- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
+ Mùng 5 Tết: Kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa vào mùng 5 Tết của quân Tây Sơn đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh vào xuân năm 1789
Lấy cớ được Lê Chiêu Thống sang cầu cứu để phục hồi ngôi vị vua Lê, Càn Long nhà Thanh xúc tiến chuẩn bị lực lượng hùng mạnh để xâm lược nước ta. Cuối năm 1788, đạo quân xâm lược chia thành 3 cánh tiến vào nước ta, tàn phá khắp nơi mà không gặp trở ngại gì. Cựu hoàng Lê Chiêu Thống được tướng Thanh là Tôn Sĩ Nghị giúp đỡ, đã sang "chầu chực" họ Tôn và bị nhân dân oán ghét.
Trước thế mạnh của giặc, quân Tây Sơn do Ngô Văn Sở lãnh đạo ở Bắc Hà đã chủ động rút lui. Theo kế hoạch, Tây Sơn để lại một phần lực lượng ở Tam Điệp - Biện Sơn; còn lại thì rút thẳng vào Phú Xuân (Huế) báo tin cho Bắc Bình Vương. Tháng 12/1788, theo đề nghị của tướng Trần Quang Diệu, Bắc Bình Vương lên ngôi Hoàng đế với hiệu Quang Trung Hoàng đế (1788 - 1792) ra lệnh cho quân Tây Sơn tiến nhanh ra Bắc. Đường hành quân của nghĩa quân được giữ bí mật tuyệt đối và quân lính không định vị được mình đang đi hướng nào. Đến Tam Điệp - Biện Sơn và Thanh Hóa, Hoàng đế Tây Sơn cho khao quân và duyệt binh để phô trương thanh thế, tuyển thêm quân - nâng tổng số quân lên khoảng 5 vạn. Đến Thanh Hóa, Quang Trung chia quân thành 5 đạo tiến ra giải phóng Thăng Long.
Từ nghệ thuật chọn đường hành quân, tạo cho đại quân Quang Trung nhanh chóng – bất ngờ tiếp cận mục tiêu không để chúng kịp thời đối phó. Với chiến thuật hành quân này, nghĩa quân Tây Sơn nhanh chóng đánh tan nhiều đồn giặc - trong đó có đồn Hà Hồi (mùng 3 Tết) và hai đồn Ngọc Hồi - Đống Đa (mùng 5 Tết). Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa mùng 5 Tết đập tan âm mưu xâm lược của Mãn Thanh, buộc chúng phải rút về nước trong nhục nhã và vua Thanh đã phải công nhận Quang Trung là Quốc vương Đại Việt
+ Ngày 9/2: kỷ niệm ngày bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Bái của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học lãnh đạo (9/2/1930)
Việt Nam Quốc dân Đảng được thành lập tại Hà Nội vào ngày lễ Noel (25/12/1927) gồm chủ yếu là tầng lớp trí thức tiểu tư sản. Họ thành lập tổ chức rõ ràng: Tổng bộ, các ủy ban (cái này là kế thừa từ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên), do Nguyễn Thái Học lãnh đạo. Điểm tiến bộ của tổ chức này là: kết nạp đại đa số các giai tầng nhân dân: trí thức, nông dân, địa chủ, thương gia, công chức, sinh viên, học sinh, công nhân, và binh lính người Việt yêu nước trong quân đội Pháp - cái này được Nguyễn Ái Quốc kế thừa trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Về đường lối, tổ chức này theo đường lối dân chủ tư sản mô phỏng tư tưởng của Tôn Trung Sơn trong cách mạng Tân Hợi 1911; phương pháp là bạo lực cách mạng
Tháng 2/1930, Việt Nam Quốc dân Đảng cử người ra giết tên trùm mộ phu A. Bazin của Pháp. Pháp điều quân ra sức khủng bố, khiến tổ chức này phải phát động khởi nghĩa Yên Bái vào ngày 9/2/1930. Khởi nghĩa bùng nổ, nghĩa quân nhanh chóng đánh chiếm Yên Bái, Hưng Hóa... Cùng tiếng súng khởi nghĩa Yên Bái, nhiều đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng đã tổ chức cài bom nổ khắp thành phố Hà Nội, như: Sở Mật thám, bóp Cảnh sát Hàng Trống... để uy hiếp tinh thần và gây hoang mang cho quân Pháp. Cuối tháng 2/1930, khởi nghĩa thất bại
Nguồn: Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò
+ Ngày 9/2: ngày sinh của cố Tổng bí thư Trường Chinh
Tổng bí thư Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu, sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, H.Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Với 81 năm tuổi đời, hơn 60 năm hoạt động cách mạng liên tục (từ 1925 – 1988), ông được phân công giữ nhiều trọng trách quan trọng của Đảng, Nhà nước như: Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, Tổng bí thư Đảng Lao động VN, Tổng bí thư Đảng Cộng sản VN, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, cố vấn Ban Chấp hành T.Ư Đảng Cộng sản VN…
Trường Chinh làm Tổng bí thư hai lần - riêng lần thứ hai (1986) thì ông là người đặt nền móng cho Đổi mới đất nước.
