kinh nghiệm thi cấp 3

T

thuyan9i

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trải qua kì thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh vào cấp 3 đã được hơn 2 năm rồi nhưng cảm giác căng thẳng khi đứng trước giờ G vẫn luôn ám ảnh mình. Sắp tới các teen lớp 9 chuẩn bị thi rồi nên mình muốn chia sẻ một chút kinh nghiệm ôn tập cho các bạn, hi vọng teen nhà mình sẽ đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Thực ra thì ngay từ khi cấp 1 các bạn đã phải trải qua một kì thi tốt nghiệp và chuyển cấp rồi nhưng kì thi đó gần như chẳng có gì cản trở và gây khó khăn chi cả, chính vì thế nên khi phải đối mặt với một kì thi hết sức cam go như thế này nhiều bạn đã không khỏi lo lắng và bỡ ngỡ.

Mình nhớ như in 1 tháng trước kì thi, tâm lý mình cũng nào cũng căng như dây chão, lo lắng, sợ hãi, rồi áp lực học hành, thi cử và ngay cả khi đối mặt với bố mẹ mình cũng thấy sợ làm họ thất vọng. Cứ như vậy khiến mình không lúc nào thoải mái được. Giờ nghĩ lại thấy hồi đó dại quá, cứ nghĩ ngợi vẩn vơ rồi tự làm cho mình mệt mỏi, áp lực. Các bạn teen lớp 9 nhớ nha, trước kì thi đừng nên quá căng thẳng, phải luôn giữ cho mình tâm lý thoải mái nhất có thể, chỉ có như vậy thì mình mới có thể tập trung ôn luyện tốt được.

Cấu trúc đề thi năm nay thì chắc các bạn cũng đã biết, tương tự như năm ngoái bao gồm 3 môn là toán, văn và một môn nữa, tùy theo khu vực mà ra nhưng thường sẽ là ngoại ngữ.

Để ôn luyện tốt, trước tiên bạn cần phải có một sự chuẩn bị thật chu đáo và cẩn thận

- Sẽ có một tháng để ôn, thời gian này đa số teen đều đi học thêm để luyện, vì thế nên vở ghi bài cũng rất quan trọng. Bạn nên chọn những quyển vở dày để ghi được nhiều chứ không nên viết vào vở mỏng, tránh tình trạng viết được vài bài đã phải thay vở, gây khó khăn trong việc giữ gìn và mỗi lần muốn ôn lại phải lôi hết vở cũ đến vở mới ra xem. Ngoài ra teen lớp 9 cũng nên chú ý cách viết, nên viết sạch đẹp để mỗi lần nhìn vào có thể thấy ngay những mục cần chú ý hay trọng tâm ôn tập.

- Đồ dùng cũng nên được chuẩn bị đầy đủ như bút, thước, tẩy, compa… để mỗi lần học không phải tìm loạn lên.

- Cũng nên mua một vài loại sách hướng dẫn để tự ôn tập nhưng không nên mua quá nhiều. Chẳng hạn như sách hướng dẫn làm văn, nếu bạn cùng đọc nhiều bài phân tích về cùng một chủ đề sẽ gây loãng cảm xúc và cái tôi cá nhân của mình sẽ dần mất đi, thay vào đó là văn của người khác, thậm chí còn trở nên vô cùng khô cứng chẳng khác gì học thuộc rồi chép lại nguyên.

Ôn tập môn toán

Đây có thể coi là môn thi trọng tâm, chính vì thế nên teen phải hết sức cố gắng ôn luyện sao cho thật nhuần nhuyễn. Theo kinh nghiệm của mình thì đề thường không quá xa vời so với sách giáo khoa, tâm lý chung của tụi mình 2 năm trước và thậm chí là của một vài bạn thi năm ngoái chia sẻ là vô cùng ngạc nhiên khi nó không quá khó như dự đoán. Chính bởi lối suy nghĩ thần thánh hoá lên khiến nhiều teen cứ lo học những cái khó mà lơ là những kiến thức tưởng chừng thừa mà lại thi vào đó. Nói như thế cũng không có nghĩa là chỉ cần học trong sách mà các bạn nên nắm thật chắc những kiến thức cơ bản trước rồi sau đó mới học những kiến thức nâng cao hơn.

