Văn 9 Khởi ngữ, thành phần biệt lập, thuyết minh

Y. Lê Nguyên Khang

Học sinh mới
Thành viên
25 Tháng tám 2019
2
1
6
19
TP Hồ Chí Minh
THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (khối THCS)
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Tìm các thành phần khởi ngữ, thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi – đáp, thành phần phụ chú trong các trường hợp sau:
a) Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.
(Nguyễn Thành Long)
b) Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.
(Thanh Hải)
c) Bỗng nhận ra hương Ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
(Hữu Thỉnh)
d) Mà Ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.
(Kim Lân)
e) Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không?
(Nguyễn Huy Tưởng)
f) – Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Thế Lữ)
g) Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi, tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm gì ấy trái tim tôi.
(Nguyễn Quang Sáng)
h) Thì ra anh ta mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bê chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm kê dừng xe lại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyện một lát.
(Nguyễn Thành Long)
2. Chuyển các câu sau thành câu có thành phần khởi ngữ:
a) Tôi không đi chơi được.
b) Không bao giờ ta đọc qua một lần một bài thơ hay mà rời ngay xuống được.
c) Con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa.
3. Tìm thành phần gọi – đáp trong bài ca dao sau và cho biết lời gọi – đáp đó hướng đến ai.
Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
.
4. Tìm thành phần phụ chú trong các trường hợp sau và cho biết ý nghĩa của chúng.
a) Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh,mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
(Thanh Tịnh)
b) Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau.
(Khánh Hoài)
5. Viết một đoạn văn ngắn thuyết minh về một cảnh đẹp ở quê em, trong đó có sử dụng câu chứa thành phần tình thái và thành phần cảm thán.
 
  • Like
Reactions: Phạm Đình Tài

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
1. Tìm các thành phần khởi ngữ, thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi – đáp, thành phần phụ chú trong các trường hợp sau:
a) Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.
(Nguyễn Thành Long)
b) Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.
(Thanh Hải)
c) Bỗng nhận ra hương Ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
(Hữu Thỉnh)
d) Mà Ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.
(Kim Lân)
e) Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không?
(Nguyễn Huy Tưởng)
f) – Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Thế Lữ)
g) Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi, tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm gì ấy trái tim tôi.
(Nguyễn Quang Sáng)
h) Thì ra anh ta mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bê chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm kê dừng xe lại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyện một lát.
(Nguyễn Thành Long)
1.
a) Thành phần phụ chú: rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân; và cũng rất tự nhiên.
b) Thành phần gọi – đáp: ơi.
c) Thành phần tình thái: hình như.
d) Thành phần đề ngữ: (mà) ông.
e) Thành phần cảm thán: chết nỗi.
f) Thành phần cảm thán: than ôi!
g) Thành phần khởi ngữ: còn tôi.
h) Thành phần tình thái: thì ra.

2. Chuyển các câu sau thành câu có thành phần khởi ngữ:
a) Tôi không đi chơi được.
b) Không bao giờ ta đọc qua một lần một bài thơ hay mà rời ngay xuống được.
c) Con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa.
a) Đi chơi thì tôi không đi chơi được.
b) Không bao giờ, không bao giờ ta đọc qua một lần một bài thơ hay mà rời ngay xuống được.
c) Tấm áo ấy, con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa.

3. Tìm thành phần gọi – đáp trong bài ca dao sau và cho biết lời gọi – đáp đó hướng đến ai.
Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
.
TP gọi - đáp: "ai ơi" hướng đến bất kì ai, là cách nói bao quát, khuyên mọi người biết trân trọng hạt gạo, hạt gạo quý như hòn ngọc của đất trời.

4. Tìm thành phần phụ chú trong các trường hợp sau và cho biết ý nghĩa của chúng.
a) Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh,mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
(Thanh Tịnh)
b) Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau.
(Khánh Hoài)
a. một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh: bổ sung ý nghĩa cho cụm "buổi mai hôm ấy"
b. Giọng em ráo rảnh: bổ sung chi tiết hành động, cách nói chuyện của người em.

5. Đối tượng: Tự chọn. Thành phần tình thái: Chẳc hẳn (trong chúng ta).. Thành phần cảm thán: Ôi! Thật tuyệt (...)
 
Top Bottom