Theo bà Trần Thị Huyền, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, từ 1983 – 1985, ông Trường Chinh đã tổ chức và trực tiếp tham gia nhiều chương trình khảo sát thực tế chặt chẽ tới gần 20 tỉnh thành, trên khắp ba miền đất nước. Chuyến đi khảo sát tình hình thực tế tại Viện Nghiên cứu cà phê TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk năm 1983 trong cương vị Chủ tịch Hội đồng Nhà nước cũng nằm trong số đó. “Những chuyến đi thực tế của ông Trường Chinh là quá trình thâm nhập thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó đúc kết thành quan điểm, tư tưởng đổi mới”, bà Huyền cho biết. Chẳng hạn, theo nhà nghiên cứu này, sau chuyến đi Đắk Lắk và Kon Tum, ông kiến nghị hình thức phát triển kinh tế vườn, hình thức khoán hộ rất cụ thể, khoa học.
Theo bảo tàng Hồ Chí Minh, đây là thời kỳ đất nước gặp muôn vàn khó khăn, các thế lực thù địch tăng cường bao vây, cấm vận, cùng với đó là cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp đã làm cho lạm phát tăng cao, kinh tế nước ta bước vào khủng hoảng. “Từ tháng 7.1986, với cương vị là Tổng bí thư, nhận rõ xu thế tất yếu của thời đại, thực trạng của đất nước, yêu cầu nguyện vọng chính đáng của nhân dân, đồng chí Trường Chinh đã dũng cảm thoát ra khỏi tư duy cũ, chủ động và kiên quyết đề ra chủ trương đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế”.
Ngay trong quá trình chuẩn bị Đại hội VI, Tổng bí thư Trường Chinh nói: “Đối với nước ta, đổi mới là yêu cầu bức thiết, là vấn đề có tầm quan trọng sống còn”. Trước đó, tại hội nghị đặc biệt Ban Chấp hành T.Ư Đảng ngày 14.7.1986, ông Trường Chinh được bầu làm Tổng bí thư thay ông Lê Duẩn mới qua đời. Theo bà Trần Thị Hiền, cuối tháng 3 đầu tháng 4.1986, ông Trường Chinh còn bị một số ý kiến ủng hộ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp phê phán gay gắt là “chạy theo chủ nghĩa xã hội thị trường”, “bắt chước các quan điểm của nước ngoài” và “cẩn thận với những con ngựa thành Troia”. Tuy nhiên, ông vẫn kiên định với quan điểm đổi mới của mình.
Trong thời kỳ làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, ông Trường Chinh còn thành lập nhóm các nhà khoa học để nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Nhóm nghiên cứu 8 người này đã tập trung nghiên cứu lý luận, nhận thức lại các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kỳ quá độ, về chính sách kinh tế mới của Lênin cũng như vận dụng nó vào thực tiễn VN. “Ông nhận rõ sai lầm và kiên quyết sửa chữa khắc phục tư tưởng vừa chủ quan, nóng vội vừa bảo thủ trì trệ; từng bước nêu những nhận thức mới về thời kỳ quá độ ở VN, về sự tất yếu không thể bỏ qua phát triển sản xuất hàng hóa, đó là sản xuất hàng hóa xã hội chủ nghĩa, làm rõ khái niệm cơ chế thị trường”,
Lấy cớ được Lê Chiêu Thống sang cầu cứu để phục hồi ngôi vị vua Lê, Càn Long nhà Thanh xúc tiến chuẩn bị lực lượng hùng mạnh để xâm lược nước ta. Cuối năm 1788, đạo quân xâm lược chia thành 3 cánh tiến vào nước ta, tàn phá khắp nơi mà không gặp trở ngại gì. Cựu hoàng Lê Chiêu Thống được tướng Thanh là Tôn Sĩ Nghị giúp đỡ, đã sang "chầu chực" họ Tôn và bị nhân dân oán ghét.