Các bạn nên thử sức mình với các đề năm trước, điều này sẽ giúp bạn làm quen được với các dạng và biết cách làm chúng. Tốt nhất bạn hãy tự tổ chức một nhóm học để có thể cùng nhau giải bài tập, học nhóm luôn là một cách học có hiệu quả. Mọi người vẫn nói học nhóm thì chỉ buôn chuyện là giỏi nhưng nhầm nhé, bọn mình năm trước vẫn học nhóm với nhau mà vẫn rất tốt đấy thôi, quan trọng là ý thức học của mỗi người thôi.

Học như vậy sẽ rất nhanh, mỗi ngày bạn chỉ phải bỏ ra một chút thời gian cùng nhau ôn luyện các dạng bài và đề là ok.

Tuy nhiên không phải bài nào cũng làm ngon ơ được. Mình cũng đã từng rất nản khi làm mãi không xong một bài, chuyển qua bài khác cũng chẳng thành, nhiều lúc bực, nản lắm chứ, nhưng được một chị truyền cho kinh nghiệm là bài khó cứ để đấy, chép lại vào 1 quyển rồi sau khi ôn tập được hết các bài dễ thì chuyển qua làm, lúc ấy sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Nhưng nếu vẫn không thể tự giải quyết thì nên đi hỏi bạn bè hay thầy cô mình để có thể hiểu được cách làm. Mình thấy chị ấy nói có lý nên làm theo cách đó, công nhận có hiệu quả thật.

Và một điều cuối cùng cần chú ý khi ôn luyện môn toán nè. Bạn nên chia rõ 2 phần hình và đại ra, không nên đang ôn đại lại chuyển ngay sang hình, như vậy sẽ rất rối. Ví dụ hôm nay ôn đại thì ngày mai hãy ôn hình, cũng nên tách biệt từng dạng ra để có thể hiểu sâu hơn vào vấn đề cần giải quyết.


Chuẩn bị tinh thần và kiên thức thật tốt để bước vào kỳ thi nhé! (Ảnh minh họa)
Môn văn khó nhằn với đa số teen nè.

Chắc bạn nào cũng rõ, môn văn không thể nào chắc chắn về số điểm mình đạt được cả bởi điểm cao hay thấp còn tùy vào người chấm chính vì thế nên việc ôn luyện để có thể làm được một bài văn hoàn chỉnh quả là khó.

Nhưng cũng không phải là hết cách đâu nhé, chỉ cần biết cách ôn thì dù có khó nhằn đến mấy cũng trở nên dễ như trở bàn tay thôi.

Trước tiên là bạn nên có một quyển vở ghi để sưu tầm hết lại những dạng đề có thể ra cho một bài, khá nhiều đấy nhưng hãy chịu khó ghi chép lại hết để có thể biết được những kiểu đề có thể ra mà chuẩn bị trước.

Mọi người vẫn thường viết thành bài văn luôn cho mỗi đề nhưng theo mình thì không nên làm như vậy bởi làm sao bạn có thể học thuộc lòng cả một bài văn dài không sai chữ nào chứ. Với lại văn viết còn phụ thuộc vào cảm xúc, có thể lần này viết tốt nhưng lần sau viết lại thì lại không thể được như lần trước, chính vì thế các bạn nên gạch đầu dòng các ý chính, lập dàn ý cho bài rồi học thuộc, cách học đó sẽ có hiệu quả hơn đấy bởi việc học thuộc lúc này trở nên dễ dàng hơn nhiều. Văn thì chỉ cần cái cốt lõi rồi viết ra thôi mà.

Ngoài phần đề viết bài văn ra thì còn cả phần viết đoạn nữa, đa số chúng đều yêu cầu về hình thức như số câu, số dòng hay trong đoạn sử dụng câu này, câu kia… Vì thế kể cả khi ôn luyện lẫn khi làm bài bạn phải hết sức lý trí, không nên để cảm xúc chi phối mà phá vỡ cả đoạn văn. Ví dụ khi gặp được một đề khoai trúng tủ bạn không nên vì quá vui mà cứ thế tuôn ra không để ý đến yêu cầu của đề bài. Đoạn văn thường chỉ có 3 điểm nên phải hết sức tỉnh táo, đoạn này chỉ cần đủ ý và đạt được yêu cầu là có thể đạt được 2 điểm, 2,5 điểm ngon rồi.

Môn cuối cùng: Ngoại ngữ

Bạn nên học thuộc các cấu trúc và phần “word form”, các động từ bất quy tắc, các câu chuyển đổi như chuyển từ trực tiếp sang gián tiếp, chuyển câu sao cho nghĩa không đổi… cần được ôn luyện thật nhuần nhuyễn. Để học tốt ngoại ngữ thì cần cả một quãng thời gian trau dồi và làm nhiều bài tập, chính vì thế bạn cũng nên sưu tầm những đề thi năm trước để làm cho quen.

Trong trường hợp môn thứ 3 của bạn không phải là ngoại ngữ mà là các môn tự nhiên thì bạn nên ôn tập chúng như đối với môn toán, nếu rơi vào các môn xã hội thì chỉ cần học thuộc là được rồi.

Với cách ôn luyện trên, mình đã đạt được điểm khá cao và vào được trường học như ý muốn. Mình hi vọng với những kinh nghiệm trên của mình sẽ giúp các bạn giảm bớt áp lực phần nào trong việc ôn tập.
 
T

thuyan9i

T”1. Tích lũy

Đây là một quá trình lâu dài, được thực hiện trong quá trình học tập của các bạn, nhưng giữ vai trò quyết định vẫn là những kiến thức bạn thu lượm được trong năm cuối cấp, , kiến thức lại chủ yếu tập trung trong chương trình 9. Để “tiêu hóa” một khối lượng kiến thức khổng lồ ấy bạn cần có một phương pháp học tập thích hợp.

Hãy đừng chúi đầu vào học ngày học đêm mà hãy phân bổ thời gian sao cho hợp lý, nên lập cho mình một niên biểu học tập, theo đó ngày nào, giờ nào, môn nào cũng cần có kế hoạch cụ thể, bạn cũng có thể đề ra các mục tiêu học tập cho từng môn. Bạn cũng đừng lo lắng quá nếu học trước quên sau, đó cũng là điều bình thường trong hoạt động của bộ não con người. Để khắc phục tình trạng này bạn nên thường xuyên xem lại các bài đã học, tìm, hoặc tự ra cho mình những bài tập liên quan để nắm chắc vấn đề hơn.
Hãy học theo các dàn bài và tập cách suy luận. Bạn cũng có thể lập thành các nhóm bạn học tập để cùng nhau trao đổi về bài học, làm như thế bạn sẽ nhớ bài chắc hơn.

“T”2. Tự tin

Có được một nền tảng kiến thức rồi, nhưng bạn cũng đừng quên trang bị cho mình sự tự tin nhé, bởi lẽ chắc bạn không quên câu nói: "Có được sự tự tin là bạn đã nắm trong tay 50% khả năng chiến thắng rồi chứ". Để rèn cho mình sự tự tin trước hết bạn phải chọn cho mình một động lực học tập, thi vào trường nào, ngành nào và ở đâu phải dựa vào sở thích và khả năng của mình chứ đừng để bị chi phối bởi yếu tố khác . Bạn cũng nên thường xuyên tự tổ chức các kỳ thi thử, sau đó tự đánh giá năng lực, hoặc nhờ thầy cô xem dùm, như vậy bạn sẽ có tâm lý phòng thi vững vàng.


Ảnh minh họa
“T”3. Tôn trọng đối thủ

Đúng thế bạn ạ, dù đã có kiến thức tốt, tâm lý vững vàng nhưng bạn cũng phải học cách tôn trọng đối thủ. Bạn phải luôn nghĩ rằng cùng trên đường đua của mình có rất nhiều đối thủ đáng gờm, ở trường, ở lớp bạn có thể là người giỏi nhất nhưng trong phòng thi sẽ có nhiều người giỏi hơn bạn. Hãy biết kiềm chế cái tôi ở mức cân bằng.

“T”4. Tinh thần

Tinh thần cực kỳ quan trọng, vì vậy khi bước vào kỳ thi bạn phải tạo cho mình một tinh thần sảng khoái nhất, hãy đến địa điểm thi sớm hơn, hãy tập thích nghi với thời tiết, môi trường sống ở đó, bạn cũng đừng vội vàng lao vào học ngay, bạn phải nhớ rằng càng gần ngày thi áp lực sẽ càng tăng lên, vì vậy nếu bạn học nhiều trong thời gian này thì không những kiến thức bạn thu nạp được ít mà áp lực và tâm lý lo âu sẽ tăng lên trong bạn. Tốt nhất bạn hãy dành thời gian thư giãn và nếu không thể rời trang sách thì bạn chỉ nên xem các bài ở dạng dàn ý, không nên xem sâu quá vào nội dung.

“T” 5. Tập trung

Bạn cũng cần biết rằng vào phòng thi bạn sẽ bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố như: tiếng bước đi nặng nề của giám thị, tiếng ồn ào ở bên ngoài, tiếng bút hý hoáy viết, tiếng lật giấy, thậm chí là cả tiếng khóc thút thít của bạn nào đó không làm được bài nữa, lúc đó bạn dễ bị phân tán tư tưởng, bởi vậy theo kinh nghiệm của mình bạn hãy làm những việc sau:

+ Sau khi nhận đề thi nếu thấy căng thẳng quá bạn hãy úp đề thi xuống, hít một hơi thật sâu khi đó bạn sẽ trấn tĩnh hơn bấy giờ bạn có thế xem đề. Đừng vội vàng viết ngay vào giấy thi, mà hãy gạch chân dưới những từ quan trọng, lập dàn ý mở cho bài viết. Đây là yêu cầu cần thiết bởi nếu không lập dàn ý bài viết bạn sẽ diễn đạt lan man hoặc có thể sai đề. Khi đã hoàn tất các công đoạn đó bạn hãy bắt đầu viết vào bài, đừng quan tâm nếu như thấy nhiều người xin giấy, vì viết nhiều chắc gì đã đúng. Mà biết đâu đó còn là đòn tâm lý để hù doạ bạn chăng?
Trên đây là 5 phương pháp mà tớ đã áp dụng thành công trong năm qua, xin chia sẻ lại cùng các bạn. Chúc các bạn vượt vũ môn thành công.
 
Q

quynhhattieu.com

thi cấp 3 có khó

chị gái của em bảo là thi cấp 3 dễ nắm người ta làm đề đảm bảo cho bạn học trung bình cũng có thể qua được chỉ có điều không vào lớp A1 mà chỉ vào các A cuối cùng con những người học khá giỏi thì được vào A 1,A 2.....A 6 còn những người học quá kém ,hoặc mất gốc thì mới không qua nổi ,
chị nói thế có đúng không các anh chị:confused:
 
H

hoatrangnguyen7344

Hí hí........
Lo mỗi toán và anh , văn ko lo ! :D
Ờ , theo tớ í , trước ngày thi 1 ngày nên đi giải lao với bạn bè thật thoải mái rồi về ôn ngày cuối và đi thi ! :D
Tốt nhất là ko trông cậy vào tài liệu vì thời gian ko có nhiều !
Chỉ có thế ! :D
 
D

doigiaythuytinh

chị gái của em bảo là thi cấp 3 dễ nắm người ta làm đề đảm bảo cho bạn học trung bình cũng có thể qua được chỉ có điều không vào lớp A1 mà chỉ vào các A cuối cùng con những người học khá giỏi thì được vào A 1,A 2.....A 6 còn những người học quá kém ,hoặc mất gốc thì mới không qua nổi ,
chị nói thế có đúng không các anh chị:confused:

Tất nhiên đề thi thì cũng phải phù hợp cho đối tượng học sinh trung bình khá nữa
Nhưng mà cũng tùy thuộc vào mục tiêu của mỗi teen lớp 9.
Nếu em muốn thi vào một trường chuyên hay lớp chọn của một trường
công lập nổi tiếng thì tất nhiên phải cố gắng nhiều hơn so với thi
vào những trường lớp bình thường:)
 
P

phamminhkhoi

Tớ nghĩ thi lên cấp 3 không khó để đạt điểm 7 hay 8. vớiư nhiều học sinh thậm chí có thể nói là dễ.
Quan trọng thứ nhất là nắm kiến thức cơ bản
Thứ 2 là tập trung
Thứ 3 là cẩn thận
Thứ 4 là tự tin
Có được 4 điểm này thì chí ít các bạn đã được trên 8 điểm. Còn lại alf ở năng lực của các bạn, một chút thông minh.
Chúc các bạn may mắn;)
 
C

chansutvang

Đây là một quá trình lâu dài, được thực hiện trong quá trình học tập của các bạn, nhưng giữ vai trò quyết định vẫn là những kiến thức bạn thu lượm được trong năm cuối cấp, , kiến thức lại chủ yếu tập trung trong chương trình 9. Để “tiêu hóa” một khối lượng kiến thức khổng lồ ấy bạn cần có một phương pháp học tập thích hợp.

