Những nét chính về Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
ThinneCảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
Khởi nghiã từng phần (tháng 3-1945 đến giữa tháng 8-1945)
a Nhật đảo chính Pháp:
+ Tối 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp; Pháp đầu hàng.
+ Nhật tuyên bố "giúp các dân tộc Đông Dương xây dựng nền độc lập", dựng Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, đưa Bảo Đại làm "Quốc trưởng". Thực chất là độc chiếm Đông Dương.
b Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta":
Ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị "Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Chỉ thị nêu rõ:
+ Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật.
+ Khẩu hiệu "Đánh đuổi Pháp – Nhật" được thay bằng khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật".
+ Hình thức đấu tranh từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị ... sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
+ Quyết định "phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước".
c Diễn biến cao trào kháng Nhật cứu nước:
+ Ở căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân cùng với quần chúng giải phóng nhiều xã, châu, huyện.
+ Ở Bắc Kì, khẩu hiệu "Phá kho thóc giải quyết nạn đói" thu hút hàng triệu người tham gia.
+ Ở Quảng Ngãi, tù chính trị nhà lao Ba Tơ nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng (11-3), tổ chức Đội du kích Ba Tơ.
+ Ở Nam Kì, Việt Minh hoạt động mạnh mẽ, nhất là ở Mĩ Tho, Hậu Giang.
d Tác dụng:
- qua cao trào lực lượng chính trị vũ trang cả nước phát triển mạnh tạo thời cơ cho tổng khởi nghĩa mau chín muồi.
- Là cuộc tập dướt lớn có tác dụng chuẩn bị trực tiếp cho tổng khởi nghĩa thắng lợi.
- Là bước phát triển nhảy vọt,là tiền đề để nhân dân ta chớp thời cơ đưa cuộc khởi nghĩa tháng Tám giành thắng lợi nhanh chóng ít đổ máu.
2) Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa
- 4-1945 Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang.
- 16-4-1945 Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam và Uỷ ban Dân tộc giải phóng các cấp .
- 6-1945 Khu giải phóng Việt Bắc và Uỷ ban lâm thời Khu giải phóng được thành lập
3. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 a Thời cơ chín muồi và quyết định
* khách quan
+ Đầu tháng 8-1945, quân Đồng minhtieens công mạnh mẽ vào các vị trí của quân Nhật ở châu Á – Thái bình dương. Ngày 6 và 9 -8-1945 mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hirôsima và Nagaxaki của Nhật
+ Ngày 9-8-1945, Liên Xô tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật.
+ Ngày 15-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang lo sợ, điều kiện khách quan có lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến.
* Chủ quan
+ Ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng và Việt Minh thành lập Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc, ban bố "Quân lệnh số 1", phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
+ Các ngày 14, 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, thông qua những vấn đề đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền.
+ Tiếp đó, từ ngày 16 đến 17-8-1945, Đại hội quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
* Nhận biết đây là thời cơ "ngàn năm có một" cho cuộc Tổng khởi ngh a thắng lợi :
+ Chưa có lúc nào như lúc này, cách mạng nước ta hội tụ được những điều kiện thuận lợi như thế.
+ Thời cơ "ngàn năm có một" chỉ tồn tại trong thời gian từ sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng quân Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh kéo vào giải giáp quân Nhật (đầu tháng 9-1945).
+ Chúng ta kịp thời phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh (Anh – Pháp – Tưởng) vào Đông Dương giải giáp quân Nhật. Cuộc Tổng khởi nghĩa diễn ra nhanh chóng thắng lợi và ít đổ máu.
b Diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám :
- Chiều ngày 16-8-1945, một đơn vị của đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên.
- Ngày 18-8-1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền sớm nhất trong cả nước.
- Tại Hà Nội,
+ Chiều 17-8 quần chúng nhân dân nội ngoại thành tổ chức mít tinh ở Nhà hát lớn. Ủy ban khởi nghĩa quết định giành chính quyền vào ngày 19-8-1945
+ Ngày 18-8 Cờ đỏ sao vàng xuất hiện trên các đường phố chính
+ ngày 19-8, hàng vạn nhân dân đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch, như Phủ Khâm sai, Toà Thị chính..., khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.
- Tại Huế: 23-8-1945 hàng van nhân dân biểu tình , thị uy, chiếm các công sở, giành chính quyền về tay nhân dân - Tại Sài Gòn: 25-8-1945 các đơn vị “ Xung phong công đoàn” “ thanh niên tiền phong”, công nhân, nông dân kéo về thành phố chiếm các công sở giành chính quyền.
+ Thắng lợi ở Hà Nội – Huế – Sài Gòn đã tác động mạnh đến các địa phương trong cả nước khởi nghĩa giành chính quyền, Đồng Nai Thượng và Hà Tiên giành chính quyền muộn nhất vào ngày 28-8-1945. + Chiều 30-8 vua bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt nam hoàn toàn sụp đổ
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
Chúc bạn ngày mới tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^^