kim loai và oxit kim loại

M

making123

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

em xin giới thiệu chủ đề của em về phần kim loại, mong anh chi xem ý kiến rồi nhận xét:

A/ KIM LOẠI
Với axit : phân biệt 2 loại axit :

* axit mà anion không có tính oxi hoá ( HCl, H2SO4) loãng, các axit này tác dụng do tính oxi hoá của H+ nên sp khử của axit là H2

Chỉ có các kim loại đưng trước H2 trong dãy điện thế là mới tác dụng với loại axit này .

ví dụ : Zn + H2SO4 ----------> ZnSO4 + H2
Cu + H2S04-------------> không pu vì Cu đứng sau H2 trên dãy điện thế .
Nếu kl có thể cho ra 2 ion có số oxi hoá khác nhau thì với loại axit này ta dc ion kloại với số oxi hoá thấp hơn.
Ví dụ :
Fe + H2SO4 --------------> FeSO4 + H2
Ta dc : [TEX]Fe^2+[/TEX] chứ không có dc [TEX]Fe^3+[/TEX] .

*axit mà anion hoá của các anion này thường mạnh hơn tính oxi hoá của [TEX]H^+[/TEX] nên các axit này tác dụng do tính oxi hoá cúa anion và sản phảm khử của axit là sp khử của anion. Thí dụ : với HNO3 ta dc NO2,N2O, N2, NO thậm chí đến NH3..

Kim loại yếu như Cu , Ag thường khử HNO3 đến NO2 hoặc NO . Các kim loại khử mạnh như Al , Mg có thể khử HNO3 đến N2 hoặc NH3.

Với bazo.
Một số ít kim loại mà oxit lưỡng tính phản ứng dc với dd bazo mạnh . Đó là trường hợp Al , Zn
Al + NaOH + H20 --------> NaAlO2 + 3/2 H2

B, OXIT KIM LOẠI

Phần lớn các oxit và hidroxit kl có tinh bazo . một số ít lưỡng tính ( Al,Zn, Pb,Sn,Be). Các oxit kl chuyển tiếp thuộc phân nhóm phụ ở số õi hoá thật cao có tính axit

Với axit : Các oxit bazo và lưỡng tính đều tan trong axit ( trừ khi pu tạo muói ít tan)

Với bazo :các oxit lưỡng tính và các axit phản ứng với dd bazo

Al(OH)2 + NaOH------------------> NaAlO2 + 2H20

CHÚ Ý : Cấc oxit bazo luong tính chi pu với bazo mạnh , không pu với bazo yếu .. VÍ dụ:

[TEX]Al(OH)_3 + NH_4 OH-------------> KHÔNG PU[/TEX]
kẽm hidroxit luôn pu với amonni................

BÀI TẬP VẬN DỤNG :
Bài 1 : Điện phân NaCl nóng chảy với cường độ I = 1,93 A trong thời gian 6 phút 40s thì thu dc 0,1472 gam Na . Tính hiệu suất điên phân.
Bài 2:để bảo vệ vỏ tàu đi biển, trong kim loai sau , thì kim lạo nào bảo vệ tốt hơn:
Cu , Mg ,Zn , Pd nên dùng kim loại nào..

bài 3 : Cho 4 ion [TEX]Al^3+[/TEX],[TEX]Zn^2+[/TEX],[TEX]Cu^2+[/TEX],[TEX]Pt^2+[/TEX], chon ion có tính oxi hoá mạnh hơn [TEX]Pd^2+[/TEX]
 
M

membell

về phần kim loại mà chỉ như thể này thì hơi mổng em ạ
thêm vài phần nữa đi như điều chế kim lọai,tính chất và nêu ra các kim lọa lưỡng tính đây mới nói ở dạng chung chung thôi.
cái này hơi ít thông tin so với lượng kiến thức đựoc cung cấp ở trong sách giáo khoa lớp 12 đấy.

để tránh trùng lặp nội dung trong sách giáo khoa và thể hiện cái riêng của mình thì em nên đưa ra cá cách tính nhanh các bài toán về phần này ,như thế sẽ có sức hút với người đọc và tránh được sự trùng lặp kiến thức trong SGK.chúc em viết ra được những cuốn cẩm nang có giá trị cao giúp mọi người có thêm các phương pháp giải nhanh toán hóa
 
Top Bottom