Hãy đừng chúi đầu vào học ngày học đêm mà hãy phân bổ thời gian sao cho hợp lý, nên lập cho mình một niên biểu học tập, theo đó ngày nào, giờ nào, môn nào cũng cần có kế hoạch cụ thể, bạn cũng có thể đề ra các mục tiêu học tập cho từng môn. Bạn cũng đừng lo lắng quá nếu học trước quên sau, đó cũng là điều bình thường trong hoạt động của bộ não con người. Để khắc phục tình trạng này bạn nên thường xuyên xem lại các bài đã học, tìm, hoặc tự ra cho mình những bài tập liên quan để nắm chắc vấn đề hơn.
Hãy học theo các dàn bài và tập cách suy luận. Bạn cũng có thể lập thành các nhóm bạn học tập để cùng nhau trao đổi về bài học, làm như thế bạn sẽ nhớ bài chắc hơn.

“T”2. Tự tin

Có được một nền tảng kiến thức rồi, nhưng bạn cũng đừng quên trang bị cho mình sự tự tin nhé, bởi lẽ chắc bạn không quên câu nói: "Có được sự tự tin là bạn đã nắm trong tay 50% khả năng chiến thắng rồi chứ". Để rèn cho mình sự tự tin trước hết bạn phải chọn cho mình một động lực học tập, thi vào trường nào, ngành nào và ở đâu phải dựa vào sở thích và khả năng của mình chứ đừng để bị chi phối bởi yếu tố khác . Bạn cũng nên thường xuyên tự tổ chức các kỳ thi thử, sau đó tự đánh giá năng lực, hoặc nhờ thầy cô xem dùm, như vậy bạn sẽ có tâm lý phòng thi vững vàng.


Ảnh minh họa
“T”3. Tôn trọng đối thủ

Đúng thế bạn ạ, dù đã có kiến thức tốt, tâm lý vững vàng nhưng bạn cũng phải học cách tôn trọng đối thủ. Bạn phải luôn nghĩ rằng cùng trên đường đua của mình có rất nhiều đối thủ đáng gờm, ở trường, ở lớp bạn có thể là người giỏi nhất nhưng trong phòng thi sẽ có nhiều người giỏi hơn bạn. Hãy biết kiềm chế cái tôi ở mức cân bằng.

“T”4. Tinh thần

Tinh thần cực kỳ quan trọng, vì vậy khi bước vào kỳ thi bạn phải tạo cho mình một tinh thần sảng khoái nhất, hãy đến địa điểm thi sớm hơn, hãy tập thích nghi với thời tiết, môi trường sống ở đó, bạn cũng đừng vội vàng lao vào học ngay, bạn phải nhớ rằng càng gần ngày thi áp lực sẽ càng tăng lên, vì vậy nếu bạn học nhiều trong thời gian này thì không những kiến thức bạn thu nạp được ít mà áp lực và tâm lý lo âu sẽ tăng lên trong bạn. Tốt nhất bạn hãy dành thời gian thư giãn và nếu không thể rời trang sách thì bạn chỉ nên xem các bài ở dạng dàn ý, không nên xem sâu quá vào nội dung.

“T” 5. Tập trung

Bạn cũng cần biết rằng vào phòng thi bạn sẽ bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố như: tiếng bước đi nặng nề của giám thị, tiếng ồn ào ở bên ngoài, tiếng bút hý hoáy viết, tiếng lật giấy, thậm chí là cả tiếng khóc thút thít của bạn nào đó không làm được bài nữa, lúc đó bạn dễ bị phân tán tư tưởng, bởi vậy theo kinh nghiệm của mình bạn hãy làm những việc sau:

+ Sau khi nhận đề thi nếu thấy căng thẳng quá bạn hãy úp đề thi xuống, hít một hơi thật sâu khi đó bạn sẽ trấn tĩnh hơn bấy giờ bạn có thế xem đề. Đừng vội vàng viết ngay vào giấy thi, mà hãy gạch chân dưới những từ quan trọng, lập dàn ý mở cho bài viết. Đây là yêu cầu cần thiết bởi nếu không lập dàn ý bài viết bạn sẽ diễn đạt lan man hoặc có thể sai đề. Khi đã hoàn tất các công đoạn đó bạn hãy bắt đầu viết vào bài, đừng quan tâm nếu như thấy nhiều người xin giấy, vì viết nhiều chắc gì đã đúng. Mà biết đâu đó còn là đòn tâm lý để hù doạ bạn chăng?
Trên đây là 5 phương pháp mà tớ đã áp dụng thành công trong năm qua, xin chia sẻ lại cùng các bạn. Chúc các bạn vượt vũ môn thành công.
__________________
 
B

babybaby97

làm thế nào bây gjờ mình thi học môn gj cũng dot.áp lực thật dây chỉ sợ k đỗ thôi
 
U

usaghi_tsukino

thi zo cap III

mình năm nay lớp 8 còn 2 nam nữa là thi vào cấp 3 rồi, mà mình học cũng kha khá(7 năm hs giỏi nè) nhưng mà mình vẫn rất lo, sợ lúc thi rớt thì.....................buồn lắm í. sợ nhất là làm cho bố mẹ buồn lòng và thất vọng về mình. vì thế mình đã tự luyện ngay từ bây h để có thể tự tin thi vào cấp 3(mình tính thi trường lương đắc bằng) nhưng sợ năm mình thi người ta lấy điểm cao quá thì có mà mình trượt thẳng cẳng. vì vậy ai có kinh nghiệm và thi đậu cấp 3 rồi thì giúp mình với! cho mình 1 lời khuyên nha! thanks mọi người trước đã!

:):):)
 
A

abc235

Thực ra nếu cứ tâm lý trước khi thi sẽ thấy sợ,cứ coi như tất cả 3 bài thi vào cấp 3 chỉ là bài kiểm tra ở trên lớp thôi thì sẽ rất dễ dàng :) Mình có lẽ không có kinh nghiệm gì nhiều nhưng quan trọng là tâm lý thoải mái đi thi :D Hồi học ôn ở lớp còn chơi bời chán chê,lúc nào tâm trạng cũng thoải mái thì làm bài sẽ rất thành công ^^ Còn với các em mất gốc hoặc kiến thức đang còn yếu thì ngày đầu năm học như thế này nên đi học thêm,nên học nhóm nhỏ mà các bạn cũng có năng lực như mình hoặc có điều kiện thì thuê hẳn gia sư riêng để củng cố ngay từ bây giờ vì càng về sau học càng nhiều kiến thức,lúc đó sẽ bị loãng kiến thức,càng gần thi thì càng chẳng biết ôn gì và đi thi lại với cái đầu rỗng tuyếch ;)

Với các em thi chuyên thì nếu đặt ra quyết tâm thì nên cố gắng ngay từ bây giờ,có phương pháp học hợp lý và nên đi học thêm với các thầy cô uy tín.tips cho các em là nên học nhóm dưới 10 người thôi,càng học đông thì sẽ càng khó,hoạt động chủ yếu chỉ làm bài tập,chữa bài không được bao nhiêu. Nếu được học cùng bạn của mình có cùng chí hướng thì càng dễ hơn ^^ Đi thi chuyên thì cũng không nên áp lực vì đã là thi chuyên thì còn tùy vào năng lực bản thân nữa,nếu cứ cố ép áp lực thì đến lúc thi cấp 3 chung sẽ xảy ra vài vấn đề tâm lý ảnh hưởng đến kết quả thi ^^ Như mình 2 năm trước thi Chuyên Sư Phạm Hà Nội xong,biết kết quả là trượt vẫn rất vui vẻ,bỏ qua nó để thi cấp 3 ^^ Như vậy không hề bị ảnh hưởng tâm lý chút nào hết ^^

Về đề thi thì vì là đề chung cho cả tỉnh/thành phố nên sẽ ra đề để học sinh trung bình cũng được tầm 5đ nếu như kiến thức có.Còn với học sinh khá giỏi thì chuyện 8-8.5-9đ là bình thường ^^ Với Toán thì như thế,còn với Văn thì nếu không có năng khiếu Văn chương thì điều cần thiết là đủ ý.Vì đi thi nên viết đoạn trình bày hơn là gạch đầu dòng [trừ những câu yêu cầu liệt kê j đó] nên chỉ cần động chạm một xíu đến cái ý này là có thể được điểm rồi :D Và trong quá trình học có mấy cái điểm cộng như điểm nghề hoặc điểm THCS hoặc điểm cộng thi HSG....[như năm mh thi thì được cộng hết,h chắc vãn thế] thì nên tận dụng tối đa.Với các e thi HSG cũng nên cố gắng một chút bởi vì ngoài điểm cộng ra thì việc trong học bạ có ghi giải huyện, quận, cụm hay thành phố đều rất có lợi cho sau này khi ngta xem xét học bạ và điểm để xét lớp ^^ Chuyện này là thực nhé,ví dụ điển hình là mình nộp hồ sơ xét tuyển vào THPT Nguyễn Tất Thành HN,dù chỉ được 54.5đ và Eng được có 8.3đ,lúc xét cứ nghĩ chắc mình vào lớp thường hoặc CLC thì chắc cũng tầm D5 j đó ^^ Nhưng lúc đi xem danh sách lớp thì học tận D3 ^^ Cái giải khuyến khích HSG văn cấp Huyện cũng có tí lợi khi mà đăng ký vào lớp chuyên ban mà mình học đấy ^^

Đấy là tất cả những gì mình biết và có thôi ^^ Thế nên chỉ óc một lời là chúc các em thi tốt,tự tin và có thêm một chút may mắn nữa ;) Gud luck ;)
 
P

pro38_98

hjx... ckuẩn pị tki ùi... môn tkj tkứ 3 có khả năg là anh mak anh tì e ko pít cj kả nek... lm sao đây các ac...:((
 

Bình Miner

Học sinh
Thành viên
25 Tháng mười 2017
3
3
21
20
Hà Nội
thcs Đô thị Việt Hưng
anh em đừng căng thẳng khi vào đề. Tui hiến kế: vô phòng thi, cần làm quen với phòng, nhận bài thì nhắm cả 2 mắt không ti hí (ti hí là cảm thấy bất an) và hít thở sâu rồi đọc kĩ đề 1 lượt (khi là câu nỳ thì cái đầu sẽ tự nghĩ cho câu kia). tạo tâm thế thoải mái tự tin "Việt Nam - nghĩ được là làm" để chiếm trọn > 50 % thành công - dám đánh là thắng 1 nửa -để làm bài. thấy câu nào khó là phải lái ngay sang câu dễ, cấm chần chừ ngồi loay hoay cắn bút. trình bày thoáng sạch, viết chữ to ra đối với ai chứ xấu hoặc quá bé. chọn câu dễ làm dễ nắm chắc kiến thức dễ lấy điểm.cấm xông bừa câu khó,cóp từng điểm một vun thành điểm to,không được lười trong trình bày(viết tắt, viết cụt ý, phần quan trọng hay phần cần tối thiểu trong trình bày)kẻo mất oan điểm.vào bài cấm các hành động làm bừa, tấn công vào nơi khó,gạch xóa, lãng phí thời gian"1 phút quyết định cả tình hình",làm bài theo lối cẩu thả, đẽ mất điểm.
 

Lê bảo thy

Học sinh mới
Thành viên
1 Tháng ba 2018
1
0
1
21
TP Hồ Chí Minh
Nam Kì Khởi Nghĩa
Ai nói thi lên cấp 3 dễ chứ mình thấy khó bỏ xừ :))))))
 

nguyễn nhất mai <Yến Vy>

Trùm vi phạm
Thành viên
19 Tháng mười hai 2017
2,031
2,280
389
Hưng Yên
trường học là chs
woaw
thật tuyệt
không ngờ thi lên cấp 3 lại cần nhiều điều vậy
khó khăn chồng chất khó khăn
 
Top Bottom