Địa Kỹ năng chọn và vẽ biểu đồ địa lý

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,169
3,209
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. Khái quát về biểu đồ
- Biểu đồ là một hình vẽ có tính trực quan cao, cho phép mô tả:
+ Động thái phát triển của một hiên tượng địa lý như.
+ Thể hiện quy mô, độ lớn của một đại lượng nào đó như.
+ So sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng.
+ Thể hiện tỉ lệ cơ ấu thành phần của một tổng thể hoặc nhiều tổng thể có cùng đại lượng.
+ Thể hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu các thành phần qua một năm.
- Trong môn địa lý, biểu đồ là một phần quan trọng không thể thiếu. Có thể nói, biểu đồ là một trong những ngôn ngữ đặc thù của môn địa lý. Vì lý do đó, kỹ năng chọn và thể hiện biểu đồ đã trở thành một nội dung quan trọng để đánh giá học sinh học môn địa lý.

Đối với học sinh từ cấp THCS đến cấp THPT thường sử dụng 6 loại biểu đồ chính đó là:

A. HỆ THỐNG CÁC BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN QUY MÔ VÀ ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN
Loại biểu đồDạng biểu đồ chủ yếu
1. Biểu đồ đường biểu diễn- Biểu đồ một đường biểu diễn.
- Biểu đồ nhiều đường biểu diễn (có cùng đại lượng).
- Biểu đồ nhiều đường biểu diễn (khác đại lượng).
- Biểu đồ đường chỉ số phát triển.
2. Biểu đồ hình cột- Biểu đồ một dãy cột đơn.
- Biểu đồ 2-3 cột gộp nhóm (cùng đại lượng).
- Biểu đồ 2-3 cột gộp nhóm (khác đại lượng).
- Biểu đồ nhiều đối tượng trong một thời điểm.
3. Biểu đồ kết hợp- Biểu đồ cột và đường (khác đại lượng).
[TBODY] [/TBODY]
B. HỆ THỐNG CÁC BIỂU ĐỒ CƠ CẤU

Loại biểu đồDạng biểu đồ chủ yếu
4. Biểu đồ tròn- Biểu đồ một hình tròn.
- Biểu đồ 2-3 hình tròn (bán kính bằng nhau).
- Biểu đồ 2-3 hình tròn (bán kính khác nhau).
- Biểu đồ cặp 2 nửa đường tròn.
5. Biểu đồ cột chồng- Biểu đồ một cột chồng.
- Biểu đồ 2-3 cột chồng (cùng đại lượng).
6. Biểu đồ miền- Biểu đồ chồng nối tiếp (cùng đại lượng).
- Biểu đồ chồng từ gốc tọa độ (cùng đại lượng).
[TBODY] [/TBODY]
II. Nghiên cứu đề bài để chọn được biểu đồ thích hợp
  • Đối với đề bài yêu cầu thể hiện tiến trình động thái phát triển của các hiện tượng theo chuỗi thời gian, cần dùng biểu đồ đường.
1.png

  • Đối với đề bài yêu cầu thể hiện quy mô khối lượng của một đại lượng hoặc so sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng cần dùng biểu đồ cột (cột đơn, cột ghép, gộp nhóm… tùy theo số liệu cần biểu thị).
2.png
  • Đối với đề bài yêu cầu thể hiện động lực phát triểntương quan độ lớn giữa các đại lượng cần sử dụng biểu đồ kết hợp (thường là biểu đồ cột kết hợp với biểu đồ đường).​
3.png

  • Đối với đề bài yêu cầu thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thểquy mô đối tượng cần trình bày thì phải sử dụng biểu đồ tròn (cần nghiên cứu kĩ số liệu để chọn biểu đồ 1 hình tròn, nhiều hình tròn cùng/khác bán kính….).
4.png

  • Đối với đề bài yêu cầu thể hiện quy môcơ cấu thành phần trong một hoặc nhiều tổng thể cần sử dụng biểu đồ cột chồng (tùy vào số liệu mà sử dụng biểu đồ 1 cột chồng hoặc nhiều cột chồng ghép lại).
5.png
  • Đối với đề bài yêu cầu thể hiện đồng thời cả hai mặt, cơ cấuđộng thái phát triển của đối tượng qua nhiều thời điểm (từ 4 thời điểm trở lên) thì cần dùng biểu đồ miền.
6.png

Dựa vào các thông tin trên, chúng ta có thể lựa chọn được biểu đồ phù hợp nhất cho bài làm.

