Kỹ năng diễn ý và hành văn

L

lethanh87

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Để các bạn học sinh có một bài văn hay, kỹ năng diễn ý và hành văn là rất quan trọng. Để đạt được kỹ năng trên, các bạn cần hoàn thành tốt các yêu cầu sau:
1/ Giọng văn và sự thay đổi giọng văn trong bài viết.
2/ Dùng từ độc đáo.
3/ Viết câu linh hoạt.
4/ Viết văn có hình ảnh.
5/ Biết nhiều cách diễn ý để diễn đạt vấn đề cần làm nổi bật.
6/ So sánh văn học.
7/ Lập luận sắc sảo, chặt chẽ.
8/ Dẫn chứng và trình bày dẫn chứng.
Nếu có gì cần giải đáp, mong các bạn cứ hỏi, rất mong các bạn đóng góp ý kiến.
 
T

tranquang

OK! Anh sẽ hỏi trước: Anh chỉ có một mong muốn, mong muốn tột bậc là sau mỗi câu, mỗi điểm em nêu ra (1,2,3,...8) hãy lấy cho anh 1 ví dụ cụ thể. Phải thật cụ thể. Ví dụ thế này. Giọng văn và sự thay đổi trong giọng văn là thế nào. Từ định nghĩa rồi đến ví dụ bằng câu văn, hoặc đoạn văn minh chứng cho nó. OK?
Chào thân ái và quyết thắng!
 
L

lethanh87

Giọng văn và sự thay đổi giọng văn

1/Giọng văn là một cái gì đó bao trùm lên tất cả bài viết, mang hơi thở của người viết, thể hiện ở mọi câu văn, mọi yếu tố của bài viết, người ta còn gọi đó là giọng điệu. Trong một bài văn nghị luận, người viết bao giờ cũng thể hiện thái độ, tình cảm, tư tưởng của mình trước một vấn đề mà mình đang thảo luận. Giọng văn là sự thể hiện màu sắc biểu cảm đó. Qua bài văn mà nhận ra người viết tán thành hay phản đối, ngợi ca hay châm biếm, kính cẩn hay suồng sã...Để tránh cho bài viết "buồn ngủ", người viết cần phải linh hoạt trong hành văn, tránh kiểu giọng đều đều từ đầu chí cuối, sẽ rất đơn điệu. Giọng văn phải sinh động. Muốn thế cần sử dụng linh hoạt hệ thống từ nhân xưng (Vd: trong bài viết về nhà thơ Xuân Diệu, lúc thì xưng ông, lúc xưng là thi sĩ họ Ngô, tác giả, nhà thơ Xuân Diệu, thi nhân, nhân vật trữ tình,...hay phân tích nhân vật Chí Phèo chẳng hạn: y, gã, hắn, kẻ, Chí Phèo, Chí, thằng chuyên rạch mặt ăn vạ, con quỷ làng Vũ Đại, nó, thằng cùng nhất trong đám cùng đinh...nhưng khi nói tới Chí Phèo lương thiện thì dùng đại từ anh hay anh ta...) Nhiều h/s từ đầu đến cuối dùng độc một đại từ nhân xưng hoăc chỉ 1,2 từ sẽ gây cảm giác nhàm chán. Lưu ý cần xác định đúng danh tính người được viết hãy xưng hô, ko nên xưng tùy tiện sẽ gây phản cảm.. Ko chỉ ở cách dùng từ xưng hô, giọng văn linh hoạt còn thể hiện ở các tiểu từ như: vâng, đúng thế, ko, điều ấy đã rõ, như vậy, chẳng lẽ...cần đặt những từ này vào đúng chỗ.
Trong viết văn nghị luận cũng nên sử dụng nhiều phương pháp hành văn: quy nạp, diễn dịch, tổng phân hợp, song hành, loại suy, móc xích..., khi thì phân tích trước dẫn chứng sau, khi thì ngược lại...để giọng văn nhiều chiều, phong phú, sinh động. Giọng văn còn thể hiện ở nhiều phương diện khác như cách dùng từ đặt câu, nêu ý, cách lập luận, cách dùng hình ảnh, so sánh, cáh tạo âm hưởng, âm điệu chung cho bài viết. cách dùng từ cảm thán. Giọng văn phải phù hợp với hơi văn bài được phân tích (ví dụ: phân tích thơ Xuân Diệu, cần tạo giọng văn sôi nổi, đắm say, rạo rực, phân tích thơ Xuân Quỳnh làm nổi bật giọng văn thiết tha, nữ tính, phân tích bài Tống Biệt Hành của Thâm Tâm, làm nổi rõ cái cảm giác bâng khuâng, khó hiêu, có tính gân guốc, phân tích thơ Hồ Chí Minh, làm nổi rõ tinh thần của người chiến sĩ cộng sản, làm nổi rõ chất :thép" ở trong đó, đấy là giọng văn phù hợp tùy từng đối tượng mà biến tấu, thay đổi cho linh hoạt, kể cả sự khác nhau trong từng đoạn của một bài thơ bài văn vẫn phải làm rõ tinh thần chung của toàn bài). Đây là một trong những yếu tố làm bài văn hay hơn. Còn rất nhiều vấn đề ở phần này, nhưng khó có thể nói hết. Ở các yêu cầu khác em sẽ viết cụ thể hơn, mong mọi người góp ý.
 
Last edited by a moderator:
L

lethanh87

Dùng từ độc đáo

2/ Dùng từ độc đáo: Trong một bài viết, cần phải có những từ "đích đáng", bắt trúng vấn đề cần diễn đạt. Viết một bài văn nghị luận cần phải có từ hay, rồi mới đến câu hay, đoạn hay, và cuối cùng là bài hay. Dùng từ là một trong những yếu tố tiên quyết để có cách diễn đạt hay. Sẽ rất chán cho người đọc khi cả một bài viết ko dùng được được một từ nào cho "trúng", cho hay, cho độc đáo. Những từ hay sẽ tạo được khoái cảm thẩm mỹ cho người đọc. Một yếu tố của văn hay, văn ám ảnh, văn có sức hút là từ ngữ trong bài cứ "găm" vào tâm khảm người đọc, tựa như khi ta dùng đinh đóng một thanh gỗ lên bức tường. Từ ngữ linh hoạt, đúng lúc, đúng chỗ, lột tả được cái thần thái của sự vật, hiện tượng...làm cho người đọc khoái chá thấy mình khó có thể viết được như vậy phải thốt lên cảm phục: viết tài quá. Muốn thế người viết phải tích lũy một vốn ngôn từ phong phú, khi cần đến để đưa vào bài viết chỉ cần lẩy ra một phát là được ngay chứ ko phải ngồi vắt óc ra mà tìm từ để diễn đạt. Sau đây là một minh chứng tiêu biểu cho cách dùng từ độc đáo:
"Chương III "Tắt đèn" không khác gì một cái lòng chảo đã nguội đi, đã váng đọng lại một thứ bùn lưu niên, trên đó oằn lên một số sinh vật. Sinh vật Nghị Quế chồng, sinh vật Nghị Quế vợ, mà lòng tham đã mất hết tính người. Sinh vật lý trưởng và lũ sai nha đốc thuế người, đã tan hoang đi cái tâm người. Và trên cái sa mạc nhân tâm đó, ko còn tia nước nguồn thương nào cả..."
"Hình ảnh rặng liễu trong bài "Đây mùa thu tới" của XDiệu như một thiếu nữ đài các kiêu sa, đẹp vẻ đẹp của một giai nhân mà buồn ảo não. Nhà thơ liên tưởng rặng liễu là người con gái với sóng tóc rủ xuống, buông dài mềm mại, tha thướt đang gội đầm đìa trong những giọt mưa đầu thu, tưởng chừng như những giọt lệ long lanh của nàng lã chã tuôn rơi đang khóc thương trong tang tóc..."
Từ độc đáo mang tính hai mặt, sử dụng đúng chỗ, đúng lúc, đúng nghĩa, câu văn sẽ hay, sẽ có hình ảnh và diễn đạt hiệu quả vấn đề, gây được hiệu ứng thẩm mỹ, ngược lại sẽ rơi vào sáo rỗng, khoe chữ. Đó là chưa kể nhiều học sinh ko hiểu đúng nghĩa của từ mà dùng bừa, dùng ẩu. Từ là vốn chung của cộng đồng, nhưng thực tế, ko phải ai cũng biết sử dụng, dùng đúng, dùng hay...Vì thế, trong quá trình học tập nên có sổ tay dùng từ, giải nghĩa những từ đặc biệt và cách sử dụng chúng (nhất là từ Hán-Việt như: băng hoại, khuyến thiện, bi thiết, đọa lạc, lưu niên, chân, thiện, mỹ, linh điểu, tịch dương...hoặc từ thuần Việt như: thao thiết, đau đáu, rợn ngợp ,váng đọng, gùn ghè...ko phải ai cũng sử dụng được), cũng nên đọc nhiều sách để bổ sung thêm cho vốn từ ngữ. Các yêu cầu khác, dần dần mình sẽ bổ sung thêm vào, các bạn chờ nhé.
 
Last edited by a moderator:
L

lethanh87

Viết câu linh hoạt

3/ Viết câu linh hoạt: Câu có rất nhiều dạng câu, ko cần phải nhắc lại vì nó là kiến thức cơ bản của ngữ pháp, nhưng dùng thế nào cho đúng, cho linh hoạt thì là cả vấn đề. Tính linh hoạt trong sử dụng câu thể hiện ở chỗ: tùy từng lúc, từng nơi, tùy giọng văn của từng đoạn mà có các loại câu tương ứng mà diễn đạt cho phù hợp. Thậm chí, có khi cùng một đoạn văn mà có các câu ngắn, câu dài rất khác nhau, giống như câu văn đang nhảy những vũ điệu sôi động. Ví dụ như:
"Có thể nào, một tình yêu mới chớm nở? Anh ko hiểu, nhưng anh chỉ biết, trong tâm hồn anh đang có những xốn xang mơ hồ rất khó diễn tả thành lời khiến con tim anh anh luôn bối rối khi gặp người ấy..."
Có những lúc, có thể diễn đạt tình cảm và thái độ của mình, người viết trực tiếp dùng câu cảm thán kiểu như:
"Nhưng hỡi ôi, niềm vui quá ngắn vẻ đẹp của tình người và của cảnh đời"-Văn Tâm
hay"Trời đất ơi! Tú Bà nói không đầy nửa phút mà nước bọt mép của mụ văng ra mãi tới ngàn năm..."-Xuân Diệu.
Khi muốn gây sự chú ý của người đọc, ta có thể dùng câu nghi vấn. Câu nghi vấn ở đây là đặt ra vấn đề, rồi sau đó lại tự trả lời, tự làm sáng tỏ:
"Tại sao Chí đã giết Bá Kiến- kẻ thù trực tiếp của mình rồi, hắn còn tự kết liễu đời mình? Vì trong cái xã hội ấy, có nơi nào có chỗ chứa hắn đâu! Vậy hắn chết là một cách tự giải thoát!..."
Có lúc câu nghi vấn đặt ở cuối đoạn, cuối bài. Loại này ko nhằm mục đích hỏi ai mà thực chất nó đã được trả lời ngay ở những câu trước đó. Kết thúc = câu hỏi như thế là để lôi cuốn người đọc, buộc họ phải suy nghĩ tiếp. Một loại câu nhằm nhấn mạnh ý khẳng định là loại câu hô ứng có kết câu: tuy... nhưng, càng...càng, ko những...mà còn, vì thế...cho nên...Ý nhấn mạnh thường nằm ở vế sau của câu: "càng đau khổ, anh càng muốn vươn lên", "tuy sống trong ngục tù, nhưng tâm hồn người chiến sĩ cách mạng vẫn luôn tự do, bay bổng"...
Một loại câu nữa là phủ định để khẳng định cũng cần được ứng dụng linh hoạt, đầy đủ trong bài ở những THợp cần nhấn mạnh một vấn đề, ví dụ:
Câu 1: Nhà văn luôn phải sống thật với cảm xúc của chính mình.
Câu 2: Nhà văn ko thể ko sống thật.........................................
Bài văn nhiều khi cần tránh sự khẳng định tuyệt đối, tức là phải uyển chuyển và đúng mức trong mọi nhận định đánh giá, vdụ: có h/s đã viết: "chỉ có văn học mới đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người" thay vì nên viết là: "văn học dã góp phần đem lại..."
Ở những câu đánh giá mang tính khái quáttreen, để biểu hiện sự thận trọng, chín chắn trong suy nghĩ, người ta thường dùng câu: "nhìn chung, về cơ bản, xét trên phương diện nào đó, thường là, hầu hết, đại đa số, phần lớn, về đại thể..." Trong văn nghị luận, cần đảm bảo tính uyển chuyển, khéo léo trong các câu văn, câu văn phải logich, được sử dụng nhuần nhuyễn. Một bài văn viết câu phải linh hoạt. Từ và câu là những đơn vị mà người đọc dễ nhận thấy cái hay của sự diễn đạt.
 
Last edited by a moderator:
H

huongmotor

Khi đã gọi là kỹ năng thì có nghĩa công việc ấy phải mang tính chuyên nghiệp cao
Diễn đạt và hành văn tốt chỉ có thể thực hiện đựoc khi thói quen ấy đựoc làm thừong xuyên và có ý thức cũng như phương pháp
Hơn thế khi ngôn ngữ theo kịp cảm xúc thì diễn đạt mới như ta mong muốn
Vậy nên lại quay về vạch xuất phát phải đọc nhiều, viết nhiều và phải ghi chép hệ thống những điều đã đọc!
 
Q

quynhmai1201

cám ơn bài viết của anh lethanh87, truoc gio em viết văn mà đọc lại cứ thấy vô hồn sao sao ấy, bây giờ mới biết tại sao. Cám ơn anh nhìu.
 
L

lethanh87

Hì hì, ko có gì, bao giờ mình sẽ bổ sung thêm các kĩ năng còn lại, mong các bạn góp ý.
 
L

lethanh87

Hôm nay, mình sẽ bổ sung thêm các yêu cầu còn lại của kỹ năng diễn ý và hành văn. Rất mong các bạn ủng hộ và đóng góp ý kiến cho bài viết của mình. Dù có hơi muộn màng, nhưng không sao đúng không các bạn?
 
L

lethanh87

Viết văn có hình ảnh.

