Tâm sự Kinh nghiệm ôn thi THPTQG môn Lịch sử

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trước hết sẽ nói qua một chút về ưu điểm, nhược điểm của hình thức thi trắc nghiệm đối với các em: Biết rằng khi chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm đòi hỏi phải có một khối kiến thức toàn diện hơn, không còn chuyện học tủ nữa nhưng lợi thế của nó là các em không cần phải lo chuyện mở bài ra sao, trình bày như thế nào. Lợi thế của thi trắc nghiệm còn là các em có 1 khung đáp án gợi ý đề có thể tìm ra đáp án dù kiến thức chưa thật chắc ở phần đó. Nhưng như đã nói ở trên nếu thi tự luận trong bài các em chỉ cần giải quyết ít chủ đề hơn và trình bày, nêu luận cứ chứng minh cho chủ đề đó nhưng trắc nghiệm thì 40 câu là 40 chủ đề, 40 luận điểm lớn, không cần chứng minh gì thêm.
Phần I Nói về bước học lý thuyết (bước quan trọng, không được bỏ qua)
Cho dù là thi theo hình thức gì đi nữa thì điều cốt yếu đầu tiên vẫn là phải nắm được bản chất của các sự kiện, nhân vật lịch sử, biến cố lịch sử.... luôn gắn thời gian diễn ra sự kiện với một địa điểm cụ thể, liên kết các sự kiện với nhau...
Nói một cách khác thì đó chính là phương pháp học 5W mà một số thầy cô vẫn dạy các em, đó là những cái tối thiểu để học được môn Lịch sử, cụ thể là:
- What?: Nắm được sự kiện Lịch sử gì?
- Where? Sự kiện đó diễn ở ở địa điểm Lịch sử nào?
- Who? Sau khi nắm được sự kiện thì phải luôn gắn sự kiện với nhân vật Lịch sử cụ thể? Tìm hiểu công lao, vai trò của nhân vật đó với sự kiện diễn ra?
- Why? Nguyên nhân diễn ra sự kiện đó (tìm hiểu nguyên nhân khách quan, chủ quan hoặc sâu xa, trực tiếp. bối cách diễn ra sự kiện đó?
(Chú ý phải nắm cả thời gian nhưng không cần thiết phải nhớ quá chi tiết).
Cuối cùng các em phải đánh giá sự kiện đó, nêu ra ý nghĩa, bài học kinh nghiệm, liên hệ thực tiễn.
* Lưu ý: Khi học phải đặt sự kiện này trong mối tương tác với sự kiện kia, cụ thể như mối qua hệ giữa sự kiện VN vs thế giới. Sự tác động của các sự kiện này với sự kiện khác.
Chia thành các giai đoạn cụ thể. Ví dụ, lịch sử Việt Nam các em nên chia thành các giai đoạn: 1911- 1930, 1930 - 1945, 1945 - 1954, 1954 -1975, 1975 – 2000. Sau khi phân chia xong, nên chia thành các bài theo vấn đề cho dễ học, dễ nhớ.
* Đó là những điều tối thiểu, cơ bản khi học, sau đây chị sẽ đi vào cụ thể của tiến trình ôn thi. Chị sẽ không nhắc mấy câu là học thì cần phải đam mê, các em có đam mệ, yêu thích Lịch sử thì quá tốt, thích một chút hoặc thích bình thường cũng chẳng sao. còn nếu không thì cũng đừng tới mức thù ghét nó là được rồi. Quan trọng là luôn phấn đấu về ước mơ của bản thân và lấy đó làm động lực để học thôi. Chị cũng không nhắc tới việc phải chú ý nghe giảng và viết bài trên lớp vì nó là đương nhiên.
