Văn Kiểm tra 1 tiết văn học 8 cuối năm học

FindNDstroy

Học sinh mới
Thành viên
6 Tháng tư 2017
11
3
6
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

(Nếu có thể thì các bạn làm dưới dạng đoạn văn dùm mình nha):):):)
Câu 1: Văn bản "Bàn luận về phép học" của Nguyễn Thiếp đã thể hiện tư tưởng tiến bộ của tác giả ở những phương diện nào?
Câu 2: Hãy viết 1 đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) nêu cảm nhận của em về nội dung bài thơ "Đi đường" của Hồ Chí Minh.
Câu 3: Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"
Câu 4:Cho hai câu thơ sau:
"Bàn đá chông chênh lich sử đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang"
Hai câu thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu ý nghĩa của hai câu thơ.
Câu 5: Nêu giá trị nội dung của đoạn trích "Thuế máu" của Nguyễn Ái Quốc.
Câu 6: Cho đoạn văn:“Ta thường tới bữa quên ăn. nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đấm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trẫm thân này phơi ngoài nội có. nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”.
a) Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Cho biết tác giả?
b) Đoạn trích trên có nội dung y nghĩa như thế nào?
Câu 7: Em hãy giải thích ý nghĩa nhan đề "Thuế máu" trong văn bản "Thuế máu" của Nguyễn Ái Quốc. Em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng được biểu hiện trong văn bản.
Câu 8:
a)Chép lại 4 câu thơ cuối bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh.
b)Trình bày nội dung chính của khổ thơ trên.
Câu 9: Chép chính xác 2 khổ thơ cuối của bài thơ "Ông Đồ" của Vũ Đình Liên và nếu ý nghĩa của văn bản.
Câu 10: Em hiểu như thế nào về câu:"Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm." của Nguyễn Thiếp.
Câu 11: Có người cho rằng, Nhật kí trong tù là "cuộc vượt ngục về tinh thần" của Bác. Em có đồng ý với ý kiến ấy không? Hãy chỉ ra điều đó trong bài thơ "Ngắm trăng".
 

jelli222

Học sinh mới
Thành viên
23 Tháng tư 2017
41
11
16
22
(Nếu có thể thì các bạn làm dưới dạng đoạn văn dùm mình nha):):):)
Câu 7: Em hãy giải thích ý nghĩa nhan đề "Thuế máu" trong văn bản "Thuế máu" của Nguyễn Ái Quốc. Em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng được biểu hiện trong văn bản.
Người dân Việt Nam khi xưa bị bóc lột bằng nhiều thứ thuế mà trong đó tàn nhẫn nhất chính là thuế xương máu mạng người.Tác giả dùng nhan đề Thuế máu nhằm gây ám ảnh cho người đọc bởi nhan đề rùng rợn, tố cáo tội ác tày trời của thực dân Pháp và thể hiện thái độ thương xót của tác giả với những người dân Việt Nam.
 
  • Like
Reactions: FindNDstroy

namphuong_2k3

Cựu Mod Anh|Quán quân TE S1
Thành viên
1 Tháng tư 2017
566
1,215
254
21
Bình Định
Câu 6: Cho đoạn văn:“Ta thường tới bữa quên ăn. nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đấm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trẫm thân này phơi ngoài nội có. nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”.
a) Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Cho biết tác giả?
b) Đoạn trích trên có nội dung y nghĩa như thế nào?
a) Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm Hịch Tướng Sĩ của Trần Quốc Tuấn.
b)Thể hiện tư tưởng, quan điểm của vị chủ soái thời nhà Trần trước thái độ hung hăng, hung hãn của sứ giặc khi đến nước ta -> đó chính là lòng căm thù giặc sâu sắc.
 
  • Like
Reactions: FindNDstroy

FindNDstroy

Học sinh mới
Thành viên
6 Tháng tư 2017
11
3
6
21
a) Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm Hịch Tướng Sĩ của Trần Quốc Tuấn.
b)Thể hiện tư tưởng, quan điểm của vị chủ soái thời nhà Trần trước thái độ hung hăng, hung hãn của sứ giặc khi đến nước ta -> đó chính là lòng căm thù giặc sâu sắc.
Bạn có thể làm hết dùm mình được không?Mình đang cần nó lắm.
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
câu 1
1. Mục đích chân chính của việc học.

- Mục đích chân chính của việc học là để làm người.

- Tác giả dùng những câu châm ngôn vừa dễ hiểu, vừa tăng sức thuyết phục mạnh: “Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo”.

2. Phê phán lối học lệch lạc sai trái.

- Phê phán lối học chuộng hình thức: học thuộc lòng câu chữ mà không hiểu nội dung, chỉ có danh mà khong có thực chất.

- Phê phán lối học cầu danh lợi: học để có danh tiếng, được trọng vọng, nhàn nhã, được những lợi lộc.

- Tác hại của lối học lệch làm cho “chúa tầm thường, thần nịnh hót”. Người trên kẻ dưới đều thích sự chạy chọt, luồn cúi, không có thực chất dẫn đến cảnh “nước mất nhà tan”.

3. Bàn luận về đổi mới phép học.

- Việc học đã phổ biến rộng khắp: mở thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học.

- Việc học bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng.

* Phương pháp học:

- Tuần tự tiến lên, từ thấp đấn cao.

- Học rộng nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất.

- Học kết hợp với hành. Học không phải chỉ để biết mà còn để làm.

* Tác dụng: Đất nước nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh


câu 3
- Nghệ thuật: Nhân hoá, phép đối.


* Bác chủ động vượt lên hoàn cảnh để ngắm trăng. Song sắt của nhà tù chỉ giam được thể xác còn không thể giam được tâm hồn Bác.

-Tinh thần lạc quan cách mạng, phong thái tự chủ ung dung.
Phép đối và nhân hoá được sử dụng thành công. Người tù hướng ra ngoài cửa sổ say ngắm vầng trăng sáng, thầm thì tâm sự bằng trí tưởng tượng cùng chị Hằng. Và vầng trăng cũng chủ động vượt qua song sắt, qua khe cửa hẹp của nhà tù để đến với tri âm đến với nhà thơ. Cả hai đều chủ động tìm đến với nhau, giao hoà với nhau, ngắm nhau say đắm. Đó là yình cảm song phương mãnh liệt của cả hai người. Điều đó chứng tỏ Bác Hồ yêu trăng và say trăng từ lâu

câu 4
hai câu trên là trích từ "Tức cảnh bác bó"
tác giả là Nguyễn Aí Quốc
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”.

*Câu thơ thể hiện công việc hàng ngày của Hồ Chí Minh. Người đang dịch sử Đảng cộng sản Liên Xô làm tài liệu tập huấn cán bộ,đồng thời là đang xoay chuyển lịch sử cách mạng Việt Nam,đang chuẩn bị tích cực cho phong trào đấu tranh.

* Nghệ thuật : Sử dụng từ láy tạo sắc thái gợi hình, gợi cảm
Cuộc đời cách mạng thật là sang”.

- Câu thơ thể hiện tinhthần lạc quan mà cái nghèo, sự thiếu thốn được đánh giá “thật là sang”.

Kết thúc thật bất ngờ, đầy tự tin

câu 5
Chính quyền thực dân đã biến người dân ngèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần sự thật bằng những tư liệu phong phú sắc sảo. Đoạn trích Thuế máu có nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, có giọng điệu vừa đanh thép vừa mỉa mai, chua chát.
câu 7
- Thuế đóng bằng xương máu, tính mạng của con người. Nhan đề gợi đau thương, căm thù, tố cáo tính vô nhân đạo của chủ nghĩa thực dân Pháp

 
  • Like
Reactions: FindNDstroy

hoangnga2709

Giải Danh dự "Thử thách cùng Box Hóa 2017"
Thành viên
3 Tháng chín 2014
1,028
1,241
389
Bình Định
(Nếu có thể thì các bạn làm dưới dạng đoạn văn dùm mình nha):):):)
Câu 7: Em hãy giải thích ý nghĩa nhan đề "Thuế máu" trong văn bản "Thuế máu" của Nguyễn Ái Quốc. Em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng được biểu hiện trong văn bản.
Câu 8:
a)Chép lại 4 câu thơ cuối bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh.
b)Trình bày nội dung chính của khổ thơ trên.
Câu 9: Chép chính xác 2 khổ thơ cuối của bài thơ "Ông Đồ" của Vũ Đình Liên và nếu ý nghĩa của văn bản.
Câu 7:-Ý nghĩa của nhan đề: Người dân thuộc địa chịu rất nhiều thứ thuế vô lý và bất công, nhưng bên cạnh đó "Thuế máu" là thứ thuế tàn khốc nhất, nó cướp đi xương máu và tính mạng của người dân----> Gợi lên số phận bi thảm, đau thương của người dân thuộc địa.
-Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, sắc sảo,sử dụng những tư liệu phong phú, xác thực và có nhiều hình ảnh mang giá trị biểu cảm, có giọng điệu vừa đanh thép vừa mỉa mai, chua chát.
Câu 8:a) SGK
b)Ý nghĩa khổ thơ: Nói lên tấm lòng trong sáng, thủy chung, gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả.
Câu 9: Sgk
 
  • Like
Reactions: FindNDstroy
Top Bottom