không biết chỗ nào mà lần.

T

thecuongddh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

em đang làm lại bài tập phần sóng cơ thì em có khúc mắc này mong hocmai.vatly giả giúp em.

khi nào thì khoảng cách giữa 2 điểm dao động với biên độ cực đại, hay gợn lồi trên phương truyền sóng = lamda
và khi nào thì khoảng cách giữa 2 điểm dao động với biên độ cực đại, hay gợn lồi trên phương truyền sóng = (lamda)\2
hocmai.vatly có thể lấy ví dụ từng trường hợp để em dễ hiểu hơn được không ạ? em cảm ơn!
 
T

tramyks

góp ý cho bạn nhé

đối với 1 sóng thì khoảng cách giữa 2 gợn lồi(dao động với biên độ cực đại) hoặc 2 gợn lõm( biên độ cực tiểu) là lamđa,khi có 2 sóng(trong hiện tượng giao thoa) khoảng cách đó là lamđa/2
 
H

hocmai.vatli

Chào em!
Như bạn tramyks đã trả lời và hocmai có thể nói cụ thể hơn như sau:
- Đối với truyền sóng (tức là chỉ có sóng phát ra từ 1 nguồn không có sự kết hợp của 2 sóng) thì khoảng cách giữa 2 điểm dao động với biên độ cực đại, hay giữa 2 gợn lồi là [TEX]\lambda [/TEX].
Ví dụ: Tham khảo hình vẽ 14.6; 14.7 trang 76 SGK nâng cao
- Đối với giao thoa và sóng dừng thì khoảng cách giữa 2 điểm dao động với biên độ cực đại, 2 điểm ndao động cực tiểu, hay giữa 2 bụng, hay 2 nút liền kề là [TEX]\lambda /2[/TEX]
Ví dụ: em có thể tham khảo hình vẽ 15.4 trang 81 SGK nâng cao nhé
Chúc emn học tốt!
 
Top Bottom