Sử 12 Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia ( Cà Mau )

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC 2021-2022
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: lịch sử
Thời gian 180 phút
Ngày 01/3/2022
Câu 1 (2,5 điểm)
Vì sao nói: Tinh thần nhân đạo và hoà bình của quân dân Đại Việt được thể hiện trong cuộc chiến tranh chống xâm lược Tống (1075-1977)? Tinh thần đó được phát huy như thế nào trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ngày nay?
Câu 2 (2,5 điểm)
Khái quát và nhận xét các xu hướng cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở châu Á từ cuối thế kỉ XIX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất nhất ?
Câu 3 (3,0 điểm)
Làm rõ tác động của các cuộc khai thác thuộc địa do thực dân Pháp tiến hành ở Đông Dương đến phong trào yêu nước Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỉ XX.
Câu 4 (3,0 điểm)
Xác định điều kiện quyết định sự bùng nổ và thắng lợi của một cuộc tổng khởi nghĩa vũ trang. Hãy làm sáng tỏ tính quyết định của điều kiện ấy trong thực tiên phong trào giải phóng dân tộc (1939-1945 ở Việt Nam
Câu 5 (3,0 điểm)
Phân tích mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao trong những năm: 1953-1954 của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam. Nêu ý kiến của anh/chị về mối quan hệ giữa thực lực và ngoại giao trong bối cảnh đất nước ngày nay.
Câu 6 (3,0 điểm)
Trên cơ sở phân tích bối cảnh trong nước và quốc tế, anh/chị hãy làm rõ tính tất yếu của công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam (từ tháng 12-1986).
Câu 7 (3,0 điểm).
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991, Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu nhằm những mục tiêu nào ? Cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam (1954-1975) có nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ không? Vì sao?

Đáp Án Tham Khảo
Câu 3 (3,0 điểm)
Làm rõ tác động của các cuộc khai thác thuộc địa do thực dân Pháp tiến hành ở Đông Dương đến phong trào yêu nước Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỉ XX.
Trả lời
a) Giới thiệu khái quát hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Dương
b) Tác động đến phong trào dân tộc
- Tạo cơ sở kinh tế, xã hội mới cho phong trào, nhất là sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế, xã hội; làm sâu sắc thêm các mâu thuẫn trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến, đặt ra mục tiêu và nhiệm vụ phải giải quyết ( nhiệm vụ dân tộc, dân chủ ) - Làm cho lực lượng phong trào phong phú hơn, nhất là sự tham gia của giai cấp, tầng lớp mới ( công nhân, tư sản, tiểu tư sản )
- Tạo cơ sở tiếp thu những tư tưởng mới vào việt nam (tư sản, vô sản ) dẫn tới sự hình thành những phương hướng chính trị mới...
- Làm cho nội dung hình thức, phương pháp đấu tranh ngày càng phong phú hơn: gắn cứu nước với cứu dân, giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp; xuất hiện các tổ chức chính trị, hình thức và phương pháp đấu tranh mới,...
- Góp phần hình thành đặc điểm phong trào: xu hướng bạo động và cải cách đầu thế kỷ XX; khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản cùng tồn tại và phát triển những năm 20 của thế kỉ XX; đầu năm 1930 khuynh hướng vô sản thắng lợi...
Câu 4 (3,0 điểm)
Xác định điều kiện quyết định sự bùng nổ và thắng lợi của một cuộc tổng khởi nghĩa vũ trang. Hãy làm sáng tỏ tính quyết định của điều kiện ấy trong thực tiên phong trào giải phóng dân tộc (1939-1945 ở Việt Nam
Trả lời
1) Điều kiện quyết định sự bùng nổ của thắng lợi của một cuộc tổng khởi nghĩa vũ trang: Một cuộc tổng khởi nghĩa vũ trang chỉ có thể bùng nổ và thắng lợi khi có đủ điều kiện chủ quan và khách quan, trong đó điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định. Điều kiện chủ quan bao gồm sự lãnh đạo của đội tiền phong và quần chúng cách mạng....
2) Tính quyết định của điều kiện chủ quan trong thực tiễn phong trào
a) Nếu không có điều kiện chủ quan được chuẩn bị chu đáo thì không thể bùng nổ cuộc tổng khởi nghĩa.
- Đảng Cộng sản Đông Dương có sự chuẩn bị về đường lối và phương pháp cách mạng: Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, đồng thời đề ra chủ trương khởi nghĩa vũ trang,...
- Lực lượng cách mạng được xây dựng và mở rộng, bao gồm lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng. Lực lượng đó được rèn luyện, tập dượt, nhất là cao trào kháng Nhật cứu nước....
b) Điều kiện khách quan chỉ có thể phát huy tác dụng thông qua điều kiện chủ quan.
- Nhật Bản đầu hàng Đồng minh ( 8/1945 ) Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, Chính phủ thân Nhật hoang mang...điều kiện khách quan cho tổng khởi nghĩa đã đến.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cả nước đứng lên tổng khởi nghĩa.
c) Nguy cơ của cách mạng chỉ có thể được đẩy lùi thông qua điều kiện chủ quan
- Vào thời điểm xuất hiện thời cơ còn có nguy cơ, nhất là quân đồng minh chuẩn bị vào Đông Dương ( thời cơ chỉ kéo dài trong khoảng nửa tháng ); Đảng và nhân dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh và Đông Dương; Cuộc Tổng khởi nghĩa chỉ diễn ra trong vòng 15 ngày, thắng lợi là do điều kiện chủ quan quyết định, thông qua vai trò của lãnh đạo đảng trong việc chuẩn bị, chớp thời cơ và đẩy lùi nguy cơ...
Câu 6 (3,0 điểm)
Trên cơ sở phân tích bối cảnh trong nước và quốc tế, anh/chị hãy làm rõ tính tất yếu của công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam (từ tháng 12-1986)
Trả lời
a) Bối cảnh trong nước
- Khó khăn về kinh tế - xã hội: Đất nước bị khủng hoảng kéo dài, trước hết là khủng khoảng về kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn ....
- Khó khăn về đối ngoại: Việt Nam đang bị bao vây, cấm vận và cô lập từ bên ngoài....
- Sai lầm, khuyết điểm trên lãnh đạo, quản lý: Đ" ảng đã chỉ ra nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng khủng hoảng là do mắc phải sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm việc chỉ đạo chiến lược và cách tổ chức thực hiện..."
- Cơ sở để đổi mới những thành tựu xây dựng Chủ nghĩa xã hội (1976-1985 ), trong đó có sự thành công về đổi mới từng phần ở một số ngành, địa phương ( Chỉ thị 100 năm 1981 ),...
b) Bối cảnh quốc tế
- Xu thế cải cách, mở cửa: nhiều nước trên thế giới tiến hành cải cách, mở cửa, trong đó có Trung Quốc ( từ năm 1978 ) Liên Xô ( từ năm 1985 ),..
- Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa,...; chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông Âu khủng hoảng... đòi hỏi Đảng Nhà nước Việt Nam phải tiến hành đổi mới;,...
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom