Sử Kỷ niệm ngày sinh của Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

23.11 : ngày sinh cố Thủ tướng VÕ VĂN KIỆT.
Võ Văn Kiệt (tên thật là Phan Văn Hòa, bí danh Sáu Dân, Chín Dũng; 23/11/1922 - 11/6/2008) - Thủ tướng thứ tư của nước CHXHCN Việt Nam từ ngày 8/8/1991 cho đến ngày 25/9/1997. Ông được nhiều báo chí đánh giá là người đã đẩy mạnh công cuộc Đổi mới, là "tổng công trình sư" nhiều dự án táo bạo của thời kỳ Đổi mới. Tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi trong phong trào Thanh niên phản đế (1938), ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939.
Sau Cách mạng tháng Tám, Võ Văn Kiệt là Ủy viên chính trị dân quân cách mạng liên tỉnh Tây Nam Bộ. Sau Hiệp định Genève, năm 1955, Võ Văn Kiệt được bầu làm Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ và Phó Bí thư liên Tỉnh ủy Hậu Giang; từ năm 1959 đến cuối năm 1970, ông là Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định. Ông bắt đầu được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương từ Đại hội III; từ năm 1973 đến năm 1975 ông được điều về làm Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam. Từ năm 1976 ông là Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 8/1991, ông được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
TẦM NHÌN VÀ NHÂN TÂM CỦA VÕ VĂN KIỆT.
Nhắc đến Sáu Dân - Võ Văn Kiệt, người ta không thể không nhớ đến những quyết sách mang tính đột phá của ông thời "Đêm trước Đổi mới". Trong hơn 10 năm ông lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 5/1975 đến tháng 1/1987, ông đã có nhiều quyết sách nhằm cởi trói khỏi cơ chế bao cấp, ngăn sông cấm chợ, để bung ra sản xuất, tạo ra của cải hàng hóa, vận hành thị trường theo đúng quy luật cung cầu, quy luật giá trị - giá cả… nhằm cải thiện đời sống người lao động và công nhân viên chức.
Còn nhớ Quyết định 34 của UBND thành phố Hồ Chí Minh (ban hành ngày 29/1/1986) đã mang tính lịch sử đến nhường nào. Quyết định này cho phép người có tiền vốn và tư liệu sản xuất được thuê mướn công nhân không quá 10 người. Bấy giờ, khi việc thuê mướn người lao động bị cấm kỵ, bị quy kết là "người bóc lột người", rõ ràng chủ trương này của ông Kiệt là một bước đột phá táo bạo về cơ chế và quan điểm.
Thành phố Hồ Chí Minh đang bung sản xuất ra nhưng lại thiếu điện trầm trọng. Ông Kiệt quy tụ các chuyên gia về thủy điện, địa chất cùng ông lặn lội khảo sát khắp núi rừng miền Đông Nam bộ. Rồi ông quyết định xây dựng nhà máy thủy điện Trị An. Thủy điện Trị An được xem là một công trình kỷ lục về thời gian thi công và sự ra đời của Trị An đã cứu nguy cho sản xuất công nghiệp thành phố, góp phần điện khí hóa nhiều khu vực nông thôn Nam bộ.
Tháng 2/1987, ông Kiệt rời thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội nhận nhiệm vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước. Đến tháng 8/1991, ông Kiệt được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, và đến năm 1992, ông được bầu làm Thủ tướng Chính phủ. Thời kỳ này giới nhà báo thường xuyên theo chân ông đến những công trình khai phá, mở mang sản xuất, được chứng kiến và cảm nhận nỗi trăn trở và quyết sách quyết liệt của ông, trong đó có công trình xây dựng đường dây điện quốc gia 500 kV lịch sử. Năm 1994, đường dây điện quốc gia 500 kV hoàn tất, hòa vào mạng lưới điện thống nhất, chấm dứt vĩnh viễn thời kỳ phát điện phân tán từng địa phương. Một lần nữa tầm nhìn Võ Văn Kiệt, bản lĩnh Võ Văn Kiệt được khẳng định.
Có biết bao câu chuyện kể về những công lao, những quyết sách khai phá, "đội đá vá trời" của chú Sáu Dân - Võ Văn Kiệt được truyền tụng trong dân chúng. Những thế hệ sau nghe kể chuyện về chú Sáu cứ tưởng như huyền thoại.

inbound6335999282112719170.jpg

Nguồn: Trần Trung Hiếu
 
  • Like
Reactions: Đỗ Hằng
Top Bottom