CLB lịch sử Kỷ lục của phi công "vô kỷ luật"

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ngày này, cách đây 50 năm. Vào một buổi trưa thứ Sáu ngày 5 tháng 6 năm 1965, trên bờ của sông OBv tp. Novosibirsk đông đặc người phơi nắng. Người đông đến nỗi chen chúc nhau và đc ví là " Quả táo cũng không có chỗ để rơi". Họ là dân thường, học sinh, sinh viên vừa đc nghỉ hè. Thời tiết đẹp, nắng rực rỡ, thanh bình của một ngày hè lý tưởng của người dân Soviet 'thủ đô" vùng Sibiri.
Vào tầm trưa, cả tp đang yên ắng như sắp chìm vào giấc ngủ, thì mọi người bỗng giật bắn mình bởi tiếng rít lạ, tiếng rít của động cơ máy bay phản lực ....to dần làm một vài người hốt hoảng.
Nhiều người trên bãi tắm, đứng bật dậy và ngó nghiêng xem tiếng ồn từ hướng nào?
Và từ phía bãi giữa của sông, dân gọi là " Đảo Nghỉ" là nơi gần cầu Komunal nhất , xuất hiện một tia chớp mầu bạc....nó đang rơi xuống mặt sông, nhưng không phải "rơi" thẳng đứng mà "rơi" cheo chéo. Cách mặt nước chừng vài mét, nó lại có vẻ lượn lên, không rơi nữa và chuyển động song song với mặt nước.
Lúc này, nhiều người đã thấy rõ "tia chớp " là một chiếc máy bay....Ai đó trong đám đông thốt lên "Ô, máy bay phản lực". Một người tỏ ra hiểu biết thì nói rằng : Chính xác hơn là một chiếc tiêm kích Mig 17.
Chiếc Mig bay dọc theo sông cách mặt nước chừng vài mét, nước sông tung bọt trắng xóa phía sau nó, như sôi lên, ko hiểu do tốc độ cao hay là do tác động dòng thổi của động cơ phản lực?. Cảm giác như một chiếc ca nô tốc độ cao đang lướt sóng.
Mọi người nín thở, nhìn theo, chiếc Mig đang lao đến phía cầu Komunal, cây cầu huyết mạch của tp. Trên cầu là hàng trăm người trên các loại phương tiện đang lưu thông. Chỉ cần sai một li thôi là "tia chớp" sẽ đâm trúng cây cầu.
Nhưng trong chớp mắt đó, mọi người nhìn thấy nó chui vào vòm cầu trung tâm và vút lên ngay sau khi chui qua.
Từ phía bờ bên kia sông, thì mọi người lại tưởng nó sẽ lao vào cầu đường sắt nằm ngay bên cạnh cầu Komunal.
Sau này, một người bạn của phi công "Vô kỷ luật " này là Privalov kể lại là: Từ khi chuyển từ trường Kansk về trung đoàn chiến đấu ở gần Novosibirsk, khi nhìn thấy cây cầu đồ sộ qua song OBv chàng phi công nghịch ngợm Privalov đã thầm nhủ " Sẽ phải một lần bay chui qua gầm cầu". Dù biết rằng điều đó khá điên rồ và có thể "Chết như chơi" khi mà chiều cao của vòm cầu có 30 mét cách mặt nước và rộng có 120 mét.
Trưa hôm ấy, sau bài bay huấn luyện trên đường trở về sân bay, Privalov đã thực hiện ước muốn "Điên rồ " với tốc độ của máy bay là 700 km/h.
Phải cực kỳ chính xác, và vô cùng tỉnh táo để thực hiện động tác bay nguy hiểm này vì cách cầu Komunal có 950 mét thôi, là cầu đường sắt. Privalov chỉ có 5 giây để kéo máy bay vút lên và phải chịu tải (lực ép) cực lớn.
Ngay sau khi hạ cánh, anh đã bị an ninh QD bắt. Hôm sau, trực tiếp hỏi cung người phi công ngỗ nghịch này là Bộ trưởng QP Liên Xô hồi đó Nguyên Soái Malinovski
Hỏi: tại sao anh lại làm một hành động nguy hiểm như vậy?
Privalov trả lời lí nhí: Dạ, em chỉ muốn làm như một phi công thực thụ thôi ạ.
Thủ trưởng đã từng nói tại nhà máy sx máy bay mang tên Trkalov (pc huyền thoại của LX) khi đến thăm là : Phi công thí nghiệm đôi khi họ cũng thích nghịch ngợm mà.
Sau đó, Privalov lại bị điều về trường Kansk, tưởng sẽ bị ra tòa án binh và kết thúc đời bay của mình tại đây. Không ngờ, khi về đến trường thi đã có điện của BTQP Malinovski là : Không phạt, không cắt bay, cho đi phép nếu chưa đi, còn không cho nghỉ 10 ngày taị đơn vị và học tập chính trị.
Có lẽ vì là bạn với các pc huyền thoại là Trkalov và Pokriskin mà NS Malinovski đã có chút mến mộ với Privalov và ông hiểu rõ "độ khó" của động tác bay từ trước đến giờ chưa ai nghĩ ra này.
Dù không đc ghi vào Ginees, nhưng động tác bay thấp chui qua cầu với tốc độ phản lực như Privalov làm có thể gọi là kỷ lục đc.
Copy: nhà thỏ nâu.

FB_IMG_1567132551352.jpg
Nguồn: hội yêu lịch sử - khí tài quân sự
 
Top Bottom