CLB lịch sử KIẾN THỨC VUA VIỆT

Lê Quang Đông

Banned
Banned
Thành viên
10 Tháng mười 2018
771
1,039
161
Đồng Tháp
trường TRUNG HỌC CƠ SỞ THANH BÌNH
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào mọi người !!!
Thấy CLB hơi yên ắng nên mình đăng bài nà !!
Topic này sẽ tìm hiểu điều thú vị về các vị vua của Việt Nam
Mỗi ngày mình sẽ đăng 2 vị vua tại topic này
Đến khi nào mà mình hết tìm được nữa thì thôi!!
Đồng hành cùng topic nào
Nào cùng tìm hiểu thôi !!!
Vua Tự Đức thi văn đỗ hạng... bét
Là người thông minh, giỏi văn, hay chữ nên hoàng đế thứ 4 của triều Nguyễn là Tự Đức rất tự cao tự đại mặc dù bề ngoài luôn tỏ ra khiêm tốn. Có lần vua nói: Trẫm không đi thi nhưng nếu đi thi nhất định trẫm sẽ đỗ Trạng nguyên.
Thấy mọi người không có vẻ tán đồng, Tự Đức liền nghĩ ra một cách, ông cùng một số vị đại khoa làm một bài luận rồi rọc phách gửi sang nhờ vua Thanh lập ban giám khảo chấm giúp. Tự tin nghĩ thế nào mình cũng đỗ đầu nhưng hoá ra bài văn của Tự Đức xếp cuối; trong bài của ông có lời phê rằng: “Bài này tỏ ra tác giả là một người học rộng, khí phách, không phải là người thường nhưng là người không có tài mấy!”.
Có mấy người biết được chuyện này nhỉ :D:D
Lý Nam Đế từng là một chú tiểu
Lý Nam Đế tên thật là Lý Bí (còn gọi là Lý Bôn) là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa năm Tân Dậu (541) lật đổ chính quyền đô hộ, xây dựng một chính quyền tự chủ của nhà nước Vạn Xuân, ông xưng đế và trở thành vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

Lý Bí xuất thân trong một gia đình “đời đời là hào hữu”, cha là Lý Toản, tù trưởng bộ lạc, mẹ là Lê Thị Oánh, người Ái Châu (nay là Thanh Hóa). Là con độc nhất trong gia đình, từ nhỏ đã tỏ rõ là người thông minh, hiểu biết, thế nhưng ông sớm phải sống trong cảnh mồ côi, khi lên 5 tuổi thì cha mất, 7 tuổi mẹ lâm bệnh qua đời; Lý Bí được người chú ruột đón về nuôi dưỡng. Một hôm có vị thiền sư đến làm lễ tại ngôi chùa trong làng, tình cờ nhìn thấy Lý Bí. Ngắm dung mạo cậu bé khôi ngô, thiền sư biết là người sau này có thể làm lên sự nghiệp. Biết hoàn cảnh đáng thương của Lý Bí, thiền sư liền đến gặp người chú xin đem cậu bé về làm “con nuôi cửa Phật”. Từ đó Lý Bí trở thành chú tiểu, theo Pháp tổ thiền sư về chùa Linh Bảo ở đất Giang Xá (nay thuộc xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, Hà Nội).

Được vị thiền sư hết lòng dạy bảo, lại thông minh chăm chỉ nên qua hơn 10 năm đèn sách, rèn luyện, Lý Bí trở thành nhân vật thiên tư lỗi lạc, văn võ toàn tài. Mọi người ai cũng quý mến, tin phục, sau đó đồng lòng suy tôn ông lên làm thủ lĩnh địa phương và sau này, chú tiểu năm nào đã phất cờ đại nghĩa, lật đổ ách đô hộ gần 500 năm của Bắc triều, đặt những nền móng đầu tiên cho sự ra đời quốc gia phong kiến độc lập.

