Hóa 9 Kim loại

Isla Chemistry

Cựu Trợ lí Admin | Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
3 Tháng mười hai 2018
2,272
3,910
541
Hà Nội
Hà Nội
$\color{Red}{\fbox{ハノイ建築大学}}$
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Tính chất vật lý
Ở điều kiện thường, các kim loại đều ở trạng thái rắn (trừ Hg), có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim.
- Tính dẻo : Dễ rèn, dễ dát mỏng và dễ kéo sợi. Sở dĩ kim loại có tính dẻo là vì các ion dương trong mạng tinh thể kim loại có thể trượt lên nhau dễ dàng mà không tách ra khỏi nhau nhờ những electron tự do chuyển động dính kết chúng với nhau.
- Tính dẫn điện : Khi đặt một hiệu điện thế vào hai đầu dây kim loại, những electron chuyển động tự do trong kim loại sẽ chuyển động thành dòng có hướng từ cực âm đến cực dương, tạo thành dòng điện.
- Tính dẫn nhiệt : Các electron trong vùng nhiệt độ cao có động năng lớn, chuyển động hỗn loạn và nhanh chóng sang vùng có nhiệt độ thấp hơn, truyền năng lượng cho các ion dương ở vùng này nên nhiệt lan truyền được từ vùng này đến vùng khác trong khối kim loại. Thường các kim loại dẫn điện tốt cũng dẫn nhiệt tốt.
- Ánh kim : Các electron tự do trong tinh thể kim loại phản xạ hầu hết những tia sáng nhìn thấy được, do đó kim loại có vẻ sáng lấp lánh gọi là ánh kim.

946ee949547ec5a
2. Tính chất hóa học
a) Tác dụng với phi kim
- Tác dụng với oxi tạo thành oxit
3Fe(r) + 2O2(k) → Fe3O4(r)
Nhiều kim loại khác như Mg, Al … cũng phản ứng với O2 tạo thành oxit MgO, Al2O3
- Tác dụng với phi kim khác tạo thành muối
2Fe(r) + 3Cl2(k) → 2FeCl3(r)
Hầu hết các kim loại (trừ Ag, Au, Pt…) phản ứng với O2 ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao tạo thành oxit ( thường là oxit bazơ). Ở nhiệt độ cao kim loại phản ứng với các phi kim khác tạo thành muối
b) Tác dụng với nước
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2(k)
c) Tác dụng với axit
Fe(r) + 2HCl(dd) → FeCl2 + H2(k)
Fe(r) + H2SO4(dd loãng) → FeSO4 + H2(k)
2Fe(r) + 6H2SO4(dd đặc) → Fe2(SO4)3 + 3SO2(k) + 6H2O
d) Tác dụng với dung dịch muối
Cu(r) + 2AgNO3(dd) → Cu(NO3)2 + 2Ag
→ Cu hoạt động hóa học mạnh hơn Ag
→ Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn(trừ Na, K, Ca,…) có thể đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi muối tạo thành muối mới và kim loại mới.
Tham khảo nâng cao : https://diendan.hocmai.vn/threads/on-thi-vao-10-thpt-chuyen-kim-loai.743608/
 
Top Bottom