Văn 9 Kiều ở lầu Ngưng Bích

Nguyennlinhh15

Học sinh mới
Thành viên
11 Tháng tám 2018
30
17
6
Nghệ An
THCS Nghĩa Đồng

Bé Nai Dễ Thương

Học sinh tiến bộ
Thành viên
9 Tháng sáu 2017
1,687
1,785
284
Điện Biên
♦ Tiên học lễ _ Hậu học văn _ Đập đá quay tay ♦ ( ♥ cần chút sức lực ♥)
-Một loạt các từ láy, các hình ảnh ẩn dụ, các câu hỏi tu từ, điệp ngữ “buồn trông” đã góp phần thể hiện rõ tâm trạng Thuý Kiều. Cảnh và tình uốn lượn song song. Ngoại cảnh cũng chính là tâm cảnh. Đúng như Nguyễn Du từng viết: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
a. Luận điểm 1: Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồn xa xa?
- Một không gian mênh mông cửa bể chiều hôm gợi nỗi buồn mênh mông như trời biển. Hình ảnh con thuyền và cánh buồm thấp thoáng, biến mất trong hoàng hôn biển gợinỗi cô đơn, lạc lõng bơ vơ, gợi hành trình lưu lạc. Cảnh tha hương gợi nỗi nhớ gia đình, quê hương và khát khao sum họp đến nao lòng.
b. Luận điểm 2: Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Nhìn cảnh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa, Kiều buồn và liên tưởng tới thân phận mình cũng như cánh hoa lìa cội, lìa cành bị ném vào dòng đời đục ngầu thác lũ. Hình ảnh “hoa trôi” gợi kiếp người trôi nổi, bập bềnh, lênh đênh, vô định và một tâm trạng lo lắng sợ hãi cho tương lai vô định của mình.
c. Luận điểm 3: Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Nhìn cảnh nội cỏ nhạt nhoà, mênh mông “rầu rầu”: màu của sự úa tàn, thê lương ảm đạm (giống màu cỏ ở nấm mộ Đạm Tiên “dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”, khác màu cỏ trong tiết thanh minh), Kiều có tâm trạng mệt mỏi chán chường, tuyệt vọng và cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, cô quạnhvới một tương lai mờ mịt, hãi hùng.
d. Luận điểm 4: Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiêng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
Khép lại đoạn thơ lã những âm thanh dữ dội “gió cuốn, sóng kêu” như báo trước những dông tố của cuộc đời sắp ập xuống cuộc đời Kiều. Nàng hốt hoảng, kinh hoàng- chới với như sắp bị rơi xuống vực thẳm sâu của định mệnh.
3. Hợp: Đánh giá chung về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
Có thể nói, thiên nhiên chân thực, sinh động nhưng ũng rất ảo. Đó là thiên nhiên được nhìn qua tâm trạng – được nhìn từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động để diễn tả nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, hãi hùng, dồn đến cơn bão táp của nội tâm, cực điểm của cảm xúc trong lòng Kiều. Toàn là hình ảnh về sự vô định, mong manh, sự dạt trôi, bế tắc, sự chao đảo nghiêng đổ dữ dội. Lúc này, Kiều trở nên tuyệtvọng, yếu đuối nhất, vì thế nàng đã mắc lừa Sở Khanh để rồi dấn thân vào cuộc đời ô nhục. Bốn câu thơ lục bát được liên kết bởi điệp ngữ “buồn trông” nghĩa là buồn mà nhìn xa, mà trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến làmthay đổi hiện tại, nhưng trông mà vô vọng. "Buồn trông" có cái thảng thốt lo âu, có cái xa lạ cuốn hút tầm nhìn, có cả sự dự cảm hãi hùng của người con gái lần đầu lạc bước giữa cuộc đời ngang ngửa. Điệp ngữ kết hợp với các hình ảnh ẩn dụ đứng sau, câu hỏi tu từ cùng các từ láy “thấp thoáng”,”xa xa”,”rầu rầu”,”ầm ầm” đã diễn tả nỗi buồn nhiều bề trong Kiều với nhiều sắc độ khác nhau, trào dâng lớp lớp như những con sóng lòng. Tất cả tạo nên âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc đoạn thơ, cũng là điệp khúc của tâm trạng.
III. Kết bài:
-Ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tinh tế khi tả cảnh cũng như khi ngụ tình. Mỗi cảnh thiên nhiên trong đoạn đã diễn tả một sắc thái tình cảm khác nhau của Kiều. Tám câu thơ cuối đoạn trích “Kiều ở lầuNgưng Bích” tạo thành bức tranh tứ bình của tâm trạng, có cấu trúc cân đối hài hòa đã khiến cho bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du được nâng lên mẫu mực cổ điển.
- Đằng sau sự thành công của bút pháp tả cảnh ngụ tình ấy là một trái tim yêu thương vô hạn với con người, là sự đồng cảm, sẻ chia xót thương cho một kiếp hồng nhan bạc mệnh và ngầm tố cáo xã hội bất công đã chà đạp lên quyền sống và nhân phẩm con người.
Nguồn: HMF
Tham khảo ạ^^
 

Nguyennlinhh15

Học sinh mới
Thành viên
11 Tháng tám 2018
30
17
6
Nghệ An
THCS Nghĩa Đồng
-Một loạt các từ láy, các hình ảnh ẩn dụ, các câu hỏi tu từ, điệp ngữ “buồn trông” đã góp phần thể hiện rõ tâm trạng Thuý Kiều. Cảnh và tình uốn lượn song song. Ngoại cảnh cũng chính là tâm cảnh. Đúng như Nguyễn Du từng viết: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
a. Luận điểm 1: Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồn xa xa?
- Một không gian mênh mông cửa bể chiều hôm gợi nỗi buồn mênh mông như trời biển. Hình ảnh con thuyền và cánh buồm thấp thoáng, biến mất trong hoàng hôn biển gợinỗi cô đơn, lạc lõng bơ vơ, gợi hành trình lưu lạc. Cảnh tha hương gợi nỗi nhớ gia đình, quê hương và khát khao sum họp đến nao lòng.
b. Luận điểm 2: Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Nhìn cảnh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa, Kiều buồn và liên tưởng tới thân phận mình cũng như cánh hoa lìa cội, lìa cành bị ném vào dòng đời đục ngầu thác lũ. Hình ảnh “hoa trôi” gợi kiếp người trôi nổi, bập bềnh, lênh đênh, vô định và một tâm trạng lo lắng sợ hãi cho tương lai vô định của mình.
c. Luận điểm 3: Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Nhìn cảnh nội cỏ nhạt nhoà, mênh mông “rầu rầu”: màu của sự úa tàn, thê lương ảm đạm (giống màu cỏ ở nấm mộ Đạm Tiên “dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”, khác màu cỏ trong tiết thanh minh), Kiều có tâm trạng mệt mỏi chán chường, tuyệt vọng và cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, cô quạnhvới một tương lai mờ mịt, hãi hùng.
d. Luận điểm 4: Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiêng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
Khép lại đoạn thơ lã những âm thanh dữ dội “gió cuốn, sóng kêu” như báo trước những dông tố của cuộc đời sắp ập xuống cuộc đời Kiều. Nàng hốt hoảng, kinh hoàng- chới với như sắp bị rơi xuống vực thẳm sâu của định mệnh.
3. Hợp: Đánh giá chung về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
Có thể nói, thiên nhiên chân thực, sinh động nhưng ũng rất ảo. Đó là thiên nhiên được nhìn qua tâm trạng – được nhìn từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động để diễn tả nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, hãi hùng, dồn đến cơn bão táp của nội tâm, cực điểm của cảm xúc trong lòng Kiều. Toàn là hình ảnh về sự vô định, mong manh, sự dạt trôi, bế tắc, sự chao đảo nghiêng đổ dữ dội. Lúc này, Kiều trở nên tuyệtvọng, yếu đuối nhất, vì thế nàng đã mắc lừa Sở Khanh để rồi dấn thân vào cuộc đời ô nhục. Bốn câu thơ lục bát được liên kết bởi điệp ngữ “buồn trông” nghĩa là buồn mà nhìn xa, mà trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến làmthay đổi hiện tại, nhưng trông mà vô vọng. "Buồn trông" có cái thảng thốt lo âu, có cái xa lạ cuốn hút tầm nhìn, có cả sự dự cảm hãi hùng của người con gái lần đầu lạc bước giữa cuộc đời ngang ngửa. Điệp ngữ kết hợp với các hình ảnh ẩn dụ đứng sau, câu hỏi tu từ cùng các từ láy “thấp thoáng”,”xa xa”,”rầu rầu”,”ầm ầm” đã diễn tả nỗi buồn nhiều bề trong Kiều với nhiều sắc độ khác nhau, trào dâng lớp lớp như những con sóng lòng. Tất cả tạo nên âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc đoạn thơ, cũng là điệp khúc của tâm trạng.
III. Kết bài:
-Ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tinh tế khi tả cảnh cũng như khi ngụ tình. Mỗi cảnh thiên nhiên trong đoạn đã diễn tả một sắc thái tình cảm khác nhau của Kiều. Tám câu thơ cuối đoạn trích “Kiều ở lầuNgưng Bích” tạo thành bức tranh tứ bình của tâm trạng, có cấu trúc cân đối hài hòa đã khiến cho bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du được nâng lên mẫu mực cổ điển.
- Đằng sau sự thành công của bút pháp tả cảnh ngụ tình ấy là một trái tim yêu thương vô hạn với con người, là sự đồng cảm, sẻ chia xót thương cho một kiếp hồng nhan bạc mệnh và ngầm tố cáo xã hội bất công đã chà đạp lên quyền sống và nhân phẩm con người.
Nguồn: HMF
Tham khảo ạ^^
Bạn có thể cho mình xin thêm ý giải thích nhận định trên được không ạ ?
 
Top Bottom