- 6 Tháng bảy 2015
- 6,549
- 13,985
- 1,304
- Quảng Nam
- Vi vu tứ phương


Chào mọi người.
Kể từ năm 2015 thì dạng đề nghị luận xã hội đã thay đổi triệt để từ viết đoạn 600 chữ thành một đoạn văn ngắn 200 chữ rồi. Dù đã trải qua 6 năm cải biến nhưng mình nhận thấy vẫn có nhiều học sinh chưa thật sự chọn lọc ý và diễn đạt đoạn văn sao cho ngắn gọn, súc tích để đạt điểm cao nhất.
Chính vì lẽ đó mà mình viết nên bài viết này.
Bước 1: Việc đầu tiên khi chúng ta làm bài thì phải xác định được dạng đề văn nghị luận xã hội.
Hiện nay, các đề văn nghị luận xã hội phổ biến ở 2 dạng chính:
+ Dạng đề tư tưởng đạo lí
+ Dạng đề về một hiện tượng đời sống xã hội
Bước 2: Sau khi xác định được đề văn thì cần cân nhắc lại một chút về kĩ năng viết trước khi tiến hành đi vào làm bài.
Vì sao phải nhắc lại về kĩ năng viết này? Bởi vì khi bắt tay vào viết, các bạn sẽ đi theo một mạch cảm xúc, một mạch hành văn nên khi viết dễ sa đà vào những điểm không cần thiết, thiếu liên quan trong khi đoạn văn ngắn 200 chữ thì yêu cầu người viết cần phải viết bám sát với nội dung đề bài đề cập đến.
Vậy thì kĩ năng viết đoạn 200 chữ thì như thế nào?
- Tạo lập và xây dựng đoạn văn nghị luận:
+ Về mặt hình thức: Đoạn văn là tập hợp của nhiều câu văn. Bắt đầu bằng chữ viết hoa đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm. Không được phép xuống dòng. Các câu được liên kết với nhau bằng phép nối, phép thế, phép lặp,…Có câu mở, các câu triển khai và câu kết rõ ràng.
+ Về mặt nội dung: Các câu đều tập trung thể hiện vấn đề nghị luận, hệ thống luận
điểm, luận cứ rõ ràng, chặt chẽ, có sức thuyết phục.
+ Về mặt kết cấu: Hãy lựa chọn thật kĩ là nên viết theo kết cấu tổng - phân - hợp, diễn dịch hay quy nạp nhé. Nhưng theo ý kiến cá nhân của mình nên viết theo tổng - phân - hợp vì nó sẽ đầy đủ nhất và ngắn nhất cho các bạn mà không lo sót ý trong quá trình viết nè.
- Kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định:
+ Huy động các kiến thức xã hội để bày tỏ quan điểm, thái độ, nhận định riêng của mình trước vấn đề nghị luận.
+ Có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan điểm của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đưc xã hội và luật pháp quốc tế.
Bước 3: Sau khi ôn tập lại các kĩ năng thì giờ hãy đến phần quan trọng nhất nhé - Phương pháp làm bài.
- Tìm hiểu đề:
+ Xác định dạng đề chính xác: Đề là nghị luận về tư tưởng, về hiện tượng đời sống hay vấn đề từ tác phẩm?
+ Xác định đối tượng, phạm vi nghị luận
+ Xác định thao tác lập luận
- Lập dàn ý: (Mình sẽ nói về 2 dạng nghị luận chính nhé)
a. Nghị luận về tư tưởng, đạo lý:
- Câu mở đoạn: Giới thiệu khái quát tư tưởng đạo lý
- Thân đoạn:
+ Giải thích: Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau: Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.
+ Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận: Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao?; Vấn đề được biểu hiện như thế nào?; Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ?
+ Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…):
+ Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.
+ Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận
+ Mở rộng vấn đề, liên hệ bản thân: Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, …( Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân?...).
+ Bài học hành động. Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể
- Kết đoạn: Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận
b. Nghị luận về hiện tượng đời sống:
- Mở đoạn: Dẫn dắt vào đề để giới thiệu chung về những vấn đề mà xã hội ngày nay cần quan tâm.Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập… ( Chuyển ý)
- Thân đoạn:
+ Trình bày thực trạng – Mô tả hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài Có thể nêu thêm hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó.
Lưu ý: Khi miêu tả thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục.
+ Phân tích những nguyên nhân – tác hại của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên. Ảnh hưởng, tác động - hậu quả, tác hại của hiện tượng đời sống đó: đối với cộng đồng, xã hội, đối với cá nhân mỗi người. Nguyên nhân: Khách quan và chủ quan
+ Bình luận về hiện tượng ( tốt/ xấu, đúng /sai...)
Khẳng định: ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận. Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện tượng bàn luận. Hiện tượng từ góc nhìn của thời hiện đại, từ hiện tượng nghĩ về những vấn đề có ý nghĩa thời đại
+ Đề xuất những giải pháp: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục. Đối với bản thân… Đối với địa phương, cơ quan chức năng, đối với xã hội, đất nước, đối với toàn cầu
- Kết đoạn: Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn
4. Các điểm cần lưu ý:
- Đề yêu cầu đoạn văn 200 chữ nên chỉ cần viết khoảng 2/3 trang giấy. Hoặc các bạn có thể nhẩm tính là khoảng 20 dòng là ổn.
- Không được xuống dòng trong quá trình viết.
- Vì là đoạn văn nên nội dung viết cần tập trung làm rõ một luận điểm, không viết dàn trải, lan man, có thể rèn luyện trước trong quá trình ôn tập tại nhà.
- Vẫn cần đảm bảo đủ bố cục 3 phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn
- Cố gắng thể hiện được nhiều quan điểm và thái độ của bản thân.
- Đảm bảo thời gian viết phù hợp, có thể viết từ 20-25 phút.
Kể từ năm 2015 thì dạng đề nghị luận xã hội đã thay đổi triệt để từ viết đoạn 600 chữ thành một đoạn văn ngắn 200 chữ rồi. Dù đã trải qua 6 năm cải biến nhưng mình nhận thấy vẫn có nhiều học sinh chưa thật sự chọn lọc ý và diễn đạt đoạn văn sao cho ngắn gọn, súc tích để đạt điểm cao nhất.
Chính vì lẽ đó mà mình viết nên bài viết này.
Bước 1: Việc đầu tiên khi chúng ta làm bài thì phải xác định được dạng đề văn nghị luận xã hội.
Hiện nay, các đề văn nghị luận xã hội phổ biến ở 2 dạng chính:
+ Dạng đề tư tưởng đạo lí
+ Dạng đề về một hiện tượng đời sống xã hội
Bước 2: Sau khi xác định được đề văn thì cần cân nhắc lại một chút về kĩ năng viết trước khi tiến hành đi vào làm bài.
Vì sao phải nhắc lại về kĩ năng viết này? Bởi vì khi bắt tay vào viết, các bạn sẽ đi theo một mạch cảm xúc, một mạch hành văn nên khi viết dễ sa đà vào những điểm không cần thiết, thiếu liên quan trong khi đoạn văn ngắn 200 chữ thì yêu cầu người viết cần phải viết bám sát với nội dung đề bài đề cập đến.
Vậy thì kĩ năng viết đoạn 200 chữ thì như thế nào?
- Tạo lập và xây dựng đoạn văn nghị luận:
+ Về mặt hình thức: Đoạn văn là tập hợp của nhiều câu văn. Bắt đầu bằng chữ viết hoa đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm. Không được phép xuống dòng. Các câu được liên kết với nhau bằng phép nối, phép thế, phép lặp,…Có câu mở, các câu triển khai và câu kết rõ ràng.
+ Về mặt nội dung: Các câu đều tập trung thể hiện vấn đề nghị luận, hệ thống luận
điểm, luận cứ rõ ràng, chặt chẽ, có sức thuyết phục.
+ Về mặt kết cấu: Hãy lựa chọn thật kĩ là nên viết theo kết cấu tổng - phân - hợp, diễn dịch hay quy nạp nhé. Nhưng theo ý kiến cá nhân của mình nên viết theo tổng - phân - hợp vì nó sẽ đầy đủ nhất và ngắn nhất cho các bạn mà không lo sót ý trong quá trình viết nè.
- Kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định:
+ Huy động các kiến thức xã hội để bày tỏ quan điểm, thái độ, nhận định riêng của mình trước vấn đề nghị luận.
+ Có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan điểm của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đưc xã hội và luật pháp quốc tế.
Bước 3: Sau khi ôn tập lại các kĩ năng thì giờ hãy đến phần quan trọng nhất nhé - Phương pháp làm bài.
- Tìm hiểu đề:
+ Xác định dạng đề chính xác: Đề là nghị luận về tư tưởng, về hiện tượng đời sống hay vấn đề từ tác phẩm?
+ Xác định đối tượng, phạm vi nghị luận
+ Xác định thao tác lập luận
- Lập dàn ý: (Mình sẽ nói về 2 dạng nghị luận chính nhé)
a. Nghị luận về tư tưởng, đạo lý:
- Câu mở đoạn: Giới thiệu khái quát tư tưởng đạo lý
- Thân đoạn:
+ Giải thích: Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau: Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.
+ Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận: Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao?; Vấn đề được biểu hiện như thế nào?; Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ?
+ Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…):
+ Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.
+ Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận
+ Mở rộng vấn đề, liên hệ bản thân: Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, …( Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân?...).
+ Bài học hành động. Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể
- Kết đoạn: Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận
b. Nghị luận về hiện tượng đời sống:
- Mở đoạn: Dẫn dắt vào đề để giới thiệu chung về những vấn đề mà xã hội ngày nay cần quan tâm.Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập… ( Chuyển ý)
- Thân đoạn:
+ Trình bày thực trạng – Mô tả hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài Có thể nêu thêm hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó.
Lưu ý: Khi miêu tả thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục.
+ Phân tích những nguyên nhân – tác hại của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên. Ảnh hưởng, tác động - hậu quả, tác hại của hiện tượng đời sống đó: đối với cộng đồng, xã hội, đối với cá nhân mỗi người. Nguyên nhân: Khách quan và chủ quan
+ Bình luận về hiện tượng ( tốt/ xấu, đúng /sai...)
Khẳng định: ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận. Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện tượng bàn luận. Hiện tượng từ góc nhìn của thời hiện đại, từ hiện tượng nghĩ về những vấn đề có ý nghĩa thời đại
+ Đề xuất những giải pháp: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục. Đối với bản thân… Đối với địa phương, cơ quan chức năng, đối với xã hội, đất nước, đối với toàn cầu
- Kết đoạn: Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn
4. Các điểm cần lưu ý:
- Đề yêu cầu đoạn văn 200 chữ nên chỉ cần viết khoảng 2/3 trang giấy. Hoặc các bạn có thể nhẩm tính là khoảng 20 dòng là ổn.
- Không được xuống dòng trong quá trình viết.
- Vì là đoạn văn nên nội dung viết cần tập trung làm rõ một luận điểm, không viết dàn trải, lan man, có thể rèn luyện trước trong quá trình ôn tập tại nhà.
- Vẫn cần đảm bảo đủ bố cục 3 phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn
- Cố gắng thể hiện được nhiều quan điểm và thái độ của bản thân.
- Đảm bảo thời gian viết phù hợp, có thể viết từ 20-25 phút.