rằng Cách mạng tháng Tám đi từ khởi nghĩa từng phần tiễn lên tổng khởi nghĩa.
Câu VI: (2,5 điểm).
Có đúng hay không khi cho rằng các nước Mĩ, Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai? Vì sao?
Câu VII: (2,5 điểm).
Phân tích các nhân tố chi phối đến việc xác lập trật tự thế giới mới? Xuất phát từ các nhân tố đó, trật tự thế giới mới đang vận động theo xu thế nào? Xác định những vấn đề nóng bỏng đặt ra đối với nhân loại hiện nay?
Đáp án tham khảo
Câu III: (3,0 điểm).
Trình bày nội dung cơ bản của con đường giải phóng dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc đã xác định cho cách mạng Việt Nam trong những năm 20 (thế kỷ XX).
Trả lời
- Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919)
-Tháng 6/1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Véc-xai bản yêu sách 8 điểm đòi quyền tự do dân chủ quyền tự quyết và quyền bình đẳng cho nhân dân Việt Nam. Mặc dù không được chấp nhận nhưng bản yêu sách đã gây tiếng vang lớn đối với nhân dân Pháp và nhân dân các nước thuộc địa Pháp. Tên tuổi Nguyễn Ái Quốc cũng được nhiều người biết đến. Vì vậy, Người không định “muốn giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình
- Tháng 7/1920 Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Luận cương của Lênin đã giúp cho Nguyễn Ái Quốc khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
- Tháng 12/1920 tại Đại hội lần thứ XVI của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong nhận thức tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ lập trưởng yêu nước chuyển sang lập trường cộng sản.
- Như vậy, Nguyễn Ái Quốc là người đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và tm thấy con đường cứu nước đúng dẫn cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đô là con đường cách mạng vô sản – Cách mạng tháng Mười Nga 1917
Câu IV: (3,0 điểm).
Chứng minh rằng phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh diễn ra với quy mô rộng khắp, mang tính chất cách mạng triệt để và sử dụng hình thức đấu tranh quyết liệt.
Trả lời
Nguyên nhân:
- Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 nền kinh tế VN lâm vào khủng hoảng suy thoái. Các ngành kinh tế công năng, thương nghiệp đều bị đình đốn. Hàng hóa khang hiếm, giá cả đắc đỏ.
- Hậu quả của cuộc khủng hoảng để làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của nông dân, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và máu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến ngày càng gay gắt. Thêm vào đó sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2/1930), thực dân Pháp tăng cường khủng bỏ những người yêu nước cũng lành tăng thêm mâu thuẫn và tính trạng bất ổn của xã hội
Trong bối cảnh đó Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã kịp thời lãnh đạo quần chúng đứng lên đấu tranh trong cả nước.
Xô Viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao ..
Diễn ra trên một vùng rộng lớn, hầu như ở tất cả các xã, huyện ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Có nhiều cuộc đấu tranh, hàng trăm cuộc biểu tình tiêu biểu là cuộc biểu tình
của 8000 nông dân ở huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) vào ngày 12/9/1930.
- Lôi kéo được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh, có khoảng hàng chục vạn quần chúng tham qua.
- Tính chất
- Là cuộc đấu tranh gay gắt nhất, quyết liệt nhất, đấu tranh vì lợi ích, một chất một còn giữa hai lực lượng cách mạng và phản cách mạng Xô Viết Nghệ Tĩnh là nơi duy nhất có sự kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang
- Xô Viết Nghệ Tĩnh mang tính triệt để, thể hiện lật đổ chính quyền của địch và thành lập chính quyền ta; thực hiện chính sách ban bỏ ruộng đất cho nhân dân
+ Kết quả
Là địa phương duy nhất trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 đập tan được chính quyền bọn phản cách mạng ở cơ sở, xây dựng được một chính quyền Ưu Việt - chính quyền của công nhân và nông dân
- Đảng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm
- Liên minh công - nông ra đời và khẳng định sứ mệnh của nó.
Câu VI: (2,5 điểm).
Có đúng hay không khi cho rằng các nước Mĩ, Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai? Vì sao?
Trả lời
* Ý kiến Các nước Mỹ, Anh, Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ hai là hoàn toàn đúng
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai thì Mĩ trở thành một cường quốc đứng đầu trên thế giới nhưng Mỹ theo các chế độ trung lập và không tham gia vào những công việc ngoài nước Mỹ.
- Các nước Anh, Pháp không cùng Liên Xô chống các nước đế quốc, mà còn nhượng bộ chính sách có lợi cho các nước đế quốc với mong muốn là các nước đế quốc sẽ chống Liên Xô
• Đỉnh cao của chính sách nhượng bộ đó là tháng 9 năm 1938, khi không có Liên Xô và Mỹ tham gia, thì các nước Anh, Pháp đã trao vùng Tiệp Khắc cho Hít Le, để đổi lại lời nói của Hít Le sẽ dừng xâm chiếm các nước này và sẽ chống lại Liên Xô.
=> Như vậy với chính sách nhượng bộ của Anh và pháp và chế độ trung lập của Mỹ, đã làm cho phát xít ngày càng lấn dần, lấn dần và gây nên một cuộc chiến tranh thế giới mới.
 
Top Bottom