Mong các bạn phần nào có thêm được một số kiến thức về vua Việt
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
nhiều tài liệu nói rằng Tự Đức rất tự cao tự đại, luôn khoe văn chương mình là hay và tuyệt nhất.... nhưng kết quả thì như thế nào chắc mọi người cũng đã biết. Có vài mẩu chuyện về cuộc đối đáp thơ giữa Hoàng đế với "Thánh Quát" (Cao Bá Quát), các bạn tìm xem nhé

Lý Nam Đế từng là một chú tiểu
còn nữa, vua Lý Công Uẩn trước khi lên ngôi cũng có làm chú tiểu một thời gian..... (trùng hợp đó)
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Hồ Nhi

Minh Dora

Siêu sao Hóa học
Thành viên
5 Tháng chín 2017
1,751
1,638
276
Thanh Hóa
Ở đâu đó
Vua Tự Đức thi văn đỗ hạng... bét
Là người thông minh, giỏi văn, hay chữ nên hoàng đế thứ 4 của triều Nguyễn là Tự Đức rất tự cao tự đại mặc dù bề ngoài luôn tỏ ra khiêm tốn. Có lần vua nói: Trẫm không đi thi nhưng nếu đi thi nhất định trẫm sẽ đỗ Trạng nguyên.
Thấy mọi người không có vẻ tán đồng, Tự Đức liền nghĩ ra một cách, ông cùng một số vị đại khoa làm một bài luận rồi rọc phách gửi sang nhờ vua Thanh lập ban giám khảo chấm giúp. Tự tin nghĩ thế nào mình cũng đỗ đầu nhưng hoá ra bài văn của Tự Đức xếp cuối; trong bài của ông có lời phê rằng: “Bài này tỏ ra tác giả là một người học rộng, khí phách, không phải là người thường nhưng là người không có tài mấy!”.
Có mấy người biết được chuyện này nhỉ :D:D

Thế cho nên nói và làm cách nhau một trời một vực :D
 

Lê Quang Đông

Banned
Banned
Thành viên
10 Tháng mười 2018
771
1,039
161
Đồng Tháp
trường TRUNG HỌC CƠ SỞ THANH BÌNH
nhiều tài liệu nói rằng Tự Đức rất tự cao tự đại, luôn khoe văn chương mình là hay và tuyệt nhất.... nhưng kết quả thì như thế nào chắc mọi người cũng đã biết. Có vài mẩu chuyện về cuộc đối đáp thơ giữa Hoàng đế với "Thánh Quát" (Cao Bá Quát), các bạn tìm xem nhé


còn nữa, vua Lý Công Uẩn trước khi lên ngôi cũng có làm chú tiểu một thời gian..... (trùng hợp đó)
vua Tự Đức cũng không phải dở đâu
ông ấy đã từng tuyên án bằng thơ đây( lên mạng such chắc chắn có)
 

Lê Quang Đông

Banned
Banned
Thành viên
10 Tháng mười 2018
771
1,039
161
Đồng Tháp
trường TRUNG HỌC CƠ SỞ THANH BÌNH
Topic "Kiến thức Vua Việt" đã trở lại rùi đây
Sau đây topic xin tiếc lộ kiến thức về 2 vị Vua mà không phải ai cũng biết
Vua đầu tiên nhận lỗi với thần dân
Vua Lý Cao Tông chính là người đầu tiên làm “thiên tử” thay trời hành đạo mà lại dũng cảm thừa nhận trước thần dân sai lầm của mình.
Dưới thời Lý Cao Tông, triều chính bắt đầu đi xuống, loạn lạc nổi lên khắp nơi. Sử chép: “Vua chơi bời không điều độ, hình chính không rõ ràng, giặc cướp như ong, đói kém liền năm, cơ nghiệp nhà Lý từ đấy suy kém… Kinh Thi có câu: Bên trong mê sắc đẹp, bên ngoài mê săn bắn, ham rượu, thích nhạc, nhà cao tường đẹp, người nào phạm một trong các điều ấy tất phải diệt vong, mà vua thì phạm đủ các điều ấy, còn làm gì được…” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Đến mùa thu, tháng 8 năm Đinh Mão (1207), vua Lý Cao Tông thấy giặc cướp nổi lên như ong bèn hối lại lỗi xưa, nhân đó hạ chiếu nhận lỗi, bài chiếu viết rằng: “Trẫm còn bé mà phải gánh vác việc lớn, ở tận nơi cửu trùng, không biết được cảnh khó khăn của dân chúng, nghe lời bọn tiểu nhân mà gây nên oán với kẻ dưới. Dân đã oán thì trẫm còn biết dựa vào ai? Nay trẫm sẽ sửa lỗi, cùng dân đổi mới. Ai có ruộng đất, sản nghiệp bị sung công sẽ được hoàn lại” (Đại Việt sử lược).
1434408935-geeph1_xsel.jpg
TƯỢNG LÝ CAO TÔNG
[TBODY] [/TBODY]
Hoàng đế như này mới anh minh:rongcon28
Từ tù nhân trở thành hoàng đế
Câu chuyện lạ lùng này liên quan đến vua Lê Hiển Tông, vị hoàng đế thứ 26 của nhà Hậu Lê. Ông là con trai trưởng của Lê Thuần Tông, sinh năm Đinh Dậu (1717), mất năm Bính Ngọ (1786), thọ 69 tuổi. Lê Hiển Tông là một trong số những vị vua có tuổi thọ cao nhất và là vị vua thọ nhất triều Hậu Lê. Vị hoàng đế này cũng là một trong những người ở ngôi lâu nhất trong lịch sử Việt Nam và là người làm vua lâu nhất triều Hậu Lê.

Chuyện lên ngôi của Lê Hiển Tông chứa đựng nhiều yếu tố may mắn. Khi còn là hoàng tử, vì có người chú là hoàng thân Lê Duy Mật nổi binh đánh lại họ Trịnh nhằm khôi phục quyền lực cho vua Lê, do đó ông bị chúa Trịnh Giang nghi ngờ đem giam cầm ở nhà viên quan nội thị Hồng quận công.

Năm Canh Thân (1740) Trịnh Doanh lên ngôi chúa mới chuyển hoàng tử đến giam ở nhà cậu mình là Vũ Tất Thận. Đêm trước đó, Vũ Tất Thận “mơ thấy thiên tử tới nhà, cờ quạt phấp phới, nhã nhạc vang lừng, rõ ra cảnh tượng của đời thái bình” ( Hoàng Lê nhất thống chí). Sáng hôm sau thấy quân lính giải hoàng tử đến nhà, ông ta rất kinh ngạc cho là ứng vào giấc mộng của mình bèn kể lại với chúa. Trịnh Doanh thấy vậy cho là người có phúc lớn bèn đón hoàng tử về tôn lên làm vua, đặt niên hiệu là Cảnh Hưng.
Vậy kẻ cướp cũng có thể thành chủ tịch sau???:D
1434408819-lvxkh1__qecu.jpg


vào xem nha
@Thái Minh Quân @Minh Dora @Mai Anh 2k5 @harder & smarter
 

Lê Quang Đông

Banned
Banned
Thành viên
10 Tháng mười 2018
771
1,039
161
Đồng Tháp
trường TRUNG HỌC CƠ SỞ THANH BÌNH
TIẾP TỤC ĐÂY
TIẾP TỤC TÌM HIỂU VỀ VUA VIỆT ĐÂY

Đôi mắt sáng như sao của vua Quang Trung
Vua Quang Trung sinh năm Quý Dậu (1753), hồi nhỏ có tên là Hồ Thơm, con thứ của ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng. Khi trưởng thành ông đổi họ Hồ sang họ Nguyễn và lấy tên là Nguyễn Văn Thơm, sau đó được thầy học đổi tên là Nguyễn Huệ, ngoài ra ông còn có các tên khác là Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Văn Huệ, Nguyễn Quang Bình… Các sách sử đều mô tả Quang Trung là người cao lớn, tóc quăn, da sần, tiếng nói sang sảng như chuông, cặp mắt sáng như chớp, có thể nhìn rõ mọi vật trong đêm tối.
vua-quang-trung.jpg



Đôi mắt lạ nhất của Quang Trung theo sách sử cho biết nó khiến nhiều người khi thấy thần sắc của ông “đều run sợ, hãi hùng… không một người nào dám nhìn thẳng vào mắt” (Hoàng Lê nhất thống chí). Đôi mắt này được mô tả như sau: “đôi mắt lập lòe như ánh điện” (Đại Nam chính biên liệt truyện), “con mắt nhỏ nhưng cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn, ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu” (Tây Sơn thuật lược).

Vua Gia Long bị ngã lộn cổ xuống huyệt mộ
Cuộc đời vua Gia Long, vị hoàng đế khai sáng vương triều Nguyễn, có nhiều giai thoại kỳ lạ trong thời kỳ bôn ba gian khổ để mưu đồ phục quốc. Tuy nhiên một chuyện lạ có thật ít người biết, đó là chuyện vua đã bị ngã xuống huyệt mộ của mẹ mình là bà Hiếu Khang hoàng thái hậu vào tháng giêng năm Nhâm Thân (1812) và lạ hơn nữa là cách hành xử của quan lại trước cú ngã của vua. Sách Quốc sử di biên viết: “Trước đây sai Thị trung trực học sĩ Lê Quý Kiệt sửa sơn lăng; Quý Kiệt nói đào đến huyệt tất có đất ngũ sắc, rồi quả nhiên đúng, vua cho là lạ ngày càng khen thưởng. Đến lúc làm nhà bên mộ, mưa gió to, vua xảy chân ngã, quan lại đều sợ tản đi hết. Phò mã Trương Văn Minh đỡ vua dậy đưa ra khỏi huyệt”.
 
  • Like
Reactions: Maianh2510

Lê Quang Đông

Banned
Banned
Thành viên
10 Tháng mười 2018
771
1,039
161
Đồng Tháp
trường TRUNG HỌC CƠ SỞ THANH BÌNH
CHÀO MỌI NGƯỜI !!!
MÌNH SẼ ĐĂNG TRONG TOPIC NÀY VỚI TINH THẦN
"KHI NÀO KHÔNG KIẾM ĐƯỢC NỮA MỚI DỪNG"( NÓI VỚI LÀM LÀ 2 CHUYỆN KHÁC NHAU, KHÔNG BIẾT CÓ ĐỦ KIÊN TRÌ ĐỂ LÀM KHÔNG ĐÂY)

Càng đi sâu vào sử cũ nước nhà, chúng ta càng khám phá thêm những điều kỳ thú về các vị vua, từ người ít tiếng tăm cho đến những người danh tiếng lẫy lừng mà cuộc đời tưởng chừng như đã rõ ràng nhiều chuyện.
Được làm vua nhờ... ăn vạ
Lý Cao Tông (còn có tên là Long Trát) sinh ngày 25 tháng 5 năm Quý Tị (1173) là người được truyền ngôi một cách may mắn nhất. Chuyện rằng ngôi Thái tử vốn thuộc về anh trai của Long Trát là Long Xưởng, nhưng do mắc nhiều khuyết điểm nên Long Xưởng bị phế làm dân và Lý Anh Tông chưa biết chọn ai thay vào ngôi vị thái tử.

Một hôm Lý Anh Tông đùa chơi với người con trai thứ sáu là Long Trát. Cậu bé 2 tuổi thấy vua cha đội mũ liền khóc đòi. Vua chưa kịp tháo mũ ra thì cậu khóc thét lên, lúc cầm được mũ rồi thì cười thích thú. Hành động của cậu bé được Lý Anh Tông cho đó là điềm lạ nên mới lập Long Trát làm Thái tử. Đến tháng 4 năm Ất Mùi (1175) sau khi vua mất, Thái tử lên kế vị ngôi báu, trở thành vị vua thứ 7 của triều Lý.
Vua đi chơi đêm bị cướp mất gươm, ấn
Vua bị cướp, mà vật bị cướp lại là biểu tượng của quyền lực tối cao là chuyện rất khó tin nhưng hoàn toàn có thật, được chính sử và nhiều tài liệu ghi lại.

Trần Dụ Tông là vị vua thứ 7 của nhà Trần, tên thật là Trần Hạo , làm vua 28 năm (1341-1369). Thời kỳ đầu ông chăm lo chính sự nhưng về sau lại lao vào ăn chơi sa đọa, ham mê tửu sắc làm triều chính suy vi, dân tình đói khổ, giặc giã nổi lên khắp nơi… Vì là người ham chơi nên Trần Dụ Tông hay đi thăm thú, ngoạn cảnh nhiều nơi. Vào một đêm mùa hạ, tháng 6 năm Bính Ngọ (1366), vua đi chơi ở hương Mễ Sở (nay thuộc Hưng Yên) đến canh ba mới trở về kinh, khi đến sông Chử Gia thì bị kẻ cướp chặn đường lấy mất cả gươm báu lẫn ấn báu.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Tháng 6, vua ngự thuyền nhỏ đến chơi nhà Thiếu úy Trần Ngô Lang ở hương Mễ Sở, đến canh ba mới về. Khi tới sông Chử Gia bị cướp mất ấn báu, gươm báu”. Một số tài liệu khác cũng chép tương tự, như Việt sử địa dư viết: “Trần Dụ Tông, niên hiệu Đại Trị năm thứ 9 (1366), vua đi chơi hương Mễ Sở, khi trở về đến bãi Chử Gia bị cướp, mất cả ấn báu và gươm báu”… Sau khi bị cướp, Trần Dụ Tông cho đó là điềm chẳng lành, khó mà sống lâu nên càng thả sức chơi bời, cơ nghiệp nhà Trần ngày càng suy thoái.
TAG NÈ
@peekaiyuan64 , @Huyền Lion , @God of dragon , @chungocha2k2qd , @monkey d yato @You Know @tinpham134@gmail.com @Thái Vĩnh Đạt @Trang Vũ 2k5 @phamkimcu0ng
 

Haizzz....

Học sinh
Thành viên
15 Tháng mười một 2018
152
116
21
18
Bắc Ninh
Thcs Song Hồ
CHÀO MỌI NGƯỜI !!!
MÌNH SẼ ĐĂNG TRONG TOPIC NÀY VỚI TINH THẦN
"KHI NÀO KHÔNG KIẾM ĐƯỢC NỮA MỚI DỪNG"( NÓI VỚI LÀM LÀ 2 CHUYỆN KHÁC NHAU, KHÔNG BIẾT CÓ ĐỦ KIÊN TRÌ ĐỂ LÀM KHÔNG ĐÂY)

Càng đi sâu vào sử cũ nước nhà, chúng ta càng khám phá thêm những điều kỳ thú về các vị vua, từ người ít tiếng tăm cho đến những người danh tiếng lẫy lừng mà cuộc đời tưởng chừng như đã rõ ràng nhiều chuyện.
Được làm vua nhờ... ăn vạ
Lý Cao Tông (còn có tên là Long Trát) sinh ngày 25 tháng 5 năm Quý Tị (1173) là người được truyền ngôi một cách may mắn nhất. Chuyện rằng ngôi Thái tử vốn thuộc về anh trai của Long Trát là Long Xưởng, nhưng do mắc nhiều khuyết điểm nên Long Xưởng bị phế làm dân và Lý Anh Tông chưa biết chọn ai thay vào ngôi vị thái tử.

Một hôm Lý Anh Tông đùa chơi với người con trai thứ sáu là Long Trát. Cậu bé 2 tuổi thấy vua cha đội mũ liền khóc đòi. Vua chưa kịp tháo mũ ra thì cậu khóc thét lên, lúc cầm được mũ rồi thì cười thích thú. Hành động của cậu bé được Lý Anh Tông cho đó là điềm lạ nên mới lập Long Trát làm Thái tử. Đến tháng 4 năm Ất Mùi (1175) sau khi vua mất, Thái tử lên kế vị ngôi báu, trở thành vị vua thứ 7 của triều Lý.

Vua đi chơi đêm bị cướp mất gươm, ấn
Vua bị cướp, mà vật bị cướp lại là biểu tượng của quyền lực tối cao là chuyện rất khó tin nhưng hoàn toàn có thật, được chính sử và nhiều tài liệu ghi lại.

Trần Dụ Tông là vị vua thứ 7 của nhà Trần, tên thật là Trần Hạo , làm vua 28 năm (1341-1369). Thời kỳ đầu ông chăm lo chính sự nhưng về sau lại lao vào ăn chơi sa đọa, ham mê tửu sắc làm triều chính suy vi, dân tình đói khổ, giặc giã nổi lên khắp nơi… Vì là người ham chơi nên Trần Dụ Tông hay đi thăm thú, ngoạn cảnh nhiều nơi. Vào một đêm mùa hạ, tháng 6 năm Bính Ngọ (1366), vua đi chơi ở hương Mễ Sở (nay thuộc Hưng Yên) đến canh ba mới trở về kinh, khi đến sông Chử Gia thì bị kẻ cướp chặn đường lấy mất cả gươm báu lẫn ấn báu.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Tháng 6, vua ngự thuyền nhỏ đến chơi nhà Thiếu úy Trần Ngô Lang ở hương Mễ Sở, đến canh ba mới về. Khi tới sông Chử Gia bị cướp mất ấn báu, gươm báu”. Một số tài liệu khác cũng chép tương tự, như Việt sử địa dư viết: “Trần Dụ Tông, niên hiệu Đại Trị năm thứ 9 (1366), vua đi chơi hương Mễ Sở, khi trở về đến bãi Chử Gia bị cướp, mất cả ấn báu và gươm báu”… Sau khi bị cướp, Trần Dụ Tông cho đó là điềm chẳng lành, khó mà sống lâu nên càng thả sức chơi bời, cơ nghiệp nhà Trần ngày càng suy thoái.
TAG NÈ
@peekaiyuan64 , @Huyền Lion , @God of dragon , @chungocha2k2qd , @monkey d yato @You Know @tinpham134@gmail.com @Thái Vĩnh Đạt @Trang Vũ 2k5 @phamkimcu0ng
cơ mà vua ko có người bảo vệ hay sao mà bị cướp vậy
 

Haizzz....

Học sinh
Thành viên
15 Tháng mười một 2018
152
116
21
18
Bắc Ninh
Thcs Song Hồ
CHÀO MỌI NGƯỜI !!!
MÌNH SẼ ĐĂNG TRONG TOPIC NÀY VỚI TINH THẦN
"KHI NÀO KHÔNG KIẾM ĐƯỢC NỮA MỚI DỪNG"( NÓI VỚI LÀM LÀ 2 CHUYỆN KHÁC NHAU, KHÔNG BIẾT CÓ ĐỦ KIÊN TRÌ ĐỂ LÀM KHÔNG ĐÂY)

Càng đi sâu vào sử cũ nước nhà, chúng ta càng khám phá thêm những điều kỳ thú về các vị vua, từ người ít tiếng tăm cho đến những người danh tiếng lẫy lừng mà cuộc đời tưởng chừng như đã rõ ràng nhiều chuyện.
Được làm vua nhờ... ăn vạ
Lý Cao Tông (còn có tên là Long Trát) sinh ngày 25 tháng 5 năm Quý Tị (1173) là người được truyền ngôi một cách may mắn nhất. Chuyện rằng ngôi Thái tử vốn thuộc về anh trai của Long Trát là Long Xưởng, nhưng do mắc nhiều khuyết điểm nên Long Xưởng bị phế làm dân và Lý Anh Tông chưa biết chọn ai thay vào ngôi vị thái tử.

Một hôm Lý Anh Tông đùa chơi với người con trai thứ sáu là Long Trát. Cậu bé 2 tuổi thấy vua cha đội mũ liền khóc đòi. Vua chưa kịp tháo mũ ra thì cậu khóc thét lên, lúc cầm được mũ rồi thì cười thích thú. Hành động của cậu bé được Lý Anh Tông cho đó là điềm lạ nên mới lập Long Trát làm Thái tử. Đến tháng 4 năm Ất Mùi (1175) sau khi vua mất, Thái tử lên kế vị ngôi báu, trở thành vị vua thứ 7 của triều Lý.

Vua đi chơi đêm bị cướp mất gươm, ấn
Vua bị cướp, mà vật bị cướp lại là biểu tượng của quyền lực tối cao là chuyện rất khó tin nhưng hoàn toàn có thật, được chính sử và nhiều tài liệu ghi lại.

Trần Dụ Tông là vị vua thứ 7 của nhà Trần, tên thật là Trần Hạo , làm vua 28 năm (1341-1369). Thời kỳ đầu ông chăm lo chính sự nhưng về sau lại lao vào ăn chơi sa đọa, ham mê tửu sắc làm triều chính suy vi, dân tình đói khổ, giặc giã nổi lên khắp nơi… Vì là người ham chơi nên Trần Dụ Tông hay đi thăm thú, ngoạn cảnh nhiều nơi. Vào một đêm mùa hạ, tháng 6 năm Bính Ngọ (1366), vua đi chơi ở hương Mễ Sở (nay thuộc Hưng Yên) đến canh ba mới trở về kinh, khi đến sông Chử Gia thì bị kẻ cướp chặn đường lấy mất cả gươm báu lẫn ấn báu.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Tháng 6, vua ngự thuyền nhỏ đến chơi nhà Thiếu úy Trần Ngô Lang ở hương Mễ Sở, đến canh ba mới về. Khi tới sông Chử Gia bị cướp mất ấn báu, gươm báu”. Một số tài liệu khác cũng chép tương tự, như Việt sử địa dư viết: “Trần Dụ Tông, niên hiệu Đại Trị năm thứ 9 (1366), vua đi chơi hương Mễ Sở, khi trở về đến bãi Chử Gia bị cướp, mất cả ấn báu và gươm báu”… Sau khi bị cướp, Trần Dụ Tông cho đó là điềm chẳng lành, khó mà sống lâu nên càng thả sức chơi bời, cơ nghiệp nhà Trần ngày càng suy thoái.
TAG NÈ
@peekaiyuan64 , @Huyền Lion , @God of dragon , @chungocha2k2qd , @monkey d yato @You Know @tinpham134@gmail.com @Thái Vĩnh Đạt @Trang Vũ 2k5 @phamkimcu0ng
có j nhớ tag mik vói nhé!
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
cơ mà vua ko có người bảo vệ hay sao mà bị cướp vậy
Vua nào cũng có nguyên một đội thị vệ, quân lính hộ vệ. Cái này xuất phát từ việc vua Đinh bị ám sát (979) do không có quân lính bảo vệ (gọi là cấm quân). Thời vua Dụ Tông (lên ngôi lúc khoảng 10 tuổi) thì chính quyền Thăng Long suy đồi; cấm quân coi thường triều đình nên có lẽ không muốn "hộ vệ" nhà vua nhỏ tuổi nên bỏ mặt ông ta....
 
  • Like
Reactions: nhi1234

Haizzz....

Học sinh
Thành viên
15 Tháng mười một 2018
152
116
21
18
Bắc Ninh
Thcs Song Hồ
Vua nào cũng có nguyên một đội thị vệ, quân lính hộ vệ. Cái này xuất phát từ việc vua Đinh bị ám sát (979) do không có quân lính bảo vệ (gọi là cấm quân). Thời vua Dụ Tông (lên ngôi lúc khoảng 10 tuổi) thì chính quyền Thăng Long suy đồi; cấm quân coi thường triều đình nên có lẽ không muốn "hộ vệ" nhà vua nhỏ tuổi nên bỏ mặt ông ta....
ồ ,tội ông ấy
 

Lê Quang Đông

Banned
Banned
Thành viên
10 Tháng mười 2018
771
1,039
161
Đồng Tháp
trường TRUNG HỌC CƠ SỞ THANH BÌNH
tiếp tục tiếp tục nha

Được phong làm Thái tử khi cha chưa lên ngôi
Người được chọn vào ngôi vị Thái tử là người sẽ kế thừa ngôi báu sau này, nhưng trong lịch sử phong kiến Việt Nam có một trường hợp độc nhất vô nhị được cha phong làm Thái tử trong khi người cha đó chưa làm vua, đó là chuyện của Hồ Hán Thương.

Hồ Hán Thương là vị vua thứ 2 và cũng là vua cuối cùng của nhà Hồ. Triều đại nhà Hồ được thành lập vào tháng 3 năm Canh Thìn (1400) sau khi Hồ Qúy Ly cướp ngôi của cháu ngoại là Trần An (Trần Thiếu Đế), thế nhưng trước đó, vào tháng giêng cùng năm, khi chưa làm vua nhưng Hồ Quý Ly đã lập Hồ Hán Thương làm thái tử với ý định chọn người con thứ này nối nghiệp mình.
Vua đóng giả làm sư
Trong lịch sử Việt Nam có một số vị vua từ bỏ địa vị tôn quý để xuất gia tu hành, trở thành những vị sư như trường hợp của Trần Nhân Tông, Lý Huệ Tông…. Riêng vua Mạc Mậu Hợp cũng làm sư, nhưng không phải muốn “học đạo cứu đời” mà chỉ làm một ông sư giả để cứu mạng chính mình.

Năm Nhâm Thìn (1592) quân nhà Lê do Trịnh Tùng chỉ huy mở cuộc tổng phản công đánh ra bắc. Quân Mạc thua to. Vua Mạc Mậu Hợp kinh sợ bỏ chạy khỏi Thăng Long rồi trốn vào ngôi chùa Mô Khuê ở Phượng Nhãn (nay thuộc huyện Yên Dũng, Bắc Giang). Quân lính đi lùng bắt, được dân cho biết “ông sư giả” này đang ẩn trong chùa đã được 11 ngày rồi. Lính kéo vào chùa “thấy một ông sư ngồi xếp bằng gõ mõ liền hỏi, Mạc Mậu Hợp đáp: "Bần tăng tu hành từ hồi còn trẻ tuổi ở am mây này, chén muối đĩa rau hàng ngày trai dưỡng, thắp hương thờ Phật, công đức chuyên làm. Thấy nhà sư ăn nói hoạt bát khiêm tốn, quân lính biết ngay là Mạc Mậu Hợp liền bắt giữ” ( Đại Việt thông sử).

Sau đó Mạc Mậu Hợp bị đưa về Thăng Long treo sống 3 ngày, sau đó bị chém đầu tại bãi Bồ Đề (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội), thủ cấp bị đưa vào Thanh Hóa, hai mắt bị đóng rồi bêu ở ngoài chợ.​
 
  • Like
Reactions: phamkimcu0ng

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Chào bạn!
Mình rất hoan nghênh việc bạn đăng bài thảo luận vào phòng học tập của CLUB, tuy nhiên, bạn lưu ý giúp mình nhé: Bài được đăng để làm đề tài thảo luận trong CLUB cần phải thông qua BCN, hoặc ít nhất, là cũng tag BCN vào để BCN có thể theo dõi và quản lí bài viết của các bạn!
 
  • Like
Reactions: Lê Quang Đông

Lê Quang Đông

Banned
Banned
Thành viên
10 Tháng mười 2018
771
1,039
161
Đồng Tháp
trường TRUNG HỌC CƠ SỞ THANH BÌNH
Lê Thần Tông phải lấy bác dâu làm vợ
Cuộc đời của Lê Thần Tông, ông vua thứ 17 của nhà Hậu Lê có rất nhiều điểm đặc biệt như hai lần làm vua, có nhiều con làm vua nhất, có vợ là người phương Tây, có con nuôi là người phương Tây… Trong số những chuyện lạ về vua, có chuyện ông phải lấy bác dâu làm vợ.
hoanghau_trinhthungoctruc.jpg

Tháng 5 năm Canh Ngọ (1630) chúa Trịnh Tráng đem con gái là Trịnh Thị Ngọc Trúc gả cho Lê Thần Tông, ép lập làm Hoàng hậu. Điều đáng nói, đây lại là bác dâu của vua, bà là vợ Cường quận công Lê Trụ, bác họ của Lê Thần Tông và đã có 4 con với ông này. Sử chép: “Khi ấy, Lê Trụ bị giam trong ngục. Vương đem Ngọc Trúc gả cho vua, vua lấy vào cung” (Đại Việt sử ký toàn thư). Thấy trái với luân thường đạo lý, triều thần ra sức can ngăn nhưng ở thời xã hội đảo điên, vua chỉ là bù nhìn mà thôi nên Lê Thần Tông vẫn phải cam chịu mà nói rằng: “Xong việc thì thôi, lấy gượng vậy” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Minh Mạng bỏ trống ngôi Hoàng hậu vì giận vợ
Nhiều người lầm tưởng rằng vua Minh Mạng đặt ra lệ “Tứ bất” là không lập Hoàng hậu, không lập Thái tử, không phong lấy tể tướng, không lấy Trạng nguyên (có sách chép là không phong vương). Thế nhưng không hề có văn bản nào quy định về điều này.
vua-minh-mang.jpg

Riêng về trường hợp không lập Hoàng hậu, không phải vì Minh Mạng lo ngại thế lực bên họ hàng của Hoàng hậu can thiệp vào chính sự, lũng loạn triều chính mà lý do là vì vua giận vợ. Sách Quốc sử di biên cho biết như sau: “Chính cung húy là Kiều, con gái Doanh tượng quan… Đệ nhị cung tên húy là Hinh, con gái Lê Tông Chất… Có lần vua hơi se mình, chính cung cùng đệ nhị cung cùng đi cầu đảo ở chùa Thiên Mạc. Nhị cung nói rằng: Nếu phải tội với trời thì không cầu đảo vào đâu được. Đến lúc vua khỏi, chính cung đem câu nói ấy tâu với vua. Vua giận lắm, cho nên ngôi hoàng hậu vẫn để trống, bàn mãi không quyết định được”​
@phamkimcu0ng @Vy Tzuyu @Tín Phạm @bach230704@gmail.com @Alice Suigintou @Huỳnh Thanh Trúc @Lê Tường Vi @Lê Tường Vi 7C1 @dangtiendung1201 @Lê Văn Đông @Nguyễn Tùng Ân @harder & smarter ,@Hồ Nhi @Mai Anh 2k5 @ohyeah97 @JungYue @NightWeed @Nagisa Mira Sturluson @Yuri_Majo
@Nguyễn Thành Trương , @The Minecraft PC @Miracle Twilight , @Nguyễn Diệu Thảo , @ngoctram0370@gmail.com @Trang Vũ 2k5 , @Trần Mạnh Quân @Haizzz.... , @Lê Khánh Chi , @Nguyễn Thành Long vplt @Võ Thu Uyên
 
Top Bottom