- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền


Khởi Nghĩa Nam Kỳ và sự ra đời của Cờ đỏ Sao vàng
Cập nhật: 07:54, 22/11/2007 (GMT+7)
[TBODY]
[/TBODY]Ngày 5-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh ấn định Quốc kỳ Việt Nam là Cờ đỏ Sao vàng. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 2 - 3 -1946 đã biểu quyết nhất trí Cờ đỏ Sao vàng là Quốc kỳ của nước ta. Trước đó, lá Cờ đỏ Sao vàng đã xuất hiện nhiều lần trong các cuộc khởi nghĩa, biểu tình của quần chúng, tung bay từ Nam chí Bắc trong những ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945; trên Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 2-9-1945, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhân kỷ niệm 67 năm ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa (23-11), Báo BR-VT giới thiệu bài viết về lá Cờ đỏ Sao vàng - gắn liền với cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940.
Từ 21 đến 23 -9 -1940, Xứ ủy Nam kỳ họp mở rộng bàn kế hoạch khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Một vấn đề được đặt ra là cần có một lá cờ để khẳng định tổ chức, thống nhất hiệu lệnh chỉ huy và động viên quần chúng. Ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giao việc này cho đồng chí Nguyễn Hữu Tiến, sinh ngày 5-3-1901, một chiến sĩ cách mạng kiên trung, quê ở tỉnh Hà Nam thực hiện. Sau nhiều lần phác thảo, đồng chí Nguyễn Hữu Tiến đã sáng tác mẫu cờ nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Cùng với mẫu cờ, đồng chí đã sáng tác bài thơ để giải thích ý nghĩa của lá cờ:
Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc
Nền cờ thắm- máu đào vì đất nước
Sao vàng tươi-da của giống nòi
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi
Hỡi sĩ-công-nông-thương-binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh
Mẫu cờ được Ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa gồm các đồng chí: Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ… chuẩn y. Trong thời gian này, từ ngày 6 đến 9 -11 -1940, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp Hội nghị lần thứ 7 tại làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Hội nghị phân tích tình hình và quyết định hoãn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, giao cho đồng chí Phan Đăng Lưu nhiệm vụ là đặc phái viên của Trung ương trở lại ngay Nam Kỳ để phổ biến chủ trương trên. Đồng chí Phan Đăng Lưu mang lệnh hoãn khởi nghĩa của Trung ương về đến Sài Gòn nhưng lúc này kế hoạch khởi nghĩa đã ban bố tới cơ sở. Ngày 23 -11 -1940, Khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ. Tập hợp dưới lá cờ đỏ sao vàng, nhân dân các tỉnh Nam Bộ đã vùng dậy đập tan chính quyền của Pháp-Nhật và bọn tay sai ở nhiều nơi. Tuy khí thế cách mạng của đảng viên và quần chúng rất cao nhưng do điều kiện chưa chín muồi, địch nắm được chủ trương của ta nên cuộc khởi nghĩa thất bại và bị dìm trong bể máu. Nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng và hàng ngàn quần chúng cách mạng bị bắt, bị giết dã man. Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến bị địch bắt và đã anh dũng hy sinh trước họng súng quân thù ngày 28 -8 -1941 cùng các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai…Trước lúc hy sinh, đồng chí đã để lại bài thơ tràn đầy tinh thần lạc quan cách mạng, trong đó có câu:
Anh em đi trọn con đường nhé
Cờ đỏ sao vàng sáng tương lai
Tuy thất bại nhưng cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ đã thể hiện tinh thần yêu nước, quật cường, bất khuất của nhân dân ta; là bài học kinh nghiệm quí báu trong cao trào vũ trang cách mạng, giành chính quyền tiến tới thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa toàn quốc Tháng Tám năm 1945, dẫn đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Gắn liền với cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, lá cờ đỏ sao vàng luôn luôn là hình ảnh thiêng liêng mà bao thế hệ đảng viên, chiến sĩ và đồng bào ta không quản hy sinh, xương máu để tô thắm thêm cho lá cờ của Tổ quốc vì sự nghiệp giành độc lập, tự do của đất nước.
Nguyễn Minh
(Theo các tài liệu)
Nguồn: bariavungtau.vn
Cập nhật: 07:54, 22/11/2007 (GMT+7)
![]() |
Lá Cờ đỏ Sao vàng từ lâu đã trở thành hình ảnh thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam |
Từ 21 đến 23 -9 -1940, Xứ ủy Nam kỳ họp mở rộng bàn kế hoạch khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Một vấn đề được đặt ra là cần có một lá cờ để khẳng định tổ chức, thống nhất hiệu lệnh chỉ huy và động viên quần chúng. Ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giao việc này cho đồng chí Nguyễn Hữu Tiến, sinh ngày 5-3-1901, một chiến sĩ cách mạng kiên trung, quê ở tỉnh Hà Nam thực hiện. Sau nhiều lần phác thảo, đồng chí Nguyễn Hữu Tiến đã sáng tác mẫu cờ nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Cùng với mẫu cờ, đồng chí đã sáng tác bài thơ để giải thích ý nghĩa của lá cờ:
Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc
Nền cờ thắm- máu đào vì đất nước
Sao vàng tươi-da của giống nòi
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi
Hỡi sĩ-công-nông-thương-binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh
Mẫu cờ được Ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa gồm các đồng chí: Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ… chuẩn y. Trong thời gian này, từ ngày 6 đến 9 -11 -1940, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp Hội nghị lần thứ 7 tại làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Hội nghị phân tích tình hình và quyết định hoãn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, giao cho đồng chí Phan Đăng Lưu nhiệm vụ là đặc phái viên của Trung ương trở lại ngay Nam Kỳ để phổ biến chủ trương trên. Đồng chí Phan Đăng Lưu mang lệnh hoãn khởi nghĩa của Trung ương về đến Sài Gòn nhưng lúc này kế hoạch khởi nghĩa đã ban bố tới cơ sở. Ngày 23 -11 -1940, Khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ. Tập hợp dưới lá cờ đỏ sao vàng, nhân dân các tỉnh Nam Bộ đã vùng dậy đập tan chính quyền của Pháp-Nhật và bọn tay sai ở nhiều nơi. Tuy khí thế cách mạng của đảng viên và quần chúng rất cao nhưng do điều kiện chưa chín muồi, địch nắm được chủ trương của ta nên cuộc khởi nghĩa thất bại và bị dìm trong bể máu. Nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng và hàng ngàn quần chúng cách mạng bị bắt, bị giết dã man. Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến bị địch bắt và đã anh dũng hy sinh trước họng súng quân thù ngày 28 -8 -1941 cùng các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai…Trước lúc hy sinh, đồng chí đã để lại bài thơ tràn đầy tinh thần lạc quan cách mạng, trong đó có câu:
Anh em đi trọn con đường nhé
Cờ đỏ sao vàng sáng tương lai
Tuy thất bại nhưng cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ đã thể hiện tinh thần yêu nước, quật cường, bất khuất của nhân dân ta; là bài học kinh nghiệm quí báu trong cao trào vũ trang cách mạng, giành chính quyền tiến tới thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa toàn quốc Tháng Tám năm 1945, dẫn đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Gắn liền với cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, lá cờ đỏ sao vàng luôn luôn là hình ảnh thiêng liêng mà bao thế hệ đảng viên, chiến sĩ và đồng bào ta không quản hy sinh, xương máu để tô thắm thêm cho lá cờ của Tổ quốc vì sự nghiệp giành độc lập, tự do của đất nước.
Nguyễn Minh
(Theo các tài liệu)
Nguồn: bariavungtau.vn