Văn Kĩ năng phân tích đề và lập dàn ý trong văn nghị luận xã hội

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

KĨ NĂNG PHÂN TÍCH ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Phân tích đề và lập dàn ý là tiền đề, cơ sở cho việc hình thành một bài văn nghị luận. Để đạt đượt những yêu cầu nghị luận mà đề đưa ra thì phải phân tích một cách chính xác yêu caadu đề ra, rồi dựa trên dàn ý mình thiết lập mà lựa chọn hình thức thể hiện sao cho phù hợp: ngôn ngữ, cách lập luận, nội dung,... Việc tạo ra một dàn ý tốt có thể nói là bài làm của các bạn coi như đã thành công 50% rồi. Chính vì vậy đừng bỏ qua bước đầu tiên đầy quan trọng này nhé!
1. BƯỚC PHÂN TÍCH ĐỀ:
Đối với đề văn mà nói, chúng ta cần chú ý không chỉ vì kết cấu ngữ pháp mà còn cách dùng từ để có thể phán đoán trọng điểm, tìm đúng hướng đi cho bài làm. Trước hết cần xác định thao tác lập luận chính cũng như yêu cầu chính của đề.
Ví dụ: Nhà bác học L. Pasteur đã từng nói: “Học vấn không có quê hương nhưng người có học vấn phải có Tổ quốc ”. Trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên.
Thì yêu cầu của đề là trình bày suy nghĩ cho nên thao tác lập luận chính sẽ là bình luận. Yêu cầu về mặt nội dung phải đưa ra ý kiến của bản thân về vấn đề: Học vấn từ nhiều nền tri thức là tốt nhưng việc học nhiều, biết rộng đến đâu thì cũng cần hướng mình về tổ quốc.
2. XÁC ĐỊNH MỐI QUAN HỆ LÀM NỔI BẬT VẤN ĐỀ
Nếu đề bài có từ hai khái niệm cấu thành thì chúng ta nên làm rõ mối quan hệ giữa các khái niệm đó. Giữa các khái niệm lại mang một mối quan hệ khác nhau như: nhân quả, mục đích, song song,...
Ví dụ: Đề bài yêu cầu phân tích câu nói : “Hãy tin vào bản thân và lắng nghe người khác.” Đây là dạng đề các vế có quan hệ song song vì ý kiến mỗi vế lại mang ý kiến, giá trị khác nhau.
3. TẠO RA DÀN Ý
Hầu hết các đề bài nghị luận đều có chung những điểm sau đây. Thế nhưng tùy thuộ vào yêu cầu khác nhau của đề thì dàn bài lại được điều chỉnh sao co phù hợp nhất.
Ví dụ như đề yêu cầu nêu rõ tác hại của việc hút thuốc lá thì trọng tâm bài viết phải nêu rõ tác hại việc hút thuốc lá. Các vấn đề khác như giải thích, bình luận hạn chế hơn phần nội dung chính là phân tích tác hại thuốc lá.
3.1 Mở bài :
- Dẫn dắt vấn đề
- Nêu vấn đề
- Nêu thao tác nghị luận và phạm vi tư liêụ
3.2 Thân bài:
Tất cả các ý kiến đều lần lượt đi theo từng bước: Giải thích, phân tích, chứng minh và bình luận
*Vấn đề 1 : Giải thích về tư tưởng đaọ lí được nêu trong luận đề
Trả lời câu hỏi : Hiểu như thế nào ? Câu nói có ý nghĩa như thế nào ?Ý kiến thể hiện quan niệm gì?...
* Vấn đề 2 : Bàn luận về các khía cạnh, các biểu hiện của tư tưởng đạo lí
Dùng các dẫn chứng làm sáng tỏ từng khía cạnh, biểu hiện của vấn đề: Vấn đề được biểu hiện như thế nào ?Ở đâu ? Bao giờ ?Tại sao ? Có thể lấy dẫn chứng nào làm sáng tỏ ?...
* Vấn đề 3 :
- Khẳng định mặt đúng, ý nghĩa tích cực của quan niệm, tư tưởng
- Phê phán những biểu hiện lệch lạc trên quan điểm đúng của vấn đề.(tại sao đúng, tại sao sai, đúng chỗ nào, sai chỗ nào ?Những biểu hiện lệch lạc, sai trái ? Nhìn vấn đề ở góc nhìn thời đại...)
* Vấn đề 4 : Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân:
- Ý nghĩa về mặt nhận thức: Hiểu ra điều gì ? Nhận ra vấn đề có ý nghĩa như thế nào đối với tâm hồn, lối sống của bản thân ?
- Ý nghĩa về phương hướng hành động: Phải làm gì đẻ phát huy điểm tích cực hạn chế tiêu cực
3.3 Kết bài:
- Khẳng định ý kiến bản thân về vấn đề đó.
- Ý nghĩa vấn đề đối với con người, cuộc sống.
 
Top Bottom