- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Tác giả: Thái Minh Quân
Ps: Bài viết chủ yếu tập hợp các tư liệu được các nhà khoa học trình bày tại Hội thảo khoa học "Một số vấn đề về Vương triều Tiền Lý và quê hương của vua Lý Nam Đế", diễn ra vào tháng 4/2012 tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, có sắp xếp lại để quý bạn đọc dễ theo dõi và suy nghĩ...
1. Quê hương của Lý Bí qua sử cũ:
+ Sử cũ TQ chép rất chung chung về quê hương ông. "Lương thư" và "Trần thư" và "Việt kiệu thư" của Lý Văn Phượng đều chép: “Lý Bôn (Lý Bí) là thổ dân ở Giao Châu”.
Sử cũ Việt Nam là hai quyển "Đại Việt sử ký toàn thư", "Đại Việt sử ký tiền biên" của Ngô Thì Sĩ và "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú đều chép khác TQ: quê hương của Lý Nam Đế là “Thái Bình, phủ Long Hưng”. Tên vùng quê hương của Lý Nam Đế về sau được các sách "Lịch sử Việt Nam, từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX" của Đào Duy Anh, giáo trình "Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam" - Tập I của Trần Quốc Vượng – Hà Văn Tấn ghi theo: “Lý Bí quê ở Long Hưng (tỉnh Thái Bình)”.
=> Thập niên 90 của thế kỷ XX và sau là Hội thảo khoa học về vua Lý Nam Đế năm 2012, nhiều nhà nghiên cứu (Minh Tú, Nguyễn Hữu Khánh) dựa vào ngọc phả của hai làng Giang Xá, Lưu Xá, cũng như Văn bia tại đền Giang Xá (xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, Hà Nội) để đưa ra kết luận: quê hương Lý Nam Đế là thuộc xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
2. Dòng họ của Lý Bí và niên thiếu của ông (Lý Bí):
a. Dòng họ Lý Bí
Về tên gọi của Lý Bí, các sách cổ ghi với 2 tên gọi là Lý Bí và Lý Bôn, nhưng tên gọi Lý Bôn được dùng nhiều hơn. Ta thấy tên gọi này xuất hiện trong "Lương thư", "Tự trị thông giám", "Đại Việt sử ký toàn thư" và các thần tích ở Thái Bình, Bắc Ninh đều ghi là "Lý Bí". Sách Đại Việt sử ký toàn thư, trong phần Kỷ nhà Tiền Lý chép: “Vua họ Lý, tên húy là Bí". Các sách như "Đại Việt sử ký tiền biên" của Ngô Thì Sĩ, "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú, "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" ghi tên thật của Lý Bí là "Lý Bôn". Tên gọi "Bí" là tên chính (theo Hà Mạnh Khoa). "Bí" hay bầu như tên gọi của ông, phản ánh lúc này dòng họ Lý của ông trở thành người Nam chính gốc tình từ đời thứ 7 (theo Nguyễn Duy Hinh trong "Văn minh Việt Nam"). Trong sách này, Nguyễn Duy Hinh ghi rõ về phả hệ của Lý Bí như sau: Đời thứ 7 là Lý Hàm lấy bà Ma thị là người Việt, sinh ra Lý Thanh. Lý Thanh phục vụ dưới quyền thứ sử Giao châu là Đàn Hòa Chi nhà Lưu Tống thời Nam Bắc Triều (Trung Quốc). Lý Thanh sinh ra Lý Hoa, Lý Hoa sinh ra Lý Cạnh. Lý Cạnh sinh ra Lý Thiên Bảo và Lý Bí. Nguồn tài liệu khác cho biết vợ Lý Cạnh là Phí thị, ngoài Lý Thiên Bảo và Lý Bí còn sinh ra Lý Xuân và Lý Hùng.
b. Thời niên thiếu của Lý Bí
- Thần tích đình làng Giang Xá ("Giang Xá từ bi ký") viết về thời niên thiếu của Lý Bí như sau (trích đoạn): ông (tức Lý Bí) được sinh ra tại châu Giã Năng, Kinh Bắc. Cha là Lý Toản, mẹ là Lê Thị Oanh (người Thanh Hóa). Ông (Lý Bí) khôi ngô, tuấn tú, tướng mạo khác thường. Ông bà đặt tên con là Bí. Khi Lý Bí lên 5 tuổi thì bố chết, hai năm sau thì mẹ chết. Lý Bí cùng anh là Lý Bảo chịu tang cha mẹ, ở nhà chú ruột. Sau người chú đem bán cho nhà sư làm con nuôi. Thấy nhà sư có đức hạnh bèn đón về trụ trì ngôi chùa trong làng. Lý Bí theo nhà sư về sống ở chùa Bảo Linh thuộc làng ấy. Nhà sư cho Lý Bí học hành. Lý Bí là người có tài văn võ, lại có chí lớn, ông căm ghét chế độ đô hộ của nhà Lương". Hoành phi lưu tại đền Giang Xá cũng ghi về Lý Bí (dịch nghĩa):
"Đất Kinh Bắc nơi xuất bậc thánh minh, sinh năm Giáp Tý, mất năm Mậu Thìn, thống nhất sơn hà, khai sinh đất nước.
Lập nước Vạn Xuân, sau Triệu, Trưng, trước Đinh, Lý nghìn thu miếu mạo còn linh thiêng".
- Cuộc đời của Lý Bí được TS Vương Thị Hường tìm thấy và dịch lại các thần tích ở Thái Bình, Bắc Ninh, Sơn Tây cũ như thần tích xã Cổ Dương (tỉnh Phúc Yên), xã Nhạn Tái (Phúc Yên, thần tích này ghi tên Lý Bí là "Lý Xá Lỵ"); xã Ngọc Than, Phượng Cách (tỉnh Sơn Tây); thần tích thôn Bá, huyện Thần Khê; xã Đồng Đại, Thanh Ninh của Thái Bình (Sơn Tây cũ); thần tích xã Dương Sơn, Vân Khám của tỉnh Bắc Ninh; thần tích Giang Xá và Lưu Xá, 34 sắc phong của các triều vua với Lý Nam Đế ở huyện Đan Phượng, Hà Đông; thần tích xã Quán Xá huyện Thần Khê, tỉnh Sơn Tây; thần tích xã An Liêm huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình.... Theo các thần tích này, cuộc đời của Lý Bí được khắc họa như sau:
# Đế (tức Lý Bí) là người yêu hòa bình, trung hậu, hiếu đễ khoan hòa lại kiêm văn võ, buổi đầu không toại chí làm quan" (thần tích xã Cổ Trai, huyện Duyên Hà). Thần tích xã Đại Đồng tổng Lộc Điển huyện Thư Trì, Thái Bình bổ sung thêm: "Ông sinh ra đã thông minh sáng suốt, không học mà tự biết, trên thì thông thiên văn, dưới thì tường địa lý, không việc gì không thông suốt quán triệt". Năm 12 - 13 tuổi, ông mồ côi cha mẹ và người chú đưa vào chùa tu tập. Thần tích Lý Nam Đế có tên "Giang Xá từ bi ký" lưu tại đình Giang Xá, huyện Hoài Đức, Hà Nội ghi rõ: "Khi Lý Bí lên 5 tuổi thì bố chết, hai năm sau thì mẹ chết. Lý Bí cùng anh là Lý Bảo chịu tang cha mẹ, gia tài bị tiêu tán hết. Hai anh em về ở với người chú ruột. Sau người chú ruột đem bán cho nhà sư làm con nuôi. Thấy nhà sư có đức hạnh bèn đón về trụ trì ngôi chùa trong làng. Lý Bí theo nhà sư về sống ở chùa Bảo Linh thuộc làng ấy. Nhà sư cho Lý Bí học hành". Về ngôi chùa nơi Lý Bí tu tập lúc 13 tuổi, các thần tích cũng ghi thống nhất (và được ad suy ra): lúc đầu ông tu tập tại chùa Hương Ấp lúc 7 tuổi, về sau được sư thầy Phổ Tổ Thiền sư đưa về tu tập vào lúc 13 tuổi, đến hơn 10 năm tại chùa Linh Bảo (hay chùa Giang Xá, trích bản "Lý Nam Đế Ngọc phả cổ truyền", hiện lưu giữ tại đình Giang Xá, huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội )
Tu tại chùa gần 10 năm, Lý Bí đăng lính nhà Lương và được cử vào một chức quan coi việc quân lính. Theo thần tích xã Đại Đồng, ông "làm quan cho nhà Lương chức Thái bộc xạ (lúc 19 tuổi)". Các thần tích cũng thống nhất với nhau khi ghi: ông nhìn thấy cảnh đất nước ta lầm than, Thứ sử Vũ Lâm hầu họ Tiêu áp bức nặng nề/...
