Văn Kiểm tra giúp mình bài văn này với

Himouto Yupina_HY_

Học sinh
Thành viên
25 Tháng tư 2017
84
38
46
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn kiểm tra giúp mình xem bài văn có bị lan man, lủng củng hay cần thêm thắt, lược bỏ gì không (nếu các bạn có thêm ý tưởng giúp bài văn sáng tạo hơn thì góp ý cho mình nhé!)
* * *​
Trong mỗi con người, ai cũng có những phẩm chất tốt đẹp. Một trong những phẩm chất đó chính là lòng biết ơn. Lòng biết ơn từ xưa đến nay vốn là truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta. Và để nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải biết sống thủy chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên, ông cha ta đã đúc kết nên câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và "Uống nước nhớ nguồn".
Đây quả thật là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Từ hình ảnh "người ăn quả" và "người trồng cây", "người uống nước" và "cội nguồn của dòng nước", ông cha ta muốn nói lên rằng người hưởng thụ thì phải biết nhớ ơn đến người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ bởi đó chính là đạo lí làm người.
Chúng ta ai cũng biết, mọi thứ trên đời này đều không tự nhiên mà có: Bát cơm chúng ta ăn, chiếc áo chúng ta mặc, quyển sách chúng ta đọc,... tất cả đều do công lao vất vả "một nắng hai sương" của người nông dân trên ruộng đồng, đều do sự lao động cần cù, miệt mài ngày đêm của người công nhân làm ra. Hơn thế nữa, chúng ta có mặt trên đời này là nhờ công ơn sinh dưỡng của cha mẹ. Thử nghĩ mà xem, nếu không có cha mẹ chín tháng mười ngày cưu mang, làm sao chúng ta có mặt trên đời? Nếu không có cha mẹ thức khuya dậy sớm, tần tảo sớm hôm dưỡng dục, chúng ta sẽ có ngày hôm nay sao? Câu trả lời là không.
Không những thế, cuộc sống thanh bình mà ta sống hôm nay cũng là nhờ xương máu của biết bao anh hùng liệt sĩ. Họ đã hi sinh cả tuổi thanh xuân, cả cuộc đời mình để bảo vệ tổ quốc, đánh đuổi lũ bán nước và lũ cướp nước, để mang lại cho đất nước một tương lai hòa bình không còn chiến tranh... Chính vì vậy mà chúng ta - là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy cần phải biết ơn và trân trọng những giá trị, thành quả mà cha ông ta dày công vun đắp, tạo nên.
Và để bày tỏ lòng biết ơn, nhân dân ta đã lập ra các ngày lễ. Đầu tiên, phải kể đến chính là ngày mùng 10/3 âm lịch - ngày Giỗ tổ Hùng Vương, là ngày để con cháu biết được cội nguồn của mình, hướng về nơi quê cha đất tổ. Để thấu hiểu, biết được công lao xây dựng đất nước của các vị vua Hùng, từ đó càng thêm tự hào hơn về dòng máu lạc hồng chảy trong cơ thể mình. Hay ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 để tỏ lòng biết ơn tới những anh hùng đã có công với cách mạng, với đất nước. Lòng biết ơn đó được thể hiện bằng những hành động, việc làm vô cùng thiết thực như: tổ chức các phong trào "đền ơn đáp nghĩa", "nhà tình nghĩa". Ngoài ra, xã hội và nhà nước cũng có nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Gần gũi với chúng ta hơn chính là ngày 20/10 - ngày để tôn vinh những người phụ nữ đã làm nên một nửa thế giới này, những người đã sinh dưỡng chúng ta. Nhà nước cũng chọn ngày Hiến chương nhà giáo là 20/11, là ngày để học sinh cả nước tri ân với các thầy cô giáo mình - người cống hiến cả cuộc đời để dạy học. Công lao của các thầy, các cô quả thật không bút nào kể xiết.
Không chỉ có vậy, lòng biết ơn còn được thể hiện qua những hành động, cử chỉ thiết thực của mỗi cá nhân trong xã hội. Những hành động đó được thể hiện qua việc bảo vệ, gìn giữ những di sản văn hóa được ông cha ta dày công tạo ra, giữ gìn môi trường ở các nơi chùa chiền, những nơi có thắng cảnh đẹp như: Vịnh Hạ Long, chùa Hương, phố cổ Hội An,... Ngoài ra, nhà nước còn tu bổ, tôn tạo để cho những di sản văn hóa không bị xuống cấp. Khuyến khích giới trẻ học tập các làn điệu dân ca, chèo, tuồng,... không để chúng bị mai một cũng là một cách thể thiện lòng biết ơn bởi những câu hát, những làn điệu đó chính là một nét đẹp, một niềm tự hào trong văn hoa Việt.
Riêng bản thân em, để phát huh những truyền thống tốt đẹp đó, em sẽ chăm chỉ hơn, cố gắng học tập để thành tích năm nay cao hơn năm ngoái, làm cho bố mẹ, ông bà vui lòng. Em còn có ý thức bảo vệ những nét văn hóa của dân tộc như: không vứt rác bừa bãi và tôn trọng những nơi thờ tự thiêng liêng,...
Có thể nói, hai câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ đạo lí làm người. Lòng biết ơn là một phẩm chất cao quí trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải biết trau chuốt, gìn giữ thứ phẩm chất đáng quí đấy.
 

Anh Hi

Giải nhì cuộc thi Văn học trong tôi
Thành viên
28 Tháng hai 2017
61
106
181
TP Hồ Chí Minh
THPT
Các bạn kiểm tra giúp mình xem bài văn có bị lan man, lủng củng hay cần thêm thắt, lược bỏ gì không (nếu các bạn có thêm ý tưởng giúp bài văn sáng tạo hơn thì góp ý cho mình nhé!)
* * *​
Trong mỗi con người, ai cũng có những phẩm chất tốt đẹp. Một trong những phẩm chất đó chính là lòng biết ơn. Lòng biết ơn từ xưa đến nay vốn là truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta. Và để nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải biết sống thủy chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên, ông cha ta đã đúc kết nên câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và "Uống nước nhớ nguồn".
Đây quả thật là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Từ hình ảnh "người ăn quả" và "người trồng cây", "người uống nước" và "cội nguồn của dòng nước", ông cha ta muốn nói lên rằng người hưởng thụ thì phải biết nhớ ơn đến người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ bởi đó chính là đạo lí làm người.
Chúng ta ai cũng biết, mọi thứ trên đời này đều không tự nhiên mà có: Bát cơm chúng ta ăn, chiếc áo chúng ta mặc, quyển sách chúng ta đọc,... tất cả đều do công lao vất vả "một nắng hai sương" của người nông dân trên ruộng đồng, đều do sự lao động cần cù, miệt mài ngày đêm của người công nhân làm ra. Hơn thế nữa, chúng ta có mặt trên đời này là nhờ công ơn sinh dưỡng của cha mẹ. Thử nghĩ mà xem, nếu không có cha mẹ chín tháng mười ngày cưu mang, làm sao chúng ta có mặt trên đời? Nếu không có cha mẹ thức khuya dậy sớm, tần tảo sớm hôm dưỡng dục, chúng ta sẽ có ngày hôm nay sao? Câu trả lời là không.
Không những thế, cuộc sống thanh bình mà ta sống hôm nay cũng là nhờ xương máu của biết bao anh hùng liệt sĩ. Họ đã hi sinh cả tuổi thanh xuân, cả cuộc đời mình để bảo vệ tổ quốc, đánh đuổi lũ bán nước và lũ cướp nước, để mang lại cho đất nước một tương lai hòa bình không còn chiến tranh... Chính vì vậy mà chúng ta - là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy cần phải biết ơn và trân trọng những giá trị, thành quả mà cha ông ta dày công vun đắp, tạo nên.
Và để bày tỏ lòng biết ơn, nhân dân ta đã lập ra các ngày lễ. Đầu tiên, phải kể đến chính là ngày mùng 10/3 âm lịch - ngày Giỗ tổ Hùng Vương, là ngày để con cháu biết được cội nguồn của mình, hướng về nơi quê cha đất tổ. Để thấu hiểu, biết được công lao xây dựng đất nước của các vị vua Hùng, từ đó càng thêm tự hào hơn về dòng máu lạc hồng chảy trong cơ thể mình. Hay ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 để tỏ lòng biết ơn tới những anh hùng đã có công với cách mạng, với đất nước. Lòng biết ơn đó được thể hiện bằng những hành động, việc làm vô cùng thiết thực như: tổ chức các phong trào "đền ơn đáp nghĩa", "nhà tình nghĩa". Ngoài ra, xã hội và nhà nước cũng có nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Gần gũi với chúng ta hơn chính là ngày 20/10 - ngày để tôn vinh những người phụ nữ đã làm nên một nửa thế giới này, những người đã sinh dưỡng chúng ta. Nhà nước cũng chọn ngày Hiến chương nhà giáo là 20/11, là ngày để học sinh cả nước tri ân với các thầy cô giáo mình - người cống hiến cả cuộc đời để dạy học. Công lao của các thầy, các cô quả thật không bút nào kể xiết.
Không chỉ có vậy, lòng biết ơn còn được thể hiện qua những hành động, cử chỉ thiết thực của mỗi cá nhân trong xã hội. Những hành động đó được thể hiện qua việc bảo vệ, gìn giữ những di sản văn hóa được ông cha ta dày công tạo ra, giữ gìn môi trường ở các nơi chùa chiền, những nơi có thắng cảnh đẹp như: Vịnh Hạ Long, chùa Hương, phố cổ Hội An,... Ngoài ra, nhà nước còn tu bổ, tôn tạo để cho những di sản văn hóa không bị xuống cấp. Khuyến khích giới trẻ học tập các làn điệu dân ca, chèo, tuồng,... không để chúng bị mai một cũng là một cách thể thiện lòng biết ơn bởi những câu hát, những làn điệu đó chính là một nét đẹp, một niềm tự hào trong văn hoa Việt.
Riêng bản thân em, để phát huy những truyền thống tốt đẹp đó, em sẽ chăm chỉ hơn, cố gắng học tập để thành tích năm nay cao hơn năm ngoái, làm cho bố mẹ, ông bà vui lòng. Em còn có ý thức bảo vệ những nét văn hóa của dân tộc như: không vứt rác bừa bãi và tôn trọng những nơi thờ tự thiêng liêng,...
Có thể nói, hai câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ đạo lí làm người. Lòng biết ơn là một phẩm chất cao quí trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải biết trau chuốt, gìn giữ thứ phẩm chất đáng quí đấy.

Bạn viết ổn, nói đúng hơn là diễn đạt trôi chảy và ý tưởng khá.

Tuy nhiên, có vài chỗ mình muốn góp ý với bạn.
Thứ nhất: Phần dẫn chứng nhiều, điều này rất tốt nhưng bạn lại thiếu hụt phần nguyên nhân. Mình nghĩ bạn nên nói rõ hơn về ý này. Vì không có nguyên nhân, dẫn chứng của bạn vẫn chưa đủ thuyết phục người đọc. Bạn cần nói rõ hơn về công lao của những người bạn đã nêu, họ đã tạo ra cho chúng ta cuộc sống như ngày nay..v.v Nói chung chung dễ gây rối và mất điểm, nếu thấy bài viết quá dài, ko đủ thời gian bạn có thể giảm vài ngày lễ lại để thêm nn nhé.

Thứ hai: Bạn hoàn toàn thiếu một phần cực kì ăn điểm, phần mở rộng. Hãy nói về những người ko tuân theo đạo lí trên, rồi họ sẽ ntn. Điều này càng chứng minh đạo lí đúng và cần duy trì (như bạn đã viết ở kết bài)

Thứ ba: Hãy để phần bạn sẽ làm gì xuống kb (kb gồm có khẳng định vần đề và liên hệ bản thân), nhớ giảm ý lại nhé. Phần "Em sẽ làm...", bạn nên thay bằng lời kêu gọi nhe.

Thứ tư (không liên quan lắm): Lần sau hỏi bạn nhớ ghi đề rõ ràng nhé, mình nghĩ đề này là "Nói về truyền thống Ăn quả... và Uống nước..." Đúng không nhỉ? Nếu không đúng thì ba cái mình nêu trên xem như thừa rồi =))

Cuối cùng, chúc bạn học tốt.
 
Top Bottom