kim loại và oxit

T

thuylinh010294

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1. cho m g hh X gồm 3KL là Al,Na,Mg. Chia hỗn hợp thành 3 phần = nhau. Phần 1 cho hòa tan vào H2O dc V1 lít khí H2. Phần 2 hòa tan vào dd NaOH dc V2 lít khí H2. Phần 3 hòa tan vào dd HCl dư dc V3 lít khí H2. Các khí đo trong củng dk. So sánh thể tích các khí thóat ra trong các thí nghiệm?


Câu 2. 0,1 mol hh A có khối lượng 3,84 gam 2 kim loại X,Y có hóa trị không đổi và không có kim loại hóa trị I. Nung hh A trong O2 dư để oxi hoàn toàn, thu được 6 gam hh rắn B gồm 2 oxit. Biết khối lượng nguyện tử của X,Y đều lớn hơn 20đvC. X,Y là những kim loại nào?
A Mg, Fe
B Mg,Zn
C Al,Zn
D Al,Fe

Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm RCOOH, C2H3COOH, và (COOH)2 thu được m gam H2O và 15,68 lít CO2 (đktc). Mặt khác, 25,3 gam hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với NaHCO3 dư thu được 11,2 lít (đktc) khí CO2.Tính m?

cảm ơn mọi người trước @};-@};-:)>-



tiêu đề phải đặt đúng quy định
 
Last edited by a moderator:
K

kienthuc.

Câu 1.
Thể tích khí ở [tex]V_3[/tex] sẽ lớn nhất do 3 kim loại trên đều phản ứng và tạo ra [tex]HCl[/tex] cho đến hết do [tex]HCl[/tex] dư.
Ở thể tích [tex]V_1[/tex] sẽ là nhỏ hơn hoặc bằng [tex]V_2[/tex] vì ở 2 trường hợp trên [tex]Mg[/tex] không phản ứng.
+ Trường hợp 1 nếu [tex]Na[/tex] thiếu thì [tex]Al[/tex] dư sẽ không pứ hoàn toàn để tạo ra lượng [tex]H_2[/tex] lớn nhất có thể. Còn nếu [tex]Na[/tex] dư thì [tex]Al[/tex] tạo ra tối đa lượng [tex]H_2[/tex].
+ Trường hợp 2 thì cho dù [tex]Na[/tex] thiếu đi chăng nữa cũng có [tex]NaOH[/tex] bổ sung vào để [tex]Al[/tex] tạo [tex]H_2[/tex] lớn nhất có thể.

Nên ta sẽ có [tex]V_3>V_2>=V_1[/tex]

Câu 2. Mình làm theo lối trắc nghiệm!
Do Kim loại có hóa trị không đổi nên ta loại bỏ đáp án chứa [tex]Fe[/tex].
Ta có mol Electron phóng ra của 2 Kl là 0,27 mol.
Gọi x và y là mol của 2 Kl và a, b là hóa trị của chúng.
x+y=0,1
ax+by=0,27
Nếu 2 Kl đó cùng hóa trị thì ta có: a(x+y)=0,27 => a=2,7 (loại)
Vậy 1 Kl có hóa trị II và một Kl hóa trị III.
Câu C.

Câu 3.
[tex]H^++HCO_3^------>H_2O+CO_2[/tex]
0,5<-------------------------------------0,5
Gốc -COOH có 1[tex]H[/tex] và 2[tex]O[/tex] =>[tex]nO=[/tex]1mol=>[tex]mO[/tex]=16g.
Theo đề bài ta có: [tex]nCO_2=nC=[/tex]0,7mol =>[tex]mC=[/tex]8,4g.
Ta có: [tex]mX=mO+mC+mH[/tex]=> [tex]mH[/tex]=0,9g =>[tex]mH_2O[/tex]=8,1g.

Mến chào bạn!
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom