Sử 9 Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 ( Hà Nội )

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Hà Nội
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP THÀNH PHỐ
Năm học 2020-2021
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn thi LỊCH SỬ
Ngày thi 13 tháng 01 năm 2021 Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thị có 01 trang)
Câu 1 (6 điểm)
Bằng những kiến thức lịch sử đã học về phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX, em hãy:
A.Nêu nguyên nhân bùng nổ và mục đích của phong trào Cần vương.
B. Giải thích vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
C. Cho biết cuộc khởi nghĩa Yên Thế có thuộc phong trào Cần vương không? Tại sao?
Câu 2 (5 điểm)
Phân tích những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Căn cứ nào khẳng định sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào công nhân Việt Nam phát triển lên một bước cao hơn
Câu 3 (6 điểm)
Vì sao loài người cần phát minh ra những thành tựu khoa học - kĩ thuật Cho biết ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay. Em hãy lấy một ví dụ minh họa về sự tác động đó đến đời sống con người.
Câu 4 (3 điểm)
Khái quát những đóng góp tiêu biểu của nhân dân Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược những năm 1873-1883.
Đáp án tham khảo
Câu 1: Bằng những kiến thức lịch sử đã học về phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX, em hãy:
A.Nêu nguyên nhân bùng nổ và mục đích của phong trào Cần vương.
B. Giải thích vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
C. Cho biết cuộc khởi nghĩa Yên Thế có thuộc phong trào Cần vương không? Tại sao?
Trả lời
Nêu nguyên nhân bùng nổ và mục đích của phong trào Cần vương:
* Nguyên nhân

- Nhà Nguyễn đã chính thức đầu hàng thực dân pháp cơ bản đã hoàn thành công cuộc xâm lược nước ta, bắt đầu xúc tiến thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền thực dân trên đất nước ta.
- Cuộc phản công kinh thành Huế năm 1885, của phe chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết bị thất bại. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra sơn phòng Tân Sở. Tại đây ngày 13 tháng 7 năm 1985 , Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước.
* Mục đích của phong trào Cần vương
+ Là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo khuynh hướng ý thức hệ phong kiến, là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mang tính dân tộc và tính nhân dân sâu sắc. Mục tiêu đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc và khôi phục lại chế độ phong kiến có chủ quyền.
* Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương
- Trong phong trào Cần vương chống Pháp, giành độc lập dân tộc vào cuối thế kỷ XIX, cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo có thời gian kéo dài nhất hơn 10 năm 1885 – 1896)
+ Địa bàn hoạt động rộng khắp bốn tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, xây dựng căn cứ, trung tâm là căn cứ Vụ Quang (Hương Khê, Hà Tĩnh), tạo thuận lợi cho nghĩa quân hoạt động
- Tổ chức chặt chẽ hơn các cuộc khởi nghĩa khác: nghĩa quân được chia thành 15 quân thứ, giữa đại bản doanh và các quân thứ thường xuyên liên tục dám bảo sự chỉ huy thống nhất. Ngoài vũ khí tự trang bị, nghĩa quân đã chế tạo được súng trường theo kiểu Pháp và được nhân dân đồng tình ủng hộ.
+ Phương thức hoạt động và kết quả tiến hành chiến tranh du kích với hình thức phong phú, linh hoạt, sáng tạo. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã lập được nhiều chiến công vang dội như trận tập kích nhà lao Hà Tĩnh 1892, trận Vụ Quang (1894) và gây cho Pháp những tổn thất nặng nề.
* Cuộc khởi nghĩa Yên Thế không thuộc trong phong trào Cần Vương.
Vì:

+ Phong trào Cần Vương với mục đích đánh đổ thực dân pháp, giúp vua cứu nước, khôi phục lại chế độ phong kiến có chủ quyền.
+ Khởi nghĩa Yên Thế với mục đích chống lại chính sách cướp bóc, bình định của thực dân pháp bảo vệ quê hương và cuộc sống của người dân.
=> Khởi nghĩa Yên Thế là một phong trào tự phát của nông dân.
Câu 2: Phân tích những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Căn cứ nào khẳng định sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào công nhân Việt Nam phát triển lên một bước cao hơn
Trả lời
* Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
+ Những nghị quyết quan trọng về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa của Đại hội V của Quốc tế Cộng Sản.
+ Cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc phát triển mạnh mẽ với Quảng Châu là trung tâm.
+ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt đã đẩy mạnh hoạt động truyền bá của chủ nghĩa mác-lênin trong phong trào công nhân như mở lớp huấn luyện cán bộ, ra báo " thanh niên ", Nguyễn Ái Quốc viết cuốn "đường kách mệnh" nhất là phong trào vô sản hóa.
+ Tình hình trên đã tác động mạnh đến sự giác ngộ chính trị của giai cấp công nhân, làm cho phong trào đấu tranh của công nhân phát triển lên một bước cao hơn.
* Căn cứ vào những khẳng định sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào công nhân Việt Nam phát triển lên một bước cao hơn
+ Năm 1926 - 1927 đã nổ ra 27 cuộc đấu tranh của công nhân.
+ Năm 1928-1929: Sau khi có chủ trương " vô sản hóa ", nhiều cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đi vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Do đó, phong trào công nhân phát triển mạnh, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước, đã có 40 cuộc đấu tranh nổ ra từ Bắc chí Nam ở các trung tâm kinh tế, chính trị.
Câu 3 (6 điểm)
Vì sao loài người cần phát minh ra những thành tựu khoa học - kĩ thuật. Cho biết ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay. Em hãy lấy một ví dụ minh họa về sự tác động đó đến đời sống con người
Trả lời:
+ Loài người cần phát minh ra những thành tựu khoa học - kĩ thuật vì: Do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người, nhất là trong tình hình bùng nổ dân số và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
* Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay
- Những thành trụ diệu kì của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã làm thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất như công cụ và công nghệ, nguyên liệu, năng lượng, thông tin, vận tải, trong đó sự thay đổi về công cụ và công nghệ có ý nghĩa then chốt.
- Tăng năng suất lao động, tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ, không ngừng tăng cao mức sống và chất lượng sống của con người. Từ đó, dẫn đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp.
- Nền kinh tế thế giới ngày càng quốc tế hội cao, đang hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hoá.
- Đưa nhân loại bước sang một nền văn minh mới văn minh hậu công nghiệp, trong nền văn minh này, trí tuệ con người giữ vai trò trung tâm và quyết định sự phát triển, thông tin liên lạc trở thành nhu cầu thiết yếu trong đời sống hàng ngày của con người.
* Một ví dụ minh họa về sự tác động đó đến đời sống con người
* Trước kia khi chưa có sự chạm chân của khoa học - kỹ thuật thì đời sống của nhân dân còn khó khăn: Ví dụ chưa có sử dụng điện thoại, máy tính, laptop và hiện nay khi đã có sự phát triển khoa học - kỹ thuật thì đời sống nhân dân, đã phát triển một cách toàn diện hơn và liên lạc một cách thuận tiện hơn.
 
Top Bottom