Sử Kỷ niệm 40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc (17/2/1979 - 17/2/2019)

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Hoàn cảnh:
- Sau khi Việt Nam hoàn toàn được thống nhất, quân dân ta bước vào giai đoạn phục hồi và xây dựng đất nước với các kế hoạch 5 năm được Đảng và Chính phủ vạch ra từ Đại hội IV (12/1976): miền Bắc tiến hành phục hồi lại kinh tế từ đống đổ nát do hậu quả của hai cuộc không kích phá hoại miền Bắc của Mĩ (1964, 1972), miền Nam tiến hành xây dựng và cơ cấu lại kinh tế
- Trong khi đó, đất nước ta lại đang hình như tái hiện lại giai đoạn 1945 - 1946: kẻ thù bắt đầu lên kế hoạch chống phá lại công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Mĩ tiến hành lệnh cấm vận, trong khi Trung Quốc - một "đồng minh" của Mĩ thì bắt đầu lập kế hoạch gây chiến
Về nguyên nhân tại sao giới cầm quyền Trung Quốc gây chiến, GS Vũ Dương Ninh cho rằng có 5 nguyên nhân chính:
+ Thứ nhất, TQ coi Việt Nam như một trở ngại trên con đường bành trướng xuống Đông Nam Á.
+ Thứ hai, sự thất bại của chế độ diệt chủng Pol Pot là đòn giáng nặng nề vào ý đồ bành trướng. Ý đồ lôi kéo chủ lực của Việt Nam từ vùng Tây Nam lên chống đỡ ở phía Bắc không đạt được vì quân dân Việt Nam đã sẵn sàng chiến đấu trên cả hai miền đất nước.
+ Thứ ba, họ tính đến những vấn đề đối nội và đối ngoại nhằm mục tiêu ổn định bên trong và bành trướng bên ngoài.
+ Thứ tư, nhằm tạo cớ cô lập Việt Nam và gây ảnh hưởng ở Đông Nam Á.
+ Cuối cùng, cái đích chính TQ muốn nhằm tới là lôi kéo Mỹ chống Liên Xô, đồng thời tranh thủ nguồn đầu tư và kỹ thuật từ Mỹ phục vụ công cuộc cải cách trong nước…
Trung Quốc tiến hành nhiều hoạt động gây hấn:
+ từ 1975 đến 1978, Trung Quốc gây ra tới 2.175 vụ xâm nhập trái phép vào lãnh thổ nước ta (thống kê của đài truyền hình VTC). Năm 1978, chính quyền Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình hủy bỏ các hiệp ước lãnh sự giữa hai nước; đồng thời cho yêu cầu các lãnh sự Việt Nam ở Côn Minh và Quảng Châu phải về nước. Tháng 5/1978, Trung Quốc dựng lên "nạn Hoa kiều" dụ dỗ và gây sức ép buộc 20 vạn Hoa kiều phải về nước
+ quan hệ giữa Liên Xô với Trung Quốc đang lên mức căng thẳng nhất chưa từng có. Tháng 11/1977, tờ Nhân dân nhật báo đã gọi Liên Xô là "kẻ thù nguy hiểm nhất của Trung Quốc, coi Mĩ như một đồng minh". => Năm 1978, Việt Nam chiến thắng quân diệt chủng Polpot ở Campuchia đã đẩy mâu thuẫn Việt - Trung lên đỉnh điểm. Ngày 16/2/1979, Đặng Tiểu Bình trong khi tuyên bố mở cuộc chiến tranh tổng lực chống Liên Xô thì ông ta xúc tiến chuẩn bị nghi binh với kế hoạch "dạy cho Việt Nam một bài học".
Theo tài liệu mới cập nhật, Tổng thống Mĩ gửi thư tay đến Đặng và cảnh báo rằng "tấn công Việt Nam là sai lầm nghiêm trọng". Theo Tổng thống Mĩ là Carter, "sẽ là một sai lầm nghiêm trọng nếu tiến hành cuộc tấn công với ý nghĩa trừng phạt vào lãnh thổ Việt Nam. Mục tiêu cản trở hành động của Việt Nam ở Campuchia hay ngăn chặn Liên Xô cũng khó mà đạt được". Carter cũng nhấn mạnh, “rắc rối nghiêm trọng có thể leo thang thành xung đột trong khu vực".
- Về phía Chính phủ Việt Nam:
+ Bộ Ngoại giao Việt Nam ra văn kiện gửi Trung Quốc để yêu cầu nước này đàm phán về người Hoa ở Việt Nam, đỉnh điểm là cuộc đàm phán Hà Nội giữa Thứ trưởng Ngoại giao hai nước trong 2 tháng (tháng 8 - 9/1978) nhưng không có kết qủa.
+ Khi cuộc chiến đấu bắt đầu, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao nước ta Nguyễn Duy Trinh gửi điện khẩn cấp tới Chủ tịch Hội đồng Bảo an và Tổng Thư ký Liên hợp quốc ngày 17/2/1979, thông báo tình hình quân đội Trung Quốc đã tiến công ồ ạt, gây chiến tranh xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, gây tội ác đẫm máu đối với nhân dân Việt Nam.
+ Ngày 18/2/1979, Chính phủ ta ra tuyên bố cứng rắn về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc, đăng trên báo Nhân dân số 9020:
img3396-15489050112801172813896-1550041181650170588119.png