4/Viết văn có hình ảnh:
Văn nghị luận là loại văn của tư duy khái niệm, của suy lý lôgíc. Ý tứ cần chặt chẽ, sáng sủa, lập luận phải chắc chắn, rõ ràng, bảo đảm độ chính xác cao, giàu sức thuyết phục đối với trí tuệ. Tuy nhiên, nói như thế ko có nghĩa là văn nghị luận chỉ trình bày vấn đề một cách khô khan, trừu tượng, từ chối mọi cảm xúc và hình ảnh. Ngôn ngữ văn nghị luận cũng cần phải hấp dẫn, lôi cuốn bằng từ ngữ có tính hình tượng và sức biểu cảm cao.
Văn nghị luận cần có sự tươi mát theo cách riêng của mình. Bài văn nghị luận hay phải là bài văn vừa giàu sức thuyết phục luận lý, vừa giàu hình ảnh, nhạc điệu. Hình ảnh làm tăng sức thuyết phục, làm chân lý vừa sáng tỏ, vưa thấm thía. Biện pháp cơ bản nhất để tạo nên bài viết có hình ảnh là người viết dùng phép so sánh, liên hệ, đối chiếu. Ở đây, những tư tưởng trừu tượng, khái quát, khô khan được minh họa, diễn đạt bằng cách so sánh với hàng loạt hình ảnh cụ thể và sinh động tạo nên khoái cảm thẩm mỹ cho người đọc không kém gì văn sáng tác.
So sánh trong văn nghị luận cũng tuân theo phép tỉ dụ tu từ học. Những so sánh hay phải là so sánh vừa chính xác, đích đáng, vừa bất ngờ, thú vị dựa trên cơ sở của ngôn từ độc đáo. So sánh bao giờ cũng có sức gợi cảm, gợi trí tưởng tượng phong phú trong lòng người đọc.
Những câu văn có hình ảnh các bạn có thể tham khảo ở phần tôi nêu ví dụ trên đoạn viết về dùng từ độc đáo. Còn ở đây, tôi xin đưa ra thêm một số ví dụ nữa. Viết về Sêkhốp, Nguyễn Tuân viết:
"Sêkhốp là con chim linh điểu của buổi tịch dương trên đồng cỏ dại nước Nga xưa. Sêkhốp là cái sáo diều vĩ đại trên đôi cánh âm vang tiếng nói của hiện thực và nhịp thơ của lãng mạn"
"Có những cuốn sách như dòng sông chảy qua tâm hồn ta để lại một lớp phù sa, để lại những ấn tượng khắc chạm trong tâm khảm"
Đánh giá về vị trí và ý nghĩa độc đáo của Hàn Mặc Tử trong thi ca Việt Nam, Chế Lan Viên viết:
"Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc tử như ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi lòa chói rực rỡ của mình"
Những đoạn văn như thế không chỉ là phê bình, không chỉ là nghị luận. Đó còn là sáng tác nữa. Trong bài văn nghị luận có những lúc người viết dựng lại, mô tả lại cảnh vật mà tác phẩm văn học gợi ra:
"Với một tâm hồn rộng mở, trong sáng, người lính cũng có những phút giây, những kỷ niệm thật êm đẹp, thơ mộng.
Giữa cảnh núi rừng mênh mông, yên tĩnh, ánh trăng vằng vặc, các anh du kích chờ giặc tới bỗng phát hiện ra "đầu súng trăng treo""
Tuy vậy phải có mức độ trong kiểu viết này, nếu lạm dụng và vụng về, bài văn nghị luận sẽ trở thành diễn xuôi các tác phẩm văn học một cách nhạt nhẽo.
 
Last edited by a moderator:
L

lethanh87

Một số cách diên đạt trong kiểu bài phân tích,

5/Một só cách diễn đạt trong kiểu bài phân tích, bình giảng:
Rất khó để đưa ra một khuôn mẫu chung về hình thức diễn đat vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sở trường thưởng thức, diễn đạt của người viết, thói quen, phong cách viết...Ta có thể nêu một nguyên tắc chung nhất: lý lẽ phải luôn gắn với tình cảm vì đó là quy luật tất yếu trong quá trình tiếp cận văn học.
Dưới đây, xin liệt kê một số cách diễn đạt hiệu quả thường được dùng bởi các nhà phê bình văn học nổi tiếng:
a,Diễn tả trực tiếp những ấn tượng và cảm xúc về tác phẩm:
Đây là lối diễn tả thẳng những ý nghĩ, những ấn tượng, những ấn tượng, tình cảm và điều tưởng tượng thú vị nhất của mình khi đọc tác phẩm văn học. Lối bình này đơn giản nhất vì không chú ý phân tích bình luận gì, chỉ diễn tả những cảm nghĩ chủ quan của mình trước một đoạn văn, đoạn thơ hay. Sức thuyết phục ko nằm ở lý lẽ phân tích bàn luận sắc sảo, mà ở chỗ cảm nghĩ có chân thật, chính xác và sâu sắc không và lời diễn tả có đạt không.
b/Diễn ý phân tích ra thành hình ảnh:
Đây là cách để làm rõ, làm nổi bật một đặc sắc của tác phẩm.
Bình về bài ca dao người lính thú, Hoài Thanh dựng rất đạt hình ảnh con người hình ảnh con người giả và con người thực. Con người giả tức con người công cụ cồng kềnh đè nặng lên con người thực:
"Đến khi con người thực vụt hiện ra ở cuối bài thơ thì câu thơ bỗng khóc òa lên và người ta không thấy gì ngoài dòng nước mắt"
Câu thơ đó là: "Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa"
Lối bình này đi đôi với khả năng thiết kế hình ảnh, vừa gợi lại bức tranh của người sáng tác, vừa làm sáng tỏ lý lẽ của người phê bình.
c/Phân tích dựa vào quy luật tâm lý:
Phân tích quy luật tâm lý của con người trong cuộc sống bình thường để soi sáng quy luật của tình cảm, cảm xúc trong văn thơ.
Để giải thích niềm vui lớn của Tố Hữu trong câu thơ:
Khao khát trăm năm mãi đợi chờ
Hôm nay. Vui đến ngỡ trong mơ"
Hoài Thanh viết: "Tuần tự và đột biến, tất nhiên mà vẫn cứ ngạc nhiên, cuộc sống xưa nay là thế...Một cây hoa ta trồng, ta biết nó sẽ nở hoa, nhưng đến ngày hoa nở, ta không khỏi có chút ngạc nhiên...Một bông hoa nở...còn thế nữa chuyện chiến thắng hôm nay"
Lời bình này đòi hỏi phải có vốn sống lịch lãm. Bình văn chương mà gắn với đời sống thì bao giờ cũng gần gũi, dễ hiểu.
Phân tích dựa vào một tiêu chuẩn giá trị nào đấy của nghệ thuật:
Ngiax là dựa vào một tiêu chuẩn chung của giá trị nghệ thuật để dẫn đến chỗ đánh giá cao một chi tiết hay của tác phẩm.
Đẻ khẳng định giá trị nghệ thuật cao của nhân vật văn sĩ Hoàng trong "Đôi mắt" của Nam Cao, có người đưa ra tiêu chuẩn chung của những nhân vật có phẩm chất nghệ thuật độc đáo: "Những nhân vật như thế thường giống nhau ở đặc điểm này: có những chi tiết có vẻ rất ngẫu nhiên, thậm chí vô nghĩa nữa, vậy mà không thể hình dung ra nhân vật ấy đúng như bản chất của nó nếu như gạt bỏ những chi tiết ấy. Nghĩa là rất ngẫu nhiên mà lại rất tất yếu. Có vẻ vô nghĩa ấy nhưng không có không được"
Lối bình này đòi hỏi phải thông hiểu lí thuyết căn bản của nhiều lĩnh vực nghê thuật và khoa học để vận dụng một cách sáng tạo.
→Như thế mỗi lối bình lại yêu cầu một vốn tri thức khác nhau, một cách tư duy và năng lực biểu đạt khác nhau. Nhưng cần phải nhắc lại điều này: cái quyết định cuuois cùng không phải ở lối bình này hay lối bình khác, mà ở chỗ cái hay, cái đẹp của tác phẩm mà ta muốn làm nổi bật có đúng là cái hay, cái đẹp thật không, và người bình có thật sự cảm thấy cái hay, cái đẹp đó hay không.
 
Last edited by a moderator:
  • Love
Reactions: dunro
H

hoangnhi

lethanh87 nói hay nhắm ^0^ ... Bạn vít về nhìu kĩ năng như zrậy mờ mjnh` hok thấy bạn bj lạc hay nhầm kĩ năng hành văn nào ... CHắc nờ bạn phải học giỏi văn lắm nhỉ ? ^^ :D
 
L

lethanh87

Cảm ơn, bạn quá khen, tất cả đều là do quá trình học, đọc và rèn luyện kỹ năng viết. Có gì thắc mắc, các bạn cứ góp ý.
 
H

h5n1vn

Bạn lethanh học đại học (sinh 87 mờ) nên đúng là có nhiều kinh nghiệm hành văn quá nhỉ Tui thik nhất cái câu cuối của bạn đấy Cái quan trọng nhất là ý văn Nếu mà cái ý nó trúng vô barem điểm thì giấy trắng mực đen Giám khảo phải cho mình điểm Đây là một yếu tố không hay cho lắm nhưng mà khi đi thi thì phải bắt buộc như thế Cũng như là nếu xã hội mà không có luật pháp thì chúng ta khó mà đoán được mọi việc sẽ ra sao nữa đây ?
 
D

ducdung.com

Ái chà, nhiều ghê. Nhưng biết làm sao để biến được lý thuyết thành kỹ năng như bạn đây?
 
L

lethanh87

Lý thuyết sách vở là cần thiết, không có chúng sẽ khó mà thành, nhưng chỉ đọc không thôi mà không rèn luyện thì chỉ như cưỡi ngựa xem hoa, có biết đấy mà chả làm được cái gì, giống như anh biết cách làm một món ăn, được dạy hết mẹo này mẹo nọ nhưng lại chẳng biết làm nó thế nào cho ngon, tay chân cứ lóng ngóng vì không thành phản xạ, thành kỹ năng, chán lắm. Cách duy nhất là học hỏi và rèn luyện, một câu đã cũ nhưng không bao giờ thừa: Văn ôn võ luyện.
 
H

huongtomboy

Đọc bài của chị em học được khá nhiều kiến thức trong cách hành văn,cám ơn chi nhé :)

Nhưng em cũng đang có 1 số thắc mắc về cách hành văn.Em thấy để đạt được những yêu cầu trên quả không phải dễ.
Năm nay em mới thi ĐH, em thấy rằng những kiến thức các thầy cô trên lớp (cả lớp học thêm) dạy thường khá đủ, đúng ,đặc biệt là luận đề,luận điểm rất chi tiết .Hơn nữa xem qua các barem điểm những năm trước em thấy chỉ cần đủ những ý,những yêu cầu luận điểm thôi là ăn chắc điểm,có lẽ không cần quá dài dòng,cầu kì.
Tuy vậy, em thấy những bài văn được cho là hay,được đánh giá cao thường rất sâu,ngôn từ phong phú linh hoạt,người viết như say cùng tác phẩm...
Tuy nhiên, có 1 thực tế để phát hiện ra luận điểm khái quát của những bài viết kiểu này không phải dễ.Mà có 1 vấn đề tế nhị trong khâu chấm thi văn là thầy cô phải chấm rất nhiều bài,trời nóng, liệu có còn đủ "tỉnh" để nhận được những luận điểm trong những ngôn từ say sưa kia không? Hay thầy cô chỉ dò lướt qua để chấm ý( đủ thì đc điểm, ko đủ thì mất điểm) ?
Có thể em chưa nhìn thấu đáo sự việc. Nhưng em thấy cơ bản có 2 kiểu viết : "Đánh" vào tình cảm người chấm (Phiêu cùng tác phẩm) hoặc thuyết phục bằng luận điểm chặt chẽ đầy đủ (Tỉnh táo,sáng suốt khái quát ý nghĩa chi tiết trong tp).

Theo chị mình nên làm theo hướng nào ở đề ĐH? Nếu làm thiên về cách thứ nhất thì bài văn được đánh giá cao tính sáng tạo. Làm theo cách thứ 2 có thể được điểm cao vì chắc cơ bản và đủ ý,người chấm cũng dễ dàng hơn (Em thường làm theo cách này nhưng đọc lại thấy nó hơi cứng và tỉnh)

Nếu đan xen 2 kiểu trên thì phải làm sao? Em thấy để viết được theo kiểu "Rất tỉnh" nhưng cũng "Rất say" quả không dễ.Chị có gợi ý gì không giúp em với.
Cám ơn chị nhiều :)
 
Top Bottom