Sử 10 Kim Tự Tháp Ai Cập

Ocmaxcute

Học sinh chăm học
Thành viên
13 Tháng chín 2017
801
884
146
21
Nghệ An
Last edited by a moderator:

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Một số thông tin:
- Kim tự tháp Ai Cập là các công trình cổ đại hình chóp bằng đá ở Ai Cập
- Những kim tự tháp Ai Cập đầu tiên được biết đến nằm ở Saqqara phía tây bắc Memphis. Trong số đó, Kim Tự Tháp Djoser là lâu đời nhất, được xây dựng vào khoảng từ năm 2630 đến năm 2611 trước công nguyên ở Vương Triều Thứ 3. Kim tự tháp này cũng như khu phức hợp xung quanh do kiến trúc sư Imhotep thiết kế, và được xem là những công trình bằng đá nguyên khối cổ nhất thế giới.Số lượng nhân công để xây các kim tự tháp được ước tính vào khoảng từ vài nghìn, 20 nghìn cho tới 100 nghìn người.
- Những kim tự tháp Ai Cập nổi tiếng nhất nằm ở Giza, ngoại ô Cario. Một số kim tự tháp Giza được xem là nằm trong số những công trình vĩ đại nhất từng được xây.
1024px-Great_Pyramid_Diagram.svg.png

Sơ đồ cấu trúc bên trong Kim tự tháp Kheops. Đường bên trong chỉ hình dáng hiện nay, đường bên ngoài chỉ hình dáng ban đầu
 
  • Like
Reactions: Ocmaxcute

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Kim Tự Tháp là một công trình kiến trúc đồ sộ của người Ai Cập cổ đại để lại cho hậu thế. Theo một số tài liệu hiện nay vừa cập nhật, Kim Tự Tháp đầu tiên của vua Djoser (thế kỷ XXVII TCN) thuộc Vương triều III lúc đầu chỉ đắp bằng đất và có hình dạng bậc thang; đến thời của vua Snefru - Khufu và Khafre thì bắt đầu xây dựng Kim Tự Tháp làm nơi yên nghỉ của nhà vua Ai Cập sau khi ông ta qua đời. Thời vua Khufu, nhờ tận dụng nguồn nô lệ cướp được từ các cuộc chiến tranh và lực lượng nông dân công xã hiện có, ông ta bắt đầu nghĩ ngay đến việc xây dựng nơi yên nghỉ để phòng hậu sự về sau này.
Theo Herodote (nhà sử học Hi Lạp thế kỷ VI TCN) thì nhà vua Ai Cập lệnh cho toàn dân nghỉ làm việc, đóng cửa đến đại để chuẩn bị xây dựng Kim Tự Tháp. Lực lượng nhân công được huy động để tìm đá ở khu vực Suez, vận chuyển bằng thuyền trên sông Nil để tới nơi xây dựng. Khi đã được xếp ổn định ở những vị trí đã đặt trước, người dân bắt đầu làm con dốc để vận chuyển đá lên xây (việc này mất tới 10 năm ròng mới hoàn thành). Các kỹ sư hoàng gia Ai Cập rất giỏi về toán học, nhất là hình học khi họ tính toán lượng đá xây dựng Kim Tự Tháp giúp nhà vua rất đầy đủ, vừa khít mà không lọt ra nổi một khe hở nào. Theo thống kê, người ta đã tính toán chính xác kích thước vừa đủ của một hòn đá là nặng tới 5,5 tấn (dạng hình hộp chữ nhật) để xây dựng, tổng công tất cả là 2,3 triệu tảng đá như thế được đưa lên xây dựng thành Kim Tự Tháp. Không có tài liệu nào cho biết bên trong Kim Tự Tháp có cái gì, nhưng qua các bản vẽ khái lược của các nhà khảo cổ thì bên trong là một mê cung, có những đường hành lang dài ngoằn nghèo nhưng nếu không rành đường thì sẽ đi lạc và sẽ bị dính các loại bẫy trong Kim Tự Tháp. Những hành lang này có chiều cao khá khiêm tốn và được xây bởi những tảng đá chồng khít nhau, chịu sức nặng và chịu được trọng lực lớn để bảo đảm an toàn cho người vào lăng mộ
Thế kỷ VI TCN, Thales (Hi Lạp) đo được chiều cao của Kim Tự Tháp mà không cần lên tới đỉnh tháp. Câu chuyện như sau:
Một hôm Thales đến Ai Cập cổ đại. Hoàng đến biết Thales đến, liền vội cho người mời ông vào triều ngay. Nhà vua nói với Thales:
- Thales anh biết đấy kim tự tháp Kêop là niềm kiêu hảnh của người dân Ai Cập, nhưng mãi đến nay vẫn chua đo được độ cao của nó. Nếu ông có thể giúp được việc này thí tất cà người dân Ai Cập sẽ biết ơn ông.
Thales nghe thấy thế không hề do dự, liền đồng ý. Và ông còn nói rõ, rằng ngày hôm sau sẽ lập tức đo đạc có kết quả được.
Tin Thales sẽ đo chiều cao của kim tự tháp Keop nhanh chóng lan truyền khắp thành phố. Hôm sau mọi người đều tập trung rất đông để tận mắt xem Thales đo đạc.
Dưới mặt trời chói chang . Thales ung dung bước đến chân kim tự tháp. Mọi người đều tò mò cho rằng,ông sẽ có một loại dụng cụ kỳ diệu nào đó. Không ngờ ông còn không mang theo cả người hầu, chỉ cầm theo 1 cái thước. Nhiều người thấy vậy đều thở dài, lắc đầu thở dài thất vọng. Có người còn nói:
- Liệu ông ta có lừa chúng ta không? Trong bộ dạng thế kia thì đo với đạc thế nào được.
-Rõ là vậy rồi. Người Ai Cập chúng ta là những người giỏi nhất mà còn không đo được. Chắc ông ta cũng phải bó tay thế thôi.
Không để ý đến đám đông Thales mời 1 người đang đứng xem ra. Ông bảo anh ta đứng dưới chân tháp, cẩn thận đo chiều cao của anh ta và còn cả độ dài … cái bóng của chính anh ta. Cứ 1 khoảng thời gian Thales liên tục đo độ dài cái bóng cùa người kia.
Mọi người đang ngẩn ra nhìn chẳng hiểu gì, thì Thales nói lớn:
- Tháp Keop cao 146 mét.
- Không hiểu ông ta đo thế nào nhỉ?
Thales mỉm cười giải thích:
- Người được đo và kim tự tháp cùng đứng trên một dường thẳng, khi mặt trời chiếu 1 góc 45 độ thì độ dài của cái bóng và chiều cao than thể anh ta là bằng nhau. Tương tự như vậy, chỉ cần đúng lúc đó đo bóng của kim tự tháp là có thể biết nó cao bao nhiêu ngay.
Cả đàm đông ồ lên, họ gật gù hiểu ra, hết lời tán thưởng cách làm rất mực thông minh của Thales.
Thực ra, cách Thales vận dụng để đo đạc chính là tuân theo nguyên lý tam giác đồng dạng. Nhưng vào thời đó "nguyên lý hình học dồng dạng” chưa ra đời! Thales hoàn toàn chỉ dựa vào trí thông minh của chính mình. Đó quả là điều tuyệt vời vượt thời đại
 
Top Bottom