Có lẽ, vì vậy, mà một người trong hoàng tộc nhà Tiền Lý và làm tướng cho Lý Nam Đế đã mang một cái tên đượm màu sắc sùng bái Phật tổ: đó là Lý Phật Tử (nghĩa là: Người họ Lý là con của Đức Phật) (trích "Vị trí của vương triều Tiền Lý trong tiến trình lịch sử Việt Nam" của PGS.TS. Nguyễn Minh Tường - 2012).
3. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí trong sử cũ:
3.1. Lý Bí chuẩn bị lực lượng cho cuộc khởi nghĩa:
+ chọn làng Lưu Xá (huyện Hoài Đức, Hà Nội) làm đại bản doanh.
+ Xây dựng những cơ sở hoạt động quân sự của nghĩa quân, dưới hình thức chùa chiền để che mắt quân Lương như: Chùa Đúc là nơi đúc và sản xuất các loại vũ khí như: gươm, giáo mác, khiên, mộc… Chùa Giáo là nơi tập luyện gươm giáo. Gò Lương – Y: là nơi để kho lương thực và trạm quân y (nay gọi là xóm Gạo); Gó Khảm – Mộc: là nơi đặt những bộ phận của xưởng công binh; vườn Quán: là nhà bếp và nhà ăn; gò Yên Ngựa; là nơi buộc ngựa của các tướng lĩnh từ các nơi về họp bàn việc quân (khu nhà mẫu giáo ngày nay); hồ Quần Ngựa: là nơi tắm của ngựa (ngay trước cửa đình); gò Mũi Mác: là trạm tiền tiêu canh gác của “Đại bản doanh”; gò Trống Cờ: là nơi treo trống, cắm cờ; gò Tấu Thư: là nơi tiếp nhận những thư tín từ các nơi gửi về; Gò Nghiên – Bút: là nơi để các nghiên bút mực; gò Ấn: là nơi đóng dấu ấn tín của “Đại bản doanh”. Tương truyền rằng: Thời đó Lý Bí thường đóng vai “chú tiểu” hàng ngày từ chùa Linh Bảo ở làng Giang Xá sang đánh trống ở chùa Rộc (làng Lưu Xá). Nghĩa quân nghe theo hiệu lệnh trống của thủ lĩnh mà luyện tập gươm giáo ở chùa Giáo. (trích "Đã phát hiện dấu tích "đại bản doanh Lý Nam Đế" ở làng Lưu Xá, huyện Hoài Đức Hà Nội" của Minh Tú (2012))
Ngày 4 tháng 2 năm 542, Lý Bí họp quân ở chùa Giang Xá, lập đàn cầu trời đất và bách thần. Ngày 10 tháng 3, Lý Bí khao mừng quân sĩ và phát động khởi nghĩa lật đổ ách đô hộ nhà Lương
- Lý Bí chọn tháng 1/542 để phất cờ khởi nghĩa (ghi theo "Lương thư", quyển 158). Hội thảo năm 2012 về vua Lý Nam Đế xác định, ông khởi nghĩa vào tháng 4/542. Minh Tú ghi: "cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ ngày 10 tháng 3 năm Nhâm Thân (tức ngày 10/4/542)". Nghiên cứu thần tích "Việt Thường thị Tiền Lý Nam Đế ngọc phả cổ lục" lưu tại đình làng Giang Xá, PGS Đinh Khắc Thuân ghi lại: "Vua mộ được trong huyện các xã Lưu Xá, Giang Xá, Dã Năng, Chu Diên tuyển hơn 3 nghìn viên. Hôm đó ngày 10 tháng 3 (tức ngày 10/4/542) vua khao quân sĩ, tả hữu văn võ, rồi tiến quân trở về châu Dã Năng lập đồn sở cắt đất chia dân, sai tướng lĩnh lập đồn đóng chống Thái thú nhà Lương. Vua tự xưng là Lý Nam Đế từ đó thường đánh quân Lương, giặc thua chạy về Bắc quốc"
Về số lượng nghĩa quân tham gia khởi nghĩa, "Trần thư" ghi là nghĩa quân Lý Bí lên "tới nghìn người". Khảo sát bản "thần phả Lý Nam Đế Ngọc phả cổ truyền" (PGS Nguyễn Tá Nhí) và thần tích "Việt Thường thị Tiền Lý Nam Đế ngọc phả cổ lục" (PGS Đinh Khắc Thuân) còn lưu tại đình làng Giang Xá, quân số khởi nghĩa là hơn 3.000 nghĩa sĩ. Cũng theo PGS Nguyễn Tá Nhí trích từ thần tích, quê của Lý Bí được cho là đất Dã Năng thuộc quận Cửu Đức, lý do: thần tích lại cho thấy Lý Bí từ đất Dã Năng về tu ở chùa Giang Xá theo Thiền sư Pháp Tổ.
3.2. Diễn biến khởi nghĩa Lý Bí
Sử cũ chép rất ít về các hoạt động tấn công của Lý Bí với quân Lương, cũng như cuộc phản công của quân giặc với quân khởi nghĩa
- Các bộ sử cũ như "Đại Việt sử ký toàn thư", "Đại Việt sử ký tiền biên" của Ngô Thì Sĩ chép: khi Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt hưởng ứng mạnh mẽ và đem quân theo rất nhiều. "Trần thư" và "Việt kiệu thư" của Lý Văn Phượng viết thống nhất: "Lý Bôn liên kết với hào kiệt vài châu làm phản". "Đại Việt sử ký toàn thư" (t.1, tr. 179) chép rằng tù trưởng Chu Diên là Triệu Túc, phục tài đức Lý Bí, đem quân theo trước tiên. Trong "Việt sử bị lãm", Nguyễn Nghiễm viết thêm: "Tiền [Lý] Nam Đế trỗi dậy nơi đất khách, hăng hái mưu khôi phục đất nước, văn chương thì đã có Tinh Thiều bày mưu kế; võ dũng thì đã có Triệu Túc ra chiến trường".
+ Có lực lượng trong tay, ông bắt đầu tung quân tiến công các quận, huyện của bọn quan quân đô hộ nhà Lương. Trong thời gian từ năm 542 - 543, từ quê hương Dã Năng, nghĩa quân Lý Bí lập bộ chỉ huy khởi nghĩa có "tả hữu văn võ (...), lập đồn sở cắt đất chia dân, sai tướng lĩnh lập đồn đóng chống Thái thú nhà Lương" (trích "Việt Thường thị Tiền Lý Nam Đế ngọc phả cổ lục", lưu tại đình làng Giang Xá, PGS Đinh Khắc Thuân dịch). Được "Tinh Thiều bày mưu kế, Triệu Túc hăng hái tiến quân ("Việt sử bị lãm", Nguyễn Nghiễm), nghĩa quân Lý Bí đã "tiến thắng đến đầu thuyền, chiêng chống nghìn dặm, tiếng sấm sét ầm ầm trên đường, cờ quạt hai bên bờ sông vây quanh như hình rồng rắn" (thần tích xã Đại Đồng, huyện Thư Trì, Thái Bình). Nghĩa quân tiến đến đâu, quân Lương tan tác đến đấy. Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" chép: nghe tin Lý Bí nổi dậy, Vũ lâm hầu Tiêu Tư sợ hãi, không giám chống cự, vội sai người đem vàng bạc, của cải đút lót cho Lý Bí rồi chạy trốn về Việt Châu (bắc Hợp Phố) và Quảng Châu. Tương tự, các sách kế sau cũng viết: "(Lý Bí) đuổi được Tiêu Tư về phương Bắc" (Nguyễn Nghiễm, Việt sử bị lãm). Bộ "Đại Việt sử ký tiền biên" của Ngô Thì Sĩ cũng viết: "(Lý Bí) đã "trục xuất được Tiêu Tư".
+ Ngay sau giờ phút kinh hoàng buổi đầu, quân Lương nhanh chóng tổ chức phản công vào đầu năm 542. Sách "Lương thư" (quyển 3, tờ 11b) chép: “Tháng ba năm Đại Đồng thứ 8 (4-542) (vua Lương) sai thứ sử Việt Châu là Trần Hầu, thứ sử La Châu là Ninh Cự, thứ sử An Châu là Lý Trí, thứ sử Ái Châu là Nguyễn Hán, cùng đi đánh Lý Bí ở Giao Châu”. Khi quân Lương vừa tiến vào biên giới Vạn Xuân, chúng "đã bị quân của Lý Bý đánh tan" (bia ký làng Giang Xá)
+ Tháng 1/543, quân Lương tổ chức phản công lần thứ hai. Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" chép: "Lương Đế sai Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng sang lấn”. Sách này tường thuật rõ cuộc phản công này: “Quýnh lấy cớ là chướng khí mùa Xuân đương bốc, xin đổi mùa Thu. Bấy giờ Thứ sử Quảng Châu là Tân dụ hầu không cho; Vũ lâm hầu Tư cũng thúc giục. Bọn Tử Hùng đi đến Hợp Phố, 10 phần chết 6, 7 phần, quân tan vỡ mà trở về. Tư tâu vua rằng Quýnh và Tử Hùng dùng dằng không chịu đi. Lương Đế bắt bọn họ đều phải tự tử”. Tương tự, sách "Sách phủ nguyên quy", quyển 185 cũng viết: Vua sai Thứ sử Cao Châu là Tôn Quýnh, Thứ sử Tân châu là Lư Tử Hùng đem quân sang đánh. Bọn Quýnh không tiến quân ngay, đều bị trị tội ở Quảng Châu". Sách "Trần thư" cũng viết: "Nhà vua lệnh cho Tử Hùng và Thứ sử Cao Châu Tôn Quýnh đi dẹp Bôn. Khi đó vào mùa xuân, cỏ cây đã sinh sôi, chướng khí đang thịnh, Tử Hùng xin đợi mùa thu sẽ đi dẹp Bôn, Thứ sử Quảng Châu là Tiêu Du hầu Tiêu Ánh không cho, Tiêu Tư lại thúc giục thêm, bọn Tử Hùng bất đắc dĩ phải tiến quân. Đến Hợp Phố, số chết chiếm đến 6, 7 phần 10, quân lính lại sợ ra trận nên tan vỡ tán loạn, ra lệnh cấm cũng không được, bọn Tử Hùng đành phải dẫn số quân còn lại lui về. Tiêu Tư dâng bản khải lên vua cho rằng Tử Hùng cùng Tôn Quýnh thông đồng với giặc, dừng lại không tiến, Lương Vũ đế ban sắc (bọn Tử Hùng) phải chết ở Quảng Châu".
+ Mùa hè năm 543, tướng Phạm Tu đánh tan quân Champa ở quận Cửu Đức (trích "Đại Việt sử ký toàn thư"). Sách "Tư trị thông giám" của Tư Mã Quang (q.158) ghi: “Mùa Hè tháng tư, vua Lâm Ấp tiến công Lý Bí, viên tướng của Lý Bí là Phạm Tu đã phá quân Lâm Ấp ở Cửu Đức”. Nghĩa quân kiểm soát được cả vùng đồng bằng Bắc Bộ, cả vùng Ái Châu (Thanh Hóa), Đức Châu (Hà Tĩnh), vùng An Châu (Quảng Ninh) và cả vùng bán đảo Hợp Phố ở phía Bắc.
- Ngày 12 tháng Giêng năm Giáp Tý (20-2-544), Lý Bí lên ngôi Hoàng đế.
4. Tổ chức chính quyền thời Lý Nam Đế
Theo sử cũ là "Đại Việt sử ký Toàn thư" và Đại Việt sử ký tiền biên" xác định tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý Nam Đế còn đơn giản: Đứng đầu là Hoàng đế nắm toàn quyền. Giúp việc cho vua là Triệu Túc (Thái phó), Tinh Thiều (tướng văn), Phạm Tu (tướng võ) và Triệu Quang Phục (Tả tướng). Do phải đối phó với các cuộc nổi dậy của nhân dân và của dân tộc thiểu số, giặc ngoại xâm nên các viên quan giúp việc cho vua được ông cho nắm toàn quyền quân sự.
+ Phạm Tu có công đánh dẹp người Di, Lạo và quân Lâm Ấp ở phía Nam thắng lợi, nên ông được ban tên mới là "Lý Phục Man" và được phong là "Thái úy". Nhân dân nhớ ơn, lập ông làm Thành hoàng làng Cổ Sở (Hoài Đức, Hà Nội).
+ Triệu Quang Phục được phong là Tả tướng quân (theo Ngô Thì Sĩ, Lý Tế Xuyên).
+ Biệt súy hạt Biệt tướng (Lý Phổ Đỉnh), Kiếp súy (Lý Thiên Bảo) và Chỉ huy sứ đại tướng (Trịnh Đô).
- Kinh đô thời nước Vạn Xuân thay đổi nhiều lần:
1. Lý Nam Đế đóng ở thành Long Biên (544 - 545, theo "Đại Việt sử ký toàn thư") và thành lũy ở cửa sông Tô Lịch (545 - 548, theo "Trần thư").
2. Triệu Quang Phục đóng đô ở thành Cổ Loa (theo "Tùy thư")
3. Lý Phật Tử dời đô hai lần: đầu tiên là Ô Diên (nay thuộc Từ Liêm, Hà Nội), sau đó dời về Phong Châu.
- Tên gọi nước ta thay đổi hai lần: Vạn Xuân (thời Tiền Lý Nam Đế và Hậu Lý Nam Đế), thời Triệu Quang Phục đổi thành Tiền Triệu (theo Nguyễn Trãi, Dư địa chí).
- Lý Bí lên ngôi Hoàng đế và lấy niên hiệu Thiên Đức. "Thiên Đức" (đức trời soi sáng) để đối chọi lại với niên hiệu Thiên Giám (có nghĩa: được Trời soi xét đến) của Nam Lương Vũ đế Tiêu Diễn.
- Về thiết lập triều đình, PGS Nguyễn Minh Tường dẫn kết quả khảo sát của Sở Văn hóa Hà Nội năm 1962 có tấm bia ghi niên hiệu nhà Lương, cho rằng đầm Vạn Xoan" (đọc là "Xuân") tại xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội, khi xưa là nơi thiết lập triều đình Vạn Xuân của vua Lý Nam Đế. Đồng quan điểm với PGS Nguyễn Minh Tường trên cơ sở khảo sát thực địa, nhà sử học Phạm Văn Kính cho rằng Điện Vạn Xuân từ thuở xa xưa ấy rất có thể đã dựng trên nền đất Thôn 1 của xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
5. Chống quân Lương xâm lược (545 - 550)
5.1. Quân Lương xâm lược Vạn Xuân
+ Tháng 6/545 (tức tháng 5/545 trong "Lương thư"), vua Lương Vũ đế cử Thứ sử Dương Phiêu, Tư mã Trần Bá Tiên đem quân xâm lược Vạn Xuân. Sách "Lương thư", kỷ 15 tường thuật lại, đại ý: Tháng 5, Lương Đế sai Thứ sử Giao Châu là Dương Phiêu đi đánh dẹp Lý Bôn, cho Trần Bá Tiên giữ chức Tư mã, lệnh cho Thứ sử Định Châu là Tiêu Bột dẫn quân hội họp tại Tây Giang. Biết quân lính sợ đi xa đánh trận, Bột quyết định dừng tiến quân và họp bàn với các tướng. Trong cuộc họp, Trần Bá Tiên phản đối ý kiến của Phiêu và Bột, quyết định phải tiến quân ngay, vì nếu dừng lại, "kẻ địch phấn khích mà làm tiêu diệt uy phong của quân ta'' (Lương thư). "Nói xong, Trần Bá Tiên dẫn đoàn quân của mình xuất phát đầu tiên. Đến Giao Châu (không rõ tháng mấy, tác giả chú), Lý Bôn dẫn ba vạn quân kháng cự, bị đánh thua ở Chu Diên, sau lại bị đại bại ở cửa sông Tô Lịch. Lý Bôn phải trốn đến thành Gia Ninh, các quân lính bao vây thành". Sách "Sách phủ nguyên quy", quyển 185 viết: "tháng 7/545 (tức tháng 6 âm lịch theo sách này) quan quân đến Giao Châu. Quân của Lý Bôn vài vạn người lập thành trại đóng ở cửa sông Tô Lịch để chống lại. Dương Phiêu cho Trần Bá Tiên làm tiên phong vây hãm".
+ Tháng 8/545 (tháng 7 ghi theo "thần tích làng Thanh Liệt" của Nguyễn Khắc Thuần), quân Lương của Trần Bá Tiên tới bao vây thành Gia Ninh (nay thuộc xã Thanh Đình, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) . Tại đây quân của Lý Nam Đế đã chiến đấu rất anh dũng chống lại quân Trần Bá Tiên đông mạnh gấp bội. Vì lực lượng quá chênh lệch, quân ta phải rút lui. Chính Phạm Tu đã hy sinh trong trận chiến đấu ác liệt này (20 tháng 7 năm Ất Sửu, tức 12/8/545, thọ 70 tuổi). Quân ta kháng chiến kịch liệt, đến tháng 2/546 thì thành Gia Ninh thất thủ.
5.2. Trận hồ Điển Triệt
+ Tháng 2/546, Lý Nam Đế dẫn 3 vạn quân về đóng ở hồ Điển Triệt, Theo nghiên cứu của NNC Vũ Kim Biên, hồ Điển Triệt thuộc xã Tứ Yên, huyện Sông Lô (vừa tách ra khỏi huyện Lập Thạch hồi năm 2008) của tỉnh Vĩnh Phúc. Theo các cụ giải thích, "Điển Triệt" nghĩa là: đầm nước trong suốt mà không bao giờ cạn hết nước được.
NNC Nguyễn Chí Ninh khảo cứu và xác định, tên gốc của hồ Điển Triệt là đầm Miêng. Ông khảo cứu và cho biết, Đầm dài khoảng 200m, chiều rộng, chỗ rộng nhất khoảng 1.000m, mức nước từ 3-6m có nhiều “hóc” (hốc/ngách) sâu vào các dải khe hẹp (chỗ tiếp giáp giữa hai ngọn đồi). Dải đầm phía bên kia là liên tiếp các quả đồi, gò có độ cao khoảng từ 30m - 180m so với mực nước biển) và cao hơn so với mực nước mặt đầm từ 05m đến 40m.
NNC Vũ Kim Biên khảo sát và ghi nhận kỹ về hồ Điển Triệt, hồ rộng 50 mẫu dài khoảng 1km, khúc rộng nhất là 400mét, có bảy ngách lớn và nhiều ngách nhỏ, mùa khô nước sâu 3 đến 4 mét, lòng hồ thu lại còn chừng hơn 40 mẫu. Hồ cách sