Khối lượng AgNO3 giảm không bằng khối lg KL tăng mà phải lấy khối lượng AgNO3 giảm trừ đi khối lượng Cu(NO3)2 tạo thành mới bằng. Khối lượng KL tăng lên cũng bằng khối lượng dd AgNO3 giảm đi. Khối lượng AgNO3 giảm đi thì lại ko bằng khlg dd giảm đi vì còn Cu2+ đi vào dd.
Bài 1:
Đặt nFeSO4 = xmol
Thì nZnSO4 = 2,5xmol
→ nCu bám trên thanh Zn = 2,5xmol và bám trên thanh Fe = xmol
Vì khối lượng dd giảm 2,2g nên khối lg KL tăng lên là 2,2g
→ 64.3,5x – 56x – 65.2,5x = 2,2 → x = 0,4mol
→ Khối lg Cu bám lên thanh Fe và Zn lần lượt là 25,6 và 64g → Đ/á B.
Bài 2:
nAl = 0,14mol
Chất tan trong dd Y là AlCl3
Khối lượng AlCl3 thấp hơn 4,06g so với XCl3 chứng tỏ lượng Kl X giải phóng khỏi dd nhiều hơn lượng Al đi vào dd là 4,06g (Vì Cl bảo toàn trong dd)
Cứ 1mol Al pứ khối lượng chênh lệch X-27g
Theo bài 0,14mol Al pứ khối lượng chênh lệch 4,06g
→ X-27 = 4,06 : 0,14 = 29 → X = 56 → X là Fe
→ Công thức muối là FeCl3 → Đ/á A
Nhận xét: Đây là 2 bài rất cơ bản về phương pháp tăng giảm khối lượng. Bạn chỉ cần nắm được mối quan hệ giữa khối lg Kl tăng giảm với khối lg dd và khối lg chất tan. Nếu bạn tư duy chưa tốt thì nên cố gắng hơn . Tư duy có được do rèn luyện mà. Vì vậy bạn chỉ cần chăm chỉ rèn luyện là tư duy sẽ tốt thôi. Chúc may mắn.