Hết phần 1. Phần tiếp theo sẽ là yêu cầu về kỹ năng thể hiện biểu đồ và lựa chọn biểu đồ.
 
Last edited:

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,169
3,209
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
III. YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ
1. Nghiên cứu lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất

*Điều đầu tiên chúng ta cần khi làm bái đó là đọc đề, mà muốn hiểu đề thì phải biết các thành phần trong câu hỏi là gì. Câu hỏi của bài thực hành về vẽ biểu đồ thường có 3 thành phần:
- Lời dẫn (đặt vấn đề)
- Bảng số liệu thống kê
- Yêu cầu cụ thể cần làm
a) Tìm hiểu lời dẫn của đề bài để chọn loại biểu đồ
Có 3 dạng lời dẫn trong câu hỏi thực hành vẽ biểu đồ:
  • Lời dẫn có chỉ định: Đề bài nêu ngay loại biểu đồ cần vẽ.
  • Lời dẫn mở: Gợi ý ngầm về 1 loại biểu đồ nhất định.
  • Lời dẫn kín: Không đưa ra gợi ý nào, chỉ đưa ra yêu cầu "vẽ biểu đồ thích hợp".
Căn cứ vào các dạng lời dẫn, chúng ta cần xử lý như sau:
  • Với lời dẫn đã chỉ định: Vẽ biểu đồ theo chỉ dẫn.
  • Với lời dẫn mở: Chú ý bám vào một số từ gợi mở. Ví dụ:
    Khi đề có các từ "tăng trưởng", "biến động", "phát triển qua các năm"...vv... ta cần vẽ biểu đồ đường.
    Với các từ như "khối lượng", "sản lượng", "diện tích", "trong năm... và năm...", "qua các thời kì"....vv... ta cần vẽ biểu đồ hình cột.
    Với đề có các từ "cơ cấu", "phân theo", "bao gồm", "chia theo"....vv... ta cần chọn và vẽ loại biểu đồ cơ cấu phù hợp.
  • Với lời dẫn kín, ta chuyển xuống nghiên cứu các thành phần tiếp theo của câu hỏi.
b) Nghiên cứu đặc điểm của bảng số liệu để chọn loại biểu đồ
Ngoài việc nghiên cứu lời dẫn để lựa chọn loại biểu đồ, ta còn có thể căn cứ vào đặc điểm của bảng số liệu để chọn loại biểu đồ thích hợp:
  • Đề bài đưa ra dãy số liệu (tỷ lệ % hay số tuyệt đối) phát triển theo chuỗi thời gian => Vẽ biểu đồ đường biểu diễn.
  • Đề cho dãy số liệu tuyệt đối về quy mô, khối lượng của 1 hay nhiều đối tượng biến động theo thời điểm/thời kì => Vẽ biểu đồ cột đơn.
  • Đề chọ từ 2 đối tượng trở lên với 2 đại lượng khác nhau nhưng có mối quan hệ hữu cơ => Vẽ biểu đồ kết hợp.
  • Bảng số liệu được trình bày theo dạng phân chia ra từng thành phần cơ cấu => Vẽ biểu đồ cơ cấu.
    *Lưu ý: Biểu đồ cơ cấu có 1 số loại chủ yếu, việc chọn loại biểu đồ để vẽ cần căn cứ vào đặc điểm số liệu trong bảng.
    - Vẽ biểu đồ tròn khi có số liệu tương đối/tuyệt đối của các thành phần và phải hợp đủ giá trị của tổng thể (100%).
    - Vẽ biểu đồ cột chồng chỉ khi tổng thể có quá nhiều thành phần, khó thể hiện trên biểu đồ tròn.
    - Vẽ biểu đồ miền khi trên bảng số liệu các đối tượng trải qua trên 3 thời điểm.
c) Căn cứ vào yêu cầu trong lời kết của câu hỏi để lựa chọn biểu đồ
Lời kết của câu hỏi thường phụ thuộc vào lời dẫn (xem lại mục a).
* Lưu ý: Hệ thống biểu đồ có nhiều loại, trong mỗi loại có thể có các dạng khác nhau, trong 1 số trường hợp có thể dùng thay thế lẫn nhau, do vậy muốn lựa chọn biểu đồ thích hợp cần hiểu rõ ưu điểm, hạn chế cũng như khả năng biểu đạt của từng dạng.
Hết phần 2. Phần tiếp theo là yêu cầu về kỹ năng xử lý số liệu phục vụ vẽ biểu đồ
Bất cứ thắc mắc, khó hiểu nào các bạn gặp phải về các nội dung, thuật ngữ... có trong bài viết có thể hỏi trực tiếp trong chủ đề để tối ưu hóa khả năng tiếp thu và hiệu quả học tập.
 
Last edited:

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,169
3,209
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
2. Kỹ thuật tính toán và xử lý số liệu phục vụ vẽ biểu đồ
Với một số loại biểu đồ, nhất là biểu đồ cơ cấu đòi hỏi phải tính toán và xử lý các số liệu. Ở mức độ cơ bản, biểu đồ tròn là loại biểu đồ phải thực hiện nhiều khâu xử lý số liệu nhất, dưới đây là các thao tác xử lý số liệu của nó.
- Tỷ lệ cơ cấu (%) của từng thành phần trong một tổng thể (bước xử lý số liệu này có thể áp dụng cho các loại biểu đồ khác nếu đề yêu cầu):

  • Bảng thống kê có tính sẵn tỉ lệ phần trăm của từng thành phần
    0.jpeg
  • Bảng thống kê không tính sẵn tỉ lệ phần trăm của từng thành phần
    00.png
    Với bảng số liệu này ta cần tính theo công thức
    Tỷ lệ cơ cấu (%) của A: [tex]\frac{A*100}{S}[/tex]
    Với A là số liệu của thành phần cần tính, S là tổng số (nếu bài không cho tổng số thì chỉ cần cộng số liệu tất cả các thành phần để ra S).
    Ví dụ: Giả sử trong bảng số liệu trên chưa cho biết tổng số, ta chỉ cần cộng số liệu của cây lương thực có hạt, cây công nghiệp, cây ăn quả là có tổng S=9040,0.
    Còn nếu đề bài cho rồi thì chuyển qua tính tỉ lệ cơ cấu của từng thành phần. Ví dụ với cây lương thực có hạt: [tex]\frac{6476,9*100}{9040,0}[/tex]=71,65%
    Làm như vậy với các thành phần còn lại, ta có bảng sau (tổng số luôn là 100%, tỉ lệ của các thành phần khi cộng lại đương nhiên cũng phải bằng 100%):
    000.png
- Tính quy đổi tỉ lệ (%) của từng thành phần ra góc độ hình quạt để vẽ biểu đồ tròn. Với biểu đồ hình tròn, bạn bắt buộc phải có số liệu đã qua xử lý (như ở bên trên) rồi mới có thể vẽ được biểu đồ. Khi đã có số liệu thì việc vẽ biểu đồ tròn trở nên vô cùng đơn giản.
  • Toàn bộ hình tròn (100%) là 360 độ, suy ra cứ 1% là 3,6 độ.
  • Từ hướng 0h, theo chiều kim đồng hồ, vẽ góc tương ứng với % của từng thành phần
    upload_2021-11-27_19-11-26.png
Hết phần 3. Phần tiếp theo là yêu cầu về kỹ năng nhận xét, phân tích biểu đồ
Bất cứ thắc mắc, khó hiểu nào các bạn gặp phải về các nội dung, thuật ngữ... có trong bài viết có thể hỏi trực tiếp trong chủ đề để tối ưu hóa khả năng tiếp thu và hiệu quả học tập.
 
Top Bottom