Trước thế mạnh của giặc, quân Tây Sơn do Ngô Văn Sở lãnh đạo ở Bắc Hà đã chủ động rút lui. Theo kế hoạch, Tây Sơn để lại một phần lực lượng ở Tam Điệp - Biện Sơn; còn lại thì rút thẳng vào Phú Xuân (Huế) báo tin cho Bắc Bình Vương. Tháng 12/1788, theo đề nghị của tướng Trần Quang Diệu, Bắc Bình Vương lên ngôi Hoàng đế với hiệu Quang Trung Hoàng đế (1788 - 1792) ra lệnh cho quân Tây Sơn tiến nhanh ra Bắc. Đường hành quân của nghĩa quân được giữ bí mật tuyệt đối và quân lính không định vị được mình đang đi hướng nào. Đến Tam Điệp - Biện Sơn và Thanh Hóa, Hoàng đế Tây Sơn cho khao quân và duyệt binh để phô trương thanh thế, tuyển thêm quân - nâng tổng số quân lên khoảng 5 vạn. Đến Thanh Hóa, Quang Trung chia quân thành 5 đạo tiến ra giải phóng Thăng Long.
Từ nghệ thuật chọn đường hành quân, tạo cho đại quân Quang Trung nhanh chóng – bất ngờ tiếp cận mục tiêu không để chúng kịp thời đối phó. Với chiến thuật hành quân này, nghĩa quân Tây Sơn nhanh chóng đánh tan nhiều đồn giặc - trong đó có đồn Hà Hồi (mùng 3 Tết) và hai đồn Ngọc Hồi - Đống Đa (mùng 5 Tết). Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa mùng 5 Tết đập tan âm mưu xâm lược của Mãn Thanh, buộc chúng phải rút về nước trong nhục nhã và vua Thanh đã phải công nhận Quang Trung là Quốc vương Đại Việt
+ Ngày 9/2: kỷ niệm ngày bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Bái của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học lãnh đạo (9/2/1930)
Việt Nam Quốc dân Đảng được thành lập tại Hà Nội vào ngày lễ Noel (25/12/1927) gồm chủ yếu là tầng lớp trí thức tiểu tư sản. Họ thành lập tổ chức rõ ràng: Tổng bộ, các ủy ban (cái này là kế thừa từ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên), do Nguyễn Thái Học lãnh đạo. Điểm tiến bộ của tổ chức này là: kết nạp đại đa số các giai tầng nhân dân: trí thức, nông dân, địa chủ, thương gia, công chức, sinh viên, học sinh, công nhân, và binh lính người Việt yêu nước trong quân đội Pháp - cái này được Nguyễn Ái Quốc kế thừa trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Về đường lối, tổ chức này theo đường lối dân chủ tư sản mô phỏng tư tưởng của Tôn Trung Sơn trong cách mạng Tân Hợi 1911; phương pháp là bạo lực cách mạng
Tháng 2/1930, Việt Nam Quốc dân Đảng cử người ra giết tên trùm mộ phu A. Bazin của Pháp. Pháp điều quân ra sức khủng bố, khiến tổ chức này phải phát động khởi nghĩa Yên Bái vào ngày 9/2/1930. Khởi nghĩa bùng nổ, nghĩa quân nhanh chóng đánh chiếm Yên Bái, Hưng Hóa... Cùng tiếng súng khởi nghĩa Yên Bái, nhiều đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng đã tổ chức cài bom nổ khắp thành phố Hà Nội, như: Sở Mật thám, bóp Cảnh sát Hàng Trống... để uy hiếp tinh thần và gây hoang mang cho quân Pháp. Cuối tháng 2/1930, khởi nghĩa thất bại
Nguồn: Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò
+ Ngày 9/2: ngày sinh của cố Tổng bí thư Trường Chinh
Tổng bí thư Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu, sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, H.Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Với 81 năm tuổi đời, hơn 60 năm hoạt động cách mạng liên tục (từ 1925 – 1988), ông được phân công giữ nhiều trọng trách quan trọng của Đảng, Nhà nước như: Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, Tổng bí thư Đảng Lao động VN, Tổng bí thư Đảng Cộng sản VN, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, cố vấn Ban Chấp hành T.Ư Đảng Cộng sản VN…
Trường Chinh làm Tổng bí thư hai lần - riêng lần thứ hai (1986) thì ông là người đặt nền móng cho Đổi mới đất nước.