- Điều đầu tiên hãy tìm phần giảm tải của môn Lịch sử. Phần giảm tải chỉ cần đọc cho đảm bảo hiểu khái quát nội dung. Giảm gánh nặng kiến thức bằng việc bám sát nội dung các phần giảm tải để soạn đề cương, hãy dùng bút gạch những phần thuộc nội dung giảm tải vì chắc chắn nó sẽ không thi chỉ cần nhớ chủ đề thời gian chính của mỗi phần để đảm bảo tiến trình lịch sử và tiếp thu được những phần tiếp theo.
- Thứ 2: Học lý thuyết một cách ngắn gọn nhất, đủ ý theo cách trình bày của bản thân, tránh dài dòng khi học thuộc lòng: . Bám sát nội dung chương trình SGK (nên mùa 2 quyển SGK nâng cao và cơ bản để đối chiếu kiến thức). Việc học thuộc đối với môn sử là không thể tránh khỏi nhưng học thuộc ở đây là thuộc hiểu chứ không phải thuộc vẹt. Thay vì máy móc đọc từng câu, từng chữ trong vở ghi của gv, thụ động khi kiếm được một cuốn tài liệu dù là hay rồi về đọc như "tụng kinh" thì hãy dựa vào những cái đó tự bỏ chút thời gian ra để TỰ XÂY DỰNG đề cương cho chính mình. Chỉ cần GẠCH Ý viết ra theo ý hiểu PHÁC THẢO THEO SƠ ĐỒ XƯƠNG CÁ hay còn gọi là SƠ ĐỒ HÌNH CÂY. Các bạn hãy tự xây dựng sơ đồ tư duy của mình, theo tư duy của mình, đừng đi xin người khác để học, có xin thì dựa theo đó mà tự xd đề cương mới. Lưu ý nhớ chú trọng vào những phần Ý NGHĨA lịch sử, phần KẾT LUẬN, các SỐ LIỆU quan trọng, THỜI GIAN TIÊU BIỂU của mỗi phần vì nó là những phần quan trọng khái quát nhất, có khá nhiều câu hỏi trắc nghiệm được lấy từ phần ý nghĩa lịch sử mà ra.
Thứ 3: Để cho nhiều giác quan cung cấp thông tin cho bộ não thay vì chỉ dùng một phương pháp đọc vừa nhanh mỏi, vừa chóng chán. để các giác quan hoạt động phối hợp với nhau, trong một môi trường trong lành, đừng tra tấn não bộ phải hoạt động trong khoảng thời gian liên tiếp mà không nghỉ.
* Lưu ý là sau khi học ở lớp bài nào thì phải xây dựng ngay đề cương của bài đó và học luôn lý thuyết và luyện đề luôn cho nóng hổi, đừng học xong hết chương mới xd đề cương. Đó là phương pháp của anh, chị sv không phải của các em đâu. Nói thẳng là anh, chị lười, mải chơi :3
+ Cụ thể là:
Sau khi xây dựng đề cương thì phải học nhưng học thế nào cho nhanh thuộc, tất nhiên là phải hiểu bản chất nếu không làm được thì giống như là: "nước đổ lá khoai" thôi đọc tới đâu chảy đi tới đấy . Vấn đề quan trọng nhất của việc học hiểu là" phải hiểu được "thuật ngữ chuyên ngành" - Học tiếng Anh thì cần từ mới, còn học lịch sử thì phải hiểu khái niệm thuật ngữ chuyên ngành của nó thì mới có thể hiểu nôi dung đoạn sử đó viết gì (Học về chiến tranh lạnh thì phải hiểu chiến tranh lạnh, nhiều em hay bị lẫn khái niệm dẫn tới hiện tượng hiểu sai bản chất cứ nghĩ CMT8 do giai cấp vô sản lãnh đạo thì là cuộc CM vô sản,thực ra nó là 1 cuộc cm tư sản dân quyền cm. phải biết rằng trước thời kỳ Đảng ra đời không dùng từ phong trào cách mạng). Khi đọc một vấn đề nào nó hãy dùng bút dạ gạch ý những câu mà các em đọc không hiểu, những khái niệm thuật ngữ lịch sử mà các em nắm được, rồi mang lên lớp học mà hỏi thầy cô, bàn bạc với bạn bè cho hiểu ra vấn đề. (Tốt nhất là nên có quyển từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông của phan ngọc liên).
Cách học thuộc môn sử giai đoạn đầu cũng không phải là cứ ôm lấy cuốn tài liệu về mà đọc nhẩm. Trước khi bước vào quá trình học thuộc gian nan này các em hãy xem các nội dung chính của từng chương (PHẦN CHỮ XANH in trên mỗi bài chính là chủ đề chính và những vấn đề các em cần phải nắm được). Khi đọc thì hãy cố gắng đọc thành tiếng, kết hợp viết và đọc. Bộ não của con người là nơi tiếp nhận và xử lý thông tin từ bên ngoài và thông qua các giác quan nếu các em chỉ đọc thầm thì chẳng khác gì đóng cửa các đường truyền tiếp nhận thông tin khác (đọc ra tiếng để tai nghe thấy, mắt nhìn thấy), viết ra thì mắt nhìn thấy, tay cũng hoạt động... hãy kết hợp giữa đọc và viết đọc cảm thấy thuộc rồi thì viết ra giấy theo ý hiểu của mình ra giấy sau đó mới dở sách lại đối chiếu xem mình đã thiếu ý gì sau đó mới bổ sung vào như vậy sẽ nhớ lâu. Khi đọc thì đọc thành tiếng (đọc to quá dễ bị khô họng, nhanh mệt); khi viết thì kết hợp với đọc nhẩm trong miệng thay vì ngậm chặt miệng lại... nhớ thay đổi các phương pháp học thuộc để tránh tẻ nhạt và chóng chán.
Hãy sử dụng GIẤY NHỚ để ghi lại những vấn đề quan trọng mà ngẫu nhiên biết được, lấy những tờ giấy trắng to đủ nhìn mà dán ở những nơi xung quanh vòng riêng, góc học tập những nơi dễ nhìn nhé để dù khi chơi cũng được nhắc lại kiến thức và cũng là một hình thức nhắc nhở bản thân phải cố gắng học tập để thực hiện ước mơ.
- Khi học cần tập trung cao độ trong khoảng 1 tiếng rồi nghỉ giải lao, tránh ngồi lì 3-4 tiếng liên tục. cần chọn một không gian yên tĩnh, tránh ồn ào như vậy các em sẽ dễ dàng tập trung hơn. những nơi thoáng mát, không khí lưu thông đều trong phòng. Về thời gian nên học buổi sáng là tốt nhất vì đây là lúc bộ não và cơ thể đã được phục hồi sau một giấc ngủ. Không học lúc đói, không học lúc quá no, lúc vừa ăn xong, không vừa học vừa ăn...
- Thứ 4: Trong khi ôn và làm đề: Đối với học lịch sử khi tìm hiểu một vấn đề nào đó thì luôn phải đặt ra những nghi vấn, đưa ra những giả thuyết khác nhau để càng hiểu rõ hơn sự kiện đã xảy ra. Lịch sử không có từ "Nếu" nhưng có quyền đặt giả thuyết, hãy luôn đặt ra những câu hỏi "tại sao", "tại sao nó lại xảy ra như vậy" Tại sao khi Đảng ra đời thì giai cấp công nhân VN mới hoàn toàn tự giác, Mĩ hóa là gì? tại sao khi khi Mĩ tuyên bố Mĩ hóa trở lại thì cũng đồng nghĩa với việc thừa nhận thất bại ở Việt Nam hóa?, tại sao ở chiến lược chiến tranh cục bộ Mĩ đã cho quân trực tiếp xâm lược nhưng vẫn được liệt vào loại hình chiến tranh thực dân mới...So sánh các sự kiện vấn đề lịch sử với nhau, bằng việc đối chiếu như vậy sẽ càng hiểu rõ hơn bản chất của sự kiện đó.
- Thứ 5. Học theo nhóm là phương pháp rất hiệu quả, sau khi học xọng lý thuyết hãy tìm lấy khoảng 2,3 đứa bạn một đứa cầm sách đố đứa kia không có sách hay tài liệu gì, thay phiên nhau trao đổi nhiều lần sẽ nhớ, có tranh luận, tranh cãi sẽ giúp chúng ta tiến bộ hơn, có những kỷ niệm sâu sắc sẽ giúp tạo ra trí nhớ vĩnh viên nhanh hơn. Để ý những đứa bị gọi nên bảng trả bài về nó học lại thuộc nhanh hơn đấy.
* Lưu ý, dẫu biết rằng công đoạn học lý thuyết vô cùng gian nan, sẽ khiến nhiều em chóng chán hơn, nhiều em thi lại lao vào luyện đề, điều này là sai lầm, các em phải kiên trì học lý thuyết trước, các em chỉ có cách hệ thống hóa, thu gọn nó lại chứ không được bỏ qua nó đi.
Vấn đề quan trọng nữa là dù là rút gọn cách trình bày trong sgk lại nhưng các em cũng không lên làm 1 cách lược bớt quá mức, vì chị thấy rằng đề thi trắc nghiệm ngày càng có xu hướng đi vào hỏi tiểu tiết, chia nhỏ ý. Lược những số liệu không quan trọng và làm ngắn lại câu chữ thôi. Các em có thể xin đề cương của 1 ai đó, 1 đề cương hay kết hợp vs sgk và vở ghi để tự soạn đề cương mới theo ý hiểu.
Phần 2. Nói về cộng đoạn luyện đề:
Đầu tiến thấy rằng: Nhiều người hay có thói quen học hết sạch lý thuyết sau đó mới giải đề, điều này là hết sức sai lầm. Việc học lý thuyết chỉ mới bước đầu tạo cho các em kiến thức thoáng qua, chưa tạo thành những kiến thức vĩnh viễn tồn tại trong não nếu các em không luyện đề. Việc luyện đề phải tiến hành xen kẽ với việc ôn lý thuyết đó là học được bài nào thì phải biết luyện đề ngay cho bài đó trước khi chuyển sang phần tiếp theo, hết một chương thì làm bài tổng kết cho cả chương. Giai đoạn đầu các em kết hợp luyện đề với ôn lý thuyết xen kẽ, giai đoạn gần cuối các em hãy tăng cường việc giải đề thi nhiều lên dần. giảm dần việc học lý thuyết, đến những ngày cuối cùng của kỳ thi sắp tới các em lại quay trở về ra soát, học lại lý thuyết, việc luyện đề lúc này chỉ là để củng cố cho lý thuyết và tập kỹ năng đọc tự khóa, phân tích câu hỏi chứ không thay thế cho việc tìm kiến thức mới.
Thứ 2: Cách luyện đề trắc nghiệm thay vì chỉ khoanh đáp án, nên có 1 quyển vở bài tập: để ngoài việc chọn đáp án thì ghi lời giải ngắn gọn tại sao lại chọn đáp án đó, sau đó đối chiếu với sgk để rút kinh nghiệm. Công đoạn này được lặp lại nhiều lần sẽ góp phần hình thành trí nhớ vĩnh viễn đối với những phần kiến thức quan trọng, việc luyện giải đề thật nhiều để có kỹ năng phân tích và đưa ra lập luận, có thể thử giới hạn thời gian cho mình như 45 phút phải bắt buộc làm xong bao nhiêu câu. Sau mỗi bài nên lập bảng niên biểu thời gian, sự kiện, vẽ sơ đồ tư duy...
Thứ 3. Chú ý tham khảo những tài liệu thi tự luận bởi vì có nhiều câu hỏi trắc nghiệm đều lấy ý từ câu tự luận mà ra.
* Lưu ý: Học Lịch sử 11 trước, 12 sau, Học thế giới trước, VN sau.
*** Các phương pháp bổ trợ khi ôn luyện:
- Học qua mạng: Chủ yếu các em chỉ cần tìm những người có kinh nghiệm để chốt lại kiến thức mà mình không hiểu, xin, mua tài liệu của những người uy tín. Thỉnh thoảng đăng bài để giao lưu, tranh luận. Đặc biệt đừng xa đà vào mấy cái ứng dụng trên mạng vì sai nhiều.
- Xem VIDEO: Không ai yêu cầu phải xem các bộ phim tư liệu, xem cũng tốt nhưng vấn đề các em phải tập trung vào các môn khác. Nhưng xem Video các bài giảng của GV trên truyền hình cũng có ích lắm.
- Ngoài ra có thể các em hãy mua và đọc những quyển sách thông sử như Đại cương lịch sử VN tập 2,3; Tiến trình lịch sử VN (là sách giành cho sv đại học) - Đọc khi rảnh như đọc truyện ấy, chứ không phải học thuộc lòng, có thể nhiểu chỗ sgk trình bày qua tắt mà các em không hiểu được thì các em sẽ tìm ra đáp án từ những sách tham khảo đó. Đừng có ham nhiều sách ôn thi làm gì cũng đừng tin chuyện chỉ học sgk không cần luyện đề, không đọc gì thêm mà đạt kết quả cao. Bám sát sgk là bắt buộc nhưng không ai cấm học nhiều đọc nhiều nhất là nó có ích cho mục đích ôn thi của mình...
- Chuyển đổi những phần kiến thức thành dạng từ khóa ứng với câu hỏi
* Lưu ý rằng: Học nhiều thì nhớ lâu, nhai kỹ no lâu; Luyện đề nhiều sẽ tạo thành trí nhớ vĩnh viễn và kỹ năng giải quyết câu hỏi.
Để đầu óc thoải nhất có thể, không nên tìm cách chứa quá nhiều thông tin bên ngoài, không liên quan vào não của các em. Nhiều bạn cho rằng muốn nhớ sự kiện thì dùng 1 cái mẹo là ghi nhớ sự kiện bằng cách gắn mốc kỷ niệm nào đó. Chị đã áp dụng nhưng không hiệu quả. Các em thử nghĩ xem, mình có bao nhiêu sự kiện Lịch sử mà học trùng với những ngày kỷ niệm của bản thân hay gia đình đâu. Hơn nữa nhớ kiến thức đã mệt chết rồi vậy mà lúc nào cũng phải tâm tâm nhớ 2 cái cùng lúc mà ở 2 địa điểm và hoàn cảnh chẳng liên quan gì đến nhau. Muốn ghi nhớ được 2 hay nhiều sự kiện là các em phải liên hệ 2 sự kiện có mối quan hệ tác động lẫn nhau chứ không phải gắn sự kiện vs ngày, sinh hay kỷ niệm nào đó mà không liên quan.
2. Nói luôn về kinh nghiệm luyện đề và giải đề thì môn Lịch sử (dù đã nói ở phần trên nhưng vẫn cho ra 1 phần riêng gồm các bước cụ thể):
I. Chuẩn bị.
1. Dụng cụ: Sách, giấy nháp, sgk (hoặc tài liệu lý thuyết để đối chiếu), sách từ điển thuật ngữ phổ thông hoặc sổ tay Lịch sử để tìm hiểu từ khóa trong câu hỏi...một số tài liệu thông sử (có thể không cần).
2. Yêu cầu bắt buộc: Phải học nắm được lý thuyết cơ và các thuật ngữ hay gặp trong đề thi rồi mới được luyện đề.
3. Lời khuyên: Học lý thuyết bài nào tiến hành giải đề ngay bài đấy.
II. Các bước tiến hành luyện đề, giải đề.
1. Câu dễ làm trước, câu khó làm sau.
2. Đọc kỹ đề và tìm từ khóa trong câu hỏi.
Hết sức lưu ý đến những từ khóa của chuyên ngành như: "kháng chiến, khởi nghĩa, chiến tranh lạnh, cách mạng vô sản..." và những từ khóa bổ trợ cho câu hỏi như "cơ bản nhất, chủ yếu, khác biệt, đặc trưng cơ bản, hoàn thiện, bước ngoặt, bước tiến...". Hiểu và định nghĩa được những từ khóa là bắt buộc khi giải đề:
Gạch từ khóa sau đó giải nghĩa từ khóa một cách nhanh chóng và khái quát trong đầu (Đó là khi phải thi yêu cầu xử lý nhanh). Nếu ở nhà luyện đề các em có thể ghi cách định nghĩa của mình ra giấy.
2. Đối với những câu hỏi khó không chắc 100% đúng thì phải chú ý vào câu hỏi, không đọc đáp án gợi ý, em hãy tạm thời bỏ qua đáp án gợi ý và tự đưa ra câu trả lời của mình dựa theo lý thuyết đã học. Sau đó đối chiếu câu trả lời với đáp án nếu có sự trùng khớp chứng tỏ đáp án của em có tỉ lệ đúng rất cao rồi.
3. Dùng phương pháp loại trừ để củng cố đáp án,
Nếu không thể tự đưa ra câu trả lời vậy em chỉ còn cách dùng cách suy luận mang tính loại trừ các phương án em cho là sai và chờ đợi vào sự rủi may.
Đây là cách làm hạ sách, không nên áp dụng nhiều tuy vẫn có cơ sở để bạn dùng phương án loại trừ bằng “mẹo” của mình cộng thêm chút may mắn. Thay vì đì tìm đáp án đúng, bạn hãy thử tìm phương án sai… đó cũng là một cách hay và loại trừ càng nhiều phương án càng tốt.
4. Luyện đề thường xuyên để thành thạo kỹ năng giải đề.
Những câu hỏi vận dụng hãy giải nhiều lần.
5. Tự mình đặt ra câu hỏi để trả lời, không ham giải những câu hỏi trên mạng gây nhiều tranh cãi và tỉ lệ ra không có.
7. Khi luyện đề ở nhà:
Phải dùng vở hoặc giấy nháp ghi cách suy luận và phân tích đáp án của mình ra, tuyệt đối không được khoanh đáp án theo cảm tính một cách nhanh chóng và hời hợt.
8. Không tin tưởng hoàn toàn vào các đáp án cho sẵn trong các tài liệu trắc nghiệm. Sau khi giải xong đối chiếu với kiến thức của sgk và tham khảo các câu hỏi trả lời tự luận giống vs dạng chuyển thể của câu hỏi trắc nghiệm đó.
Khi đã đối chiếu và tìm được đáp án chính xác phải ghi lại cách phân tích, lý giải cho đáp án đúng vào vở ghi.
9. Học tập trong môi trường thoáng mát, không có tiếng ồn, không khí trong lành. Chỉ tập trung trong vòng từ 1,5 đến 2 giờ đồng hồ không tập trung quá lâu ngồi cả ngày sẽ không có hiệu quả.
10. Khi giải đề nếu không thể định nghĩa từ khóa và thuật ngữ hãy mở sách thuật ngữ lịch sử phổ thông để tra cứu.
11. Chú ý đọc những lời giải của các anh chị và thầy cô đi trước để lấy kịnh nghiệm và kiến thức hoặc những bài giảng trực tuyến trên mạng cũng sẽ giúp cho các em.
Các em phải nắm được điều này: Chắc lý thuyết, hiểu thuật ngữ, biết vận dụng.

Nguồn bài viết: tổng hợp tử nhiều nguồn trên Facebook và Internet
 
Top Bottom