2. Diễn biến:
- 5 giờ sáng ngày 17/2/1979, 60 vạn quân Trung Quốc đồng loạt vượt biên giới kéo dài 1.400km tiến vào 6 tỉnh của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai và Yên Bái), Lai Châu, điều động 9 quân đoàn chủ lực; 2.559 khẩu pháo, 500 xe tăng và xe thiết giáp tiến sâu vào đất Lạng Sơn, Lai Châu 10 – 15km, vào Cao Bằng 40 – 50km. Chúng dùng pháo cao xạ bắn phá các thị xã và làng mạc, bắn phá các đồn công an ở dọc biên giới phía Bắc. Tại Lạng Sơn, bộ binh Trung Quốc bắn phá các đồn công an của ta, chốt dân quân ở Chi Ma, Nhơn Phát (Lộc Bình); Ba Sơn (Cao Lộc)… Tại Hoàng Liên Sơn, chúng bắn phá thị xã Lào Cai, nhà máy điện và các chốt dân quân. Tại Lai Châu, chúng bắn phá Ma Ly Phố, Cao Sơn Chải và phía tây đường 22; tại Quảng Ninh chúng bắn phá liên tục các thị xã Móng Cái, Hoành Mô….
- Quân dân các tỉnh chống trả quyết liệt, bắn hạ nhiều tên địch và bắn cháy nhiều xe tăng. Riêng ở Bát Xát, quân dân Lào Cai diệt 150 tên và 4 xe tăng; ở cửa Hữu Nghị thì ta bắn cháy 8 xe tăng[ Báo Nhân dân số ra ngày 18/2/1979]. Tại Hoàng Liên Sơn, quân dân ta được vũ trang đã chặn đánh quân địch quyết liệt ở Mường Khương và thị xã Lào Cai, diệt gần 1.000 tên địch[ Báo Nhân dân số 9023 ngày 21/2/1979 nói rõ hơn: trận Bản Sơn - Bản Lầu (cách Lào Cai 14 km về hướng Đông Bắc) diệt 400 tên; trận Tây Bắc Lào Cai diệt tiếp 300 tên và trận Mường Khương thì quân dân ta đánh thiệt hại nặng 400 tên địch]. Tại Cao Bằng, quân dân ta đánh quyết liệt ở Trùng Khánh, Hà Quảng, Thạch An…. diệt hơn 1.000 tên địch và phá hủy 20 xe tăng. Đặc biệt, trận tập kích bất ngờ đêm 17/2/1979 tại Trùng Khánh đã diệt được 300 tên, đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn[ Báo Quân đội nhân dân]. Theo thống kê chưa đầy đủ, quân dân ta đã diệt 1.500 tên địch
Đến ngày 22 và 23/2/1979, quân dân các tỉnh Lai Châu, Hoàng Liên Sơn và Cao Bằng tấn công mạnh mẽ ở các khu vực Ta Lang, Pa Tân (Lai Châu), Đồng Đăng, Lộc Bình (Lạng Sơn)… diệt 4.000 tên địch, đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn, phá hủy 20 xe tăng và 8 đại bác[ Báo Nhân dân số 9028 ngày 26/2/1979 thống kê: ngày 23/2, ta diệt 16.000 tên địch và gây thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn, phá hủy 160 xe tăng, 110 xe quân sự, 15 đại bác].
- Ngày 24 - 25/2/1979, Trung Quốc chia quân thành 3 mũi đánh vào Cam Đường và Làng Giang, nhưng chúng nhanh chóng bị quân dân của các dân tộc đánh cho tan tành, chết mất 1.400 tên. Trong ngày 25/2/1979, quân dân tỉnh Hải Ninh (Quảng Ninh) chặn đứng cuộc tấn công của quân địch vào Sái Nguồn (phía tây thị xã Móng Cái) diệt nhiều tên và buộc chúng phải rút. Trước đó ngày 24/2/1979, quân dân huyện Tràng Định tấn công vào xã Tri Phương (phía bắc Tràng Định) diệt 200 tên và thu hơn 500 súng các loại.
Đầu năm 1979, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra Lời kêu gọi để động viên toàn dân kháng chiến (tháng 2/1979). Tháng 3/1979, bọn Trung Quốc tăng quân và đánh vào các tỉnh Đông Bắc nước ta như Quảng Ninh, Hà Tuyên và bắn phá đồn công an Mèo Vạc (Hà Tuyên) vào ngày 5/3/1979. Quân dân Lạng Sơn chủ động đánh trả quyết liệt ở cao điểm 412 (đông nam thị xã) và thị xã Lạng Sơn, diệt hàng trăm tên. Ở Cao Bằng, rạng sáng 5/3/1979 quân dân tỉnh tổ chức tập kích tại Thất Khê, diệt hơn 300 tên địch. Tại tỉnh Hoàng Liên Sơn, quân dân ta chặn đánh ở đèo Ô Quy Hồ, đường Phố Lu-cốc Xam, diệt 640 tên và phá hủy 5 xe quân sự[ Báo Nhân dân số 9037, ngày 7/3/1979].
- Trước lệnh Tổng động viên toàn quốc của Chính phủ ngày 5/3/1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân. Trên đường rút, chúng bị quân dân các tỉnh biên giới chặn đánh kịch liệt: Ở hướng Cao Bằng, các cánh quân Trung Quốc đều bị bộ đội địa phương, dân quân Cao Bằng đánh chặn, bị phản kích xé tan đội hình, bỏ chạy về bên kia biên giới;trên tuyến Hoàng Liên Sơn, sau 7 ngày bị dân quân, tự vệ cùng các lực lượng vũ trang đánh trả quyết liệt, hai quân đoàn Trung Quốc vẫn không qua nổi trận địa đánh chặn, phục kích; trên các hướng Lai Châu, Hà Tuyên, Quảng Ninh, qua hơn 20 ngày, quân Trung Quốc vẫn bị chặn ở Phong Thổ, hơn 1.000 lính Trung Quốc thiệt mạng ở Hà Tuyên, hai trung đoàn Trung Quốc đã bị đánh lui tại Quảng Ninh, tháo chạy sát về biên giới.
- Trước tình hình Trung Quốc tấn công Việt Nam, Liên Xô và các nước XHCN anh em, các nước yêu chuộng hòa bình đã ra văn bản phản đối. Liên Xô cứng rắn hơn khi tuyên bố: “Bắc Kinh là kẻ vô trách nhiệm, sử dụng vũ khí tùy tiện và chà đạp thô bạo luật pháp quốc tế, càng vạch trần trước toàn thế giới thế giới thực chất chính sách bá quyền của Bắc Kinh ở Đông Nam Á”. Các cường quốc Anh, Pháp yêu cầu Hội đồng Bảo an thảo luận về tình hình Đông Nam Á và tác động đối với hoà bình thế giới. Trước sức ép của quốc tế và đấu tranh quyết liệt của Việt Nam, ngày 16/3/1979 Trung Quốc đã rút hết quân về nước.
- Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chiếm đóng trái phép một số điểm cao ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, thường xuyên gây xung đột vũ trang - đỉnh điểm ở mặt trận Vị Xuyên. Đến năm 1989, cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược mới kết thúc.


51887607_2102083783203652_6242947827610157056_n.jpg

51964376_2028098110640826_8399044976687710208_n.jpg


 
Last edited:
Top Bottom