Văn Kiểm tra 1 tiết vb

QUANGHUY699

Học sinh
Thành viên
18 Tháng tám 2017
147
43
46
20
TP Hồ Chí Minh

Beo1206

CTV Thiết kế
Cộng tác viên
11 Tháng mười 2017
2,347
3,063
474
18
Vĩnh Phúc
THPTXH
) Sự thay đổi về cảm nhận của nhân vật tôi trong vb ''Tôi đi học''.

bn tham khảo :D:D

Đó là “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh”, chú bé mặc “chiếc áo vải dù đen dài”, chú cảm thấy trang trọng và đứng đắn. Lòng chú tưng bừng rộn rã khi được mẹ hiền âu yếm nắm tay dẫn đi trên con đường làng quen thuộc dài và hẹp. Chú xúc động vô cùng, cảm thấy bỡ ngỡ và lạ lùng như con đường ấy chú chưa từng đặt chân đến. Mọi cảnh vật xung quanh thay đổi theo tâm trạng chú bé vì chính lòng tôi có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

Chú bâng khuâng tự hào khi thấy mình đã lớn khôn, không còn lêu lổng đi thả diều, ra đồng nô đùa như thằng Sơn, thằng Quý nữa. Chú thèm cảnh mấy cậu học trò bằng tuổi mình áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao cho nhau sách vở. Chỉ cầm hai quyển vở mới, dù tay ghì thật chặt mà chú vẫn cảm thấy nặng, một quyển vở rơi khỏi đôi tay bỡ ngỡ. Nhìn thấy mấy cậu ôm sách vở mới lại còn kèm cả bút thước nữa, chú ngây thơ nghĩ chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước. Ý nghĩ ấy của cậu bé đã thoáng qua trong tâm trí một cách nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.

Khi đứng trước ngôi trường, chú bé càng hồi hộp và bỡ ngỡ. Chú ngạc nhiên trước cảnh đông vui trong sân trường. Ai cũng quần áo sạch sẽ, gương mặt tươi vui, sáng sủa. Chú đã từng đi bẫy chim quyên với thằng Minh, và ghé lại trường một lần, đi quanh các lớp, cảm thấy trường xa lạ, cao ráo và sạch sẽ hơn các trường trong làng. Buổi tựu trường hôm nay chú cảm thấy trường Mĩ Lí của mình vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Đứng giữa sân trường rộng, chú bé đâm ra lo sợ vẩn vơ. Đó là tâm trạng bồi hồi, bỡ ngỡ rất thực, rất điển hình đối với tuổi thơ trong lần đầu tiên cắp sách đến trường.

Chú bé cũng như nhiều cậu học trò khác, bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa và đi từng bước nhẹ. Tất cả đều như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.

Chú cảm thấy lòng mình vô cùng hồi hộp khi hồi trống trường vang lên, cảm thấy mình bơ vơ, vụng về, lúng túng. Các học trò khác cũng vì hồi hộp mà run run theo nhịp bước rộn ràng trong các láp. Lúc nghe ông Đốc học đọc tên từng người, chú bé xúc động, hồi hộp đến độ quả tim như ngừng đập, giật mình lúng túng, chú quên cả mẹ đứng sau mình. Nghe ông Đốc học dặn dò, không em nào dám trả lời; trước cái nhìn của mọi người, chú bé cũng như các học trò khác thêm lúng túng. Nhiều học trò mới ôm mặt khóc, chú bé cũng dúi đầu vào lòng mẹ mà nức nở theo. Mặc dù lúc ấy được bàn tay quen nhẹ của mẹ hiền vuốt mái tóc cho, nhưng chú vẫn cảm thấy cô đơn, lẻ loi hơn bao giờ hết khi xếp hàng đi vào lớp: “Trong thời thơ ấu, tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này”.

Cảm xúc hồi hộp, bỡ ngỡ dâng lên man mác trong lòng khi chú bé vào lớp học, cảm thấy một mùi hương lạ xông lên. Chú thấy lạ lạ và hay hay khi mắt hướng về những tấm hình treo trên tường. Chú nhìn bàn ghế rồi coi đó là vật riêng của mình, nhìn người bạn tí hon ngồi bên cạnh không cảm thấy xa lạ mà quyến luyến tự nhiên. Có lúc chú đưa mắt thèm thuồng một cánh chim, chú vòng tay lên bàn lẩm nhẩm đánh vần bài viết tập “tôi đi học”. Tiếng phấn của thầy giáo đã đưa cậu bé trở về với thực tại.

Thanh Tịnh đã rất khéo léo khi diễn tả những kỉ niệm của buổi đầu tiên đến lớp của nhân vật tôi, qua đó diễn tả tâm trạng và cảm giác bỡ ngỡ khi lần đầu tiên được cắp sách đến trường. Cảm giác của nhân vật diễn biến theo trình tự thời gian và không gian, lúc đầu là buổi sớm mai mẹ dắt đi trên con đường làng, sau đó là lúc đứng giữa sân trường, một hồi trống vang lên, nghe ông Đốc học đọc tên và dặn dò, cuối cùng là khi thầy giáo trẻ đưa vào lớp.

Kỉ niệm của ngày tựu trường đầu tiên rất sâu sắc và đẹp đẽ, chính vì thế hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường đầu tiên.
 
Last edited:

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
21
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga
1) Sự thay đổi về cảm nhận của nhân vật tôi trong vb ''Tôi đi học''.
2) Vì sao chị Dậu lại dám đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng? Hành động đó là tự phát hay tự giác? Vì sao?
Câu 1, anh chưa hiểu rõ câu hỏi lắm em ạ!
Câu 2: Chị Dậu đánh lại tên cai vể và tên người nhà Lý trưởng vì chúng có ý định hành hạ anh Dậu , chị đã van xin nài nỉ dễn mức ấy mà bọn chúng không tha, do quá tức nên không kiềm chế mà chị đã đánh chúng thảm hại. Đó là hành động phát trác, vì nó không có kế hoạch trước, nó làm theo diễn biễn, khi căm thù thì sẽ làm.
 

Shenn

Cây bút trẻ xuất sắc nhất 2017
Banned
21 Tháng sáu 2017
789
1,213
174
21
Bắc Ninh
Hogwarts
Câu 1, anh chưa hiểu rõ câu hỏi lắm em ạ!
Câu 2: Chị Dậu đánh lại tên cai vể và tên người nhà Lý trưởng vì chúng có ý định hành hạ anh Dậu , chị đã van xin nài nỉ dễn mức ấy mà bọn chúng không tha, do quá tức nên không kiềm chế mà chị đã đánh chúng thảm hại. Đó là hành động phát trác, vì nó không có kế hoạch trước, nó làm theo diễn biễn, khi căm thù thì sẽ làm.
Câu 1 hỏi vể biến chuyển tâm lý nhân vật đó ĐẠt :v
 

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
21
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga
Câu 1 hỏi vể biến chuyển tâm lý nhân vật đó ĐẠt :v
Câu 1 nói về sự thay đổi về cảm xúc của nv tôi qua từng giai đoạn trong vb.
Nhưng ý Đạt là chuyển biến tâm trạng của các xhi tiết trong văn bản hay chỉ chi tiết " đi chơi thấy trường học cao ráo hơn các ngôi nha, còn lúc đi học lại thấy ngôi trường nguy nga, đẹp lạ thường,..."
 

Shenn

Cây bút trẻ xuất sắc nhất 2017
Banned
21 Tháng sáu 2017
789
1,213
174
21
Bắc Ninh
Hogwarts
Nhưng ý Đạt là chuyển biến tâm trạng của các xhi tiết trong văn bản hay chỉ chi tiết " đi chơi thấy trường học cao ráo hơn các ngôi nha, còn lúc đi học lại thấy ngôi trường nguy nga, đẹp lạ thường,..."
Cái đấy tớ chưa tìm hiểu kĩ :v cậu hỏi thử bạn chủ câu hỏi xem :vvv
 
  • Like
Reactions: Ngọc Đạt

QUANGHUY699

Học sinh
Thành viên
18 Tháng tám 2017
147
43
46
20
TP Hồ Chí Minh
Có nghĩa là tâm trạng của nv trong 3 giai đoạn: lúc vừa bước vào trường, xếp hàng và vào lớp.
 

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
1) Sự thay đổi về cảm nhận của nhân vật tôi trong vb ''Tôi đi học''.
2) Vì sao chị Dậu lại dám đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng? Hành động đó là tự phát hay tự giác? Vì sao?
Bằng cách kể chuyện kết hợp với miêu tả, bài văn đã nêu dòng cảm xúc của mình, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.
- Nhân vật “Tôi” thuở ấy đã tự miêu tả buổi đi học đầu tiên rất ấn tượng:
+ “Tôi” mặc bộ quần áo mới trang trọng và đứng đắn. Dọc đường gặp mấy bạn nhỏ trạc tuổi tôi, ăn mặc tươm tất, nhí nhảnh gọi nhau và trao sách vở cho nhau.
+ Chỉ có hai quyển vợ trên tay mà tôi bắt đầu thấy nặng. Tôi nắm chặt lấy chúng, bắt chước mấy cậu đi trước muốn xin mẹ đưa cả bút thước cho mình cầm nữa.
+ Sân trường đông đúc người đưa con đi học. Vẻ mặt người nào cũng tươi tắn và ăn mặc tươm tất.
+ Sau một lúc hồi hộp, tôi nhìn lại ngôi trường oai nghiêm, to lớn như đình làng. Sân rộng, tường cao, trưa hè vắng lặng, tôi hơi lo sợ.
+ Đứng bên cạnh, mấy cậu học trò như tôi cũng bỡ ngỡ đứng nép và bên người thân hay đi lại nhẹ nhàng. Có thể ví họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.
+ Thế rồi, sau một hồi trống vang lên, mấy người học trò cũ đến xếp hàng dưới hiên đi vào lớp. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, cái gì cũng thấy lạ, thấy hay, những sự cảm mếm và quyến luyến lớp học, bàn ghế và bạn bè xung quanh đến một cách tự nhiên. Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp: “Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”. Đó là một cái ngày không ai quyên, thậm chí còn khắc ghi vào tâm khảm một ký ức tươi đẹp suốt cuộc đời

#net hay hì like
 

nguyễn văn chuyên

Banned
Banned
Thành viên
7 Tháng mười 2017
46
49
36
Hưng Yên
~~
Chị Dậu phải dứt tình “bán con gái đầu lòng cùng đàn chó” để nộp sưu cho chồng, nào ngờ chị còn phải đóng thêm một suất sưu của chú Hợi- em chồng đã chết từ năm ngoái. Anh Dậu vẫn bị trói, đánh cho chết đi sống lại nhiều lần và bọn chúng đem trả cho chị Dậu trong tình cảnh “thập tử nhất sinh”. Sáng hôm sau, vừa tỉnh lại một lát. Run rẩy vừa kề bát cháo đến miệng thì bọn cai lệ, người nhà lý trưởng hùng hổ xông vào định trói anh Dậu giải ra đình. anh hốt hoảng “lăn đùng ra không nói được câu gì”.
Trong những lần chống trả lại thế lực đen tối của xã hội, đây là lần chống trả quyết liệt nhất. Một mình chị đánh trả lại cả một bọn “đầu trâu mặt ngựa”, “tay thước, tay đao”. Sức mạnh của lòng căm thù, tình yêu thương chồng tha thiết đã tiếp thêm nghị lực cho chị để chị chiến thắng kẻ thù áp bức chị.
Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trong tiểu thuyết Tắt đèn đã làm sáng tỏ điều đó. Phải thấy rõ rằng chị Dậu là một phụ nữ rất yêu thương chồng. Trong hoàn cảnh chồng bị đau ốm, vừa tỉnh lại đã bị cai lệ và người nhà lý trưởng đến bắt, tình thế hiểm nguy, tính mạng chồng bị đe doạ chị đã hết lời van xin “hai ông làm phúc nói với ông lý cho cháu khất”. Chị tự kiềm chế, nín chịu, dằn lòng xuống để cầu khẩn thiết tha: “Xin ông dừng lại, cháu van ông, ông tha cho, ...” nhưng bọn chúng không chút động lòng, một mực không buông tha, chạy sầm sập đến trói anh Dậu.
Tức quá, không thể chịu được nữa, chị Dậu liều mạng cự lại: “chồng tôi đau ốm không được phép hành hạ”. Tình thế ấy buộc người đàn bà quê mùa, hiền lành như chị Dậu phải hành động để bào vệ tính mạng chồng, bảo vệ cuộc sống của chính mình và các con. Chị dùng lí lẽ đanh thép để cự lại, cách xưng hô đã thay đổi, tỏ thái độ ngang hàng, kiên quyết sau khi đã chịu đựng, nhẫn nhục đến cùng. Bị dồn vào thế chân tường, không còn con đường nào khác, chị phải đánh trả lại bọn chúng - cai lệ và người nhà lí trưởng.
Cái tát giáng vào mặt chị như lửa đổ thêm dầu, làm bừng lên ngọn lửa căn hờn, chị nghiến hai hàm răng: “ Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Chị vụt đứng lên trong tư thế của kẻ đầy tự tin, chị “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa... “ làm hco hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất. Khi người nhà lí trưởng bước đến giơ gậy chực đánh, nhanh như cắt, chị Dậu nắm lấy gậy hắn, chỉ hai bàn tay không, người đàn bà con mọn ấy đứng thẳng dậy tuyên chiến với kẻ thù. Một trận đấu không cân sức nhưng chị đã chiến thắng bằng chính sức mạnh của tình yêu và lòng căn thù “chị túm lấy tóc, lẳng một cái làm cho nó ngã nhào ra thềm”
Hành động của chị Dậu tuy bột phát nhưng nó phản ánh một quy luật của cuộc sống “Tức nước vỡ bờ - có áp bức, có đấu tranh”. Chị Dậu vốn là người đàn bà nhu mì, hiền lành, chưa hề gây gổ để làm mất lòng ai nhưng với kẻ thù chị đã tỏ ra quyết liệt: “Thà ngồi tù chứ để cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được”.
Trong tình cảnh bị áp bức quá sức chịu đựng, chị đã đứng dậy chống lại thế lực thống trị, áp bức tàn bạo, giành lại quyền sống. Cho dù sự phản kháng ấy hoàn toàn là sự đấu tranh tự phát, chưa giải quyết được tận cùng những mâu thuẩn đối kháng để rồi cuối cùng chị Dậu vẫn phải “chạy ra ngoài trời, trời tối như mực, như cái tiền đồ của chị Dậu” (Đoạn cuối tác phẩm).
Đoạn trích này miêu tả lại cảnh chị Dậu đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng, dám chống lại kẻ ác vẫn khiến cho người đọc hả hê.
Có thể nói, Ngô Tất Tố qua cách miêu tả thái độ phản kháng quyết liệt của nhân vật chị Dậu, nhà văn đã khẳng định sức mạnh phản kháng của người nông dân bị áp bức là tất yếu. Từ đó góp phần thổi bùng lên ngọn lủa đấu tranh cách mạng của người nông dân ta chống lại kẻ thù xâm lược và tay sai phong kiến sau này nhất là tư khi có Đảng lãnh đạo mà trong “Tắt đèn” chưa có ánh sáng của Đảng rọi chiếu.
Ngô Tất Tố chưa miêu tả những người đã giác ngộ mà chỉ mới miêu tả quá trình phát triển từ chỗ bị áp bức đến chỗ hành động tự phát nhưng ông đã hé mở cho thấy được tính quy luật trong sự phát triển của hiện thực xã hội Việt nam.
 
Top Bottom