Kim loại tác dụng với dung dịch muối (Biện luận lượng dư)

Z

zeoprono1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Cho m gam hỗn hợp X gồm Al,Zn,Ni tác dụng hết với dd HCl, thu được 17,92 lít khí H2 (đktc). Nếu cho m gam X tác dụng với dd Y chứa 0,7 mol Cu(NO3)2 và 0,4 mol AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn thì thu được x gam chất rắn. Tìm x

2. Cho m gam hỗn hợp X gồm Al,Zn tác dụng với 500 ml dd Cu(NO3)2 1M đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Z và chất rắn T. Cho Z tác dụng với dd NaOH dư, thu được 19,6 gam kết tủa. Tìm giá trị lớn nhất của m.

3. Cho 3,35 gam hỗn hợp X gồm Pb và Cu tác dụng với V lít dung dịch AgNO3 0,1M đến khi phản ứng xong, thu được dung dịch Z chứa 2 muối và 4,96g chất rắn T gồm 2 kim loại. Cho Z tác dụng với dd NH3 dư thu được 2,41g kết tủa. Tìm V

4. Cho 1,57g hỗn hợp X gồm Zn và Al vào 100ml dd Y gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn T và đ Z chỉ chứa 2 muối. Ngâm T trong H2SO4 loãng không thấy có khí thoát ra. Nếu coi thể tích không đổi thì tổng nồng độ các ion trong Z là bn?
 
L

luongpham2000

$3. V=0,4$

4. X chỉ chứa 2 muối.Ngâm Y trong H2SO4 loãng không thấy có khí thoát ra

>> 2 muối là Zn(NO3)2 và AgNO3. Hỗn hợp KL ban đầu hết

Tóm lại phản ứng vừa đủ.
[TEX]\left{\begin{65a+27b=1,57}\\ {2a+3b=0,03.2+0,01=0,07}[/TEX]

[TEX] \Leftrightarrow \left{\begin{n_{Zn}=0,02}\\{n_{Al}=0,01}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow m=0,03.64+0,01.108=3g\\ C_M_{Zn(NO_3)_2}=0,2M\\ C_M_{Al(NO_3)_3=0,1M[/TEX]
 
T

thaoriu

bài 1 này kết quả 81,6 g nha. hì :D
số mol e trao đổi =1.6
số mol bạc=0.4, Cu=0.7 => số mol e cần để đẩy hết Ag và Cu =1,8
1,6<1,8 =>Ag bị đẩy hết, Cu2+ vẫn còn trong dd
mAg =0,4*108=43.2
nCu bị đẩy = (1,6- 0,4) :2= 0,6 => mCu= 0,6*64=38,4
m= mCu+mAg
làm chừng, hì, sai đừng chê tớ học *** nhá :p
 
  • Like
Reactions: Phan Thanh Mai
Q

quangphap208@gmail.com

Câu 1:
Ta nhận thấy Al Zn Ni(có 2 hóa trị là 2 và 3 tuy nhiên 2 bền hơn nên trong chương trình xét hóa trị 2) là các KL có hóa trị không đổi
=> tác dụng với HCl hay dd nhưởng số mol như nhau
H2=0.8 mol =>nhận=nhường=1.6
dung dich :Ag 0.4 mol nhường 1 e Cu(N03)2 dư =>x gam chất rắn Ag và Cu (Cu2+ còn dư)
Thân!
 
Top Bottom