-Cuối thế kỷ 19 kinh tế Mĩ phát triển vượt bậc ,vươn lên số 1 thế giới .
_Đầu thế kỉ 20 nhiều công ty độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế và chính trị nước Mĩ.
Mĩ là xứ sở của các ''ông vua công nghiệp ''.
-Mĩ được gọi là đế quốc thực dân tham lam vì :không ngừng mở rộng chiến tranh xâm lược thuộc địa.
(nếu thấy hữu ích thì like nha)
Chào em Duyên... mình nói rằng về đối ngoại là mở rộng ảnh hưởng ra bên ngoài nhằm phục vụ cho nhu cầu mở rộng thị trường và tìm kiếm những nguồn tài nguyên mới.
- Thời gian đầu khi thành lập, thực lực của Mĩ còn chưa mạnh nên quân đội Mĩ lúc này mới chủ trương mở rộng thêm đất đai từ 13 bang ban đầu bằng cách xâm lấn vào các vùng đất của người Indians (người Anh-điêng) và mua khá nhiều vùng đất rộng lớn từ Pháp, Tây Ban Nha, Anh và cả gây chiến tranh với Mexico nhằm chiếm lấy một số vùng đất ở phía nam nước Mĩ (đầu thập niên 50 của thế kỷ XIX)
- Đồng thời với mở rộng đất đai trong nước, Mĩ theo chủ thuyết Monroe (1823) gây ảnh hưởng đến các nước Mĩ latinh - bước đầu xây dựng hình thức "chủ nghĩa thực dân kiểu mới" thông qua sức mạnh của tài chính và kinh tế; thậm chí là đe dọa vũ lực. Chính sách này cũng giúp Mĩ rất thành công khi Mĩ chen chân vào thị trường Trung Quốc qua hiệp ước Vọng Hạ (1844) và cuối cùng buộc nước này "mở cửa" vào năm 1900, buộc Nhật Bản "mở cửa" qua sự kiện Perry đưa chiến hạm vào đất nước này (1853 - 1854). Mĩ cũng "gây hấn" với Việt Nam qua sự kiện tàu Constitution gây rối ở cửa bể Đà Nẵng (1845) đòi chính quyền Thiệu Trị thông thương
Đầu thế kỷ XX, chính quyền Theodore Roosevelt và các Tổng thống kế nhiệm thực hiện "nước đôi" hai chính sách: duy trì ảnh hưởng ở Mĩ latinh và gây hấn, có khi đe dọa xâm lược ở Viễn Đông. Ở Viễn Đông, Mĩ xâm lược Philippines và Puecto Rico; hòa giải Nga - Nhật qua hiệp ước Postmouth (1905)... nhưng chính sách đối ngoại chung vẫn là hòa hoãn và trung lập
(cảm ơn câu hỏi của em nhé. Riêng phần trả lời của cậu chuyên gia kia, hạn chế dùng các cụm từ mang tính chiến tranh như "diệt chủng"; "chiếm đất" ha; kiếm mấy cụm từ khác cho nhẹ nhàng. Học sử phải nhẹ nhàng và dạy cho người ta yêu thương chứ không phải căm ghét. Sử không phải thích nói gì thì nói, nên nhẹ nhàng và đừng "quá sự thật" lên như thế. Còn vài lần nữa sẽ báo cáo admin làm việc đấy....)