

I/ Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.
Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?
Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…
(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr. 43 – 44)
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích?
Câu 3. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến của tác giả về sự giống nhau giữa việc “sống một cuộc đời” với “vẽ một bức tranh” hay không, lí giải?
Câu 4. Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”?
Câu 5 . “Ước mơ cháy bỏng nhất” của anh/ chị là gì? Anh/Chị sẽ làm gì để biến ước mơ đó thành hiện thực? (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.)
II/
Trong lớp học vẽ, hai mươi sinh viên cùng vẽ một người mẫu, kết quả được hai mươi bức họa khác nhau, vừa có phần giống người mẫu, vừa giống người vẽ. Cho họ vẽ một lần nữa, lại được những bức họa khác. Điều đó chứng tỏ không ai suy nghĩ giống ai và không ai có thể lặp lại y như trước. Trong hàng trăm, hoặc hàng ngàn họa sỹ, có thể xuất hiện một người mà chúng ta công nhận là danh họa. Anh ta vừa là một cá nhân duy nhất, vừa có thể tạo ra những tác phẩm mang tính phổ quát, quyến rũ lòng người. Rồi một ngày nào đó, danh họa đó cũng trở nên cũ kỹ. Một họa sĩ mới và một phong cách mới ra đời. Việc đời đại loại cũng như vậy, như dòng sông chảy mãi không ngừng.
(Trích Nghệ thuật ngày thường, Phan Cẩm Thường, Nxb Phụ nữ, 2008, tr.431)
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích? Nghị luận với tự sự đúng không ạ
Câu 3. Xác định câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích trên. (Việc đời đại loại cũng như vậy, như dòng sông chảy mãi không ngừng, hiệu quả là gì ạ?)
Câu 4. Theo anh/ chị, tại sao tác giả cho rằng “không ai suy nghĩ giống ai và không ai có thể lặp lại y như trước”.
Câu 5. Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị, lí giải?
Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?
Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…
(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr. 43 – 44)
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích?
Câu 3. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến của tác giả về sự giống nhau giữa việc “sống một cuộc đời” với “vẽ một bức tranh” hay không, lí giải?
Câu 4. Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”?
Câu 5 . “Ước mơ cháy bỏng nhất” của anh/ chị là gì? Anh/Chị sẽ làm gì để biến ước mơ đó thành hiện thực? (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.)
II/
Trong lớp học vẽ, hai mươi sinh viên cùng vẽ một người mẫu, kết quả được hai mươi bức họa khác nhau, vừa có phần giống người mẫu, vừa giống người vẽ. Cho họ vẽ một lần nữa, lại được những bức họa khác. Điều đó chứng tỏ không ai suy nghĩ giống ai và không ai có thể lặp lại y như trước. Trong hàng trăm, hoặc hàng ngàn họa sỹ, có thể xuất hiện một người mà chúng ta công nhận là danh họa. Anh ta vừa là một cá nhân duy nhất, vừa có thể tạo ra những tác phẩm mang tính phổ quát, quyến rũ lòng người. Rồi một ngày nào đó, danh họa đó cũng trở nên cũ kỹ. Một họa sĩ mới và một phong cách mới ra đời. Việc đời đại loại cũng như vậy, như dòng sông chảy mãi không ngừng.
(Trích Nghệ thuật ngày thường, Phan Cẩm Thường, Nxb Phụ nữ, 2008, tr.431)
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích? Nghị luận với tự sự đúng không ạ
Câu 3. Xác định câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích trên. (Việc đời đại loại cũng như vậy, như dòng sông chảy mãi không ngừng, hiệu quả là gì ạ?)
Câu 4. Theo anh/ chị, tại sao tác giả cho rằng “không ai suy nghĩ giống ai và không ai có thể lặp lại y như trước”.
Câu 5. Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị, lí giải?