Theo bà Trần Thị Huyền, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, từ 1983 – 1985, ông Trường Chinh đã tổ chức và trực tiếp tham gia nhiều chương trình khảo sát thực tế chặt chẽ tới gần 20 tỉnh thành, trên khắp ba miền đất nước. Chuyến đi khảo sát tình hình thực tế tại Viện Nghiên cứu cà phê TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk năm 1983 trong cương vị Chủ tịch Hội đồng Nhà nước cũng nằm trong số đó. “Những chuyến đi thực tế của ông Trường Chinh là quá trình thâm nhập thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó đúc kết thành quan điểm, tư tưởng đổi mới”, bà Huyền cho biết. Chẳng hạn, theo nhà nghiên cứu này, sau chuyến đi Đắk Lắk và Kon Tum, ông kiến nghị hình thức phát triển kinh tế vườn, hình thức khoán hộ rất cụ thể, khoa học.
Theo bảo tàng Hồ Chí Minh, đây là thời kỳ đất nước gặp muôn vàn khó khăn, các thế lực thù địch tăng cường bao vây, cấm vận, cùng với đó là cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp đã làm cho lạm phát tăng cao, kinh tế nước ta bước vào khủng hoảng. “Từ tháng 7.1986, với cương vị là Tổng bí thư, nhận rõ xu thế tất yếu của thời đại, thực trạng của đất nước, yêu cầu nguyện vọng chính đáng của nhân dân, đồng chí Trường Chinh đã dũng cảm thoát ra khỏi tư duy cũ, chủ động và kiên quyết đề ra chủ trương đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế”.
Ngay trong quá trình chuẩn bị Đại hội VI, Tổng bí thư Trường Chinh nói: “Đối với nước ta, đổi mới là yêu cầu bức thiết, là vấn đề có tầm quan trọng sống còn”. Trước đó, tại hội nghị đặc biệt Ban Chấp hành T.Ư Đảng ngày 14.7.1986, ông Trường Chinh được bầu làm Tổng bí thư thay ông Lê Duẩn mới qua đời. Theo bà Trần Thị Hiền, cuối tháng 3 đầu tháng 4.1986, ông Trường Chinh còn bị một số ý kiến ủng hộ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp phê phán gay gắt là “chạy theo chủ nghĩa xã hội thị trường”, “bắt chước các quan điểm của nước ngoài” và “cẩn thận với những con ngựa thành Troia”. Tuy nhiên, ông vẫn kiên định với quan điểm đổi mới của mình.
Trong thời kỳ làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, ông Trường Chinh còn thành lập nhóm các nhà khoa học để nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Nhóm nghiên cứu 8 người này đã tập trung nghiên cứu lý luận, nhận thức lại các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kỳ quá độ, về chính sách kinh tế mới của Lênin cũng như vận dụng nó vào thực tiễn VN. “Ông nhận rõ sai lầm và kiên quyết sửa chữa khắc phục tư tưởng vừa chủ quan, nóng vội vừa bảo thủ trì trệ; từng bước nêu những nhận thức mới về thời kỳ quá độ ở VN, về sự tất yếu không thể bỏ qua phát triển sản xuất hàng hóa, đó là sản xuất hàng hóa xã hội chủ nghĩa, làm rõ khái niệm cơ chế thị trường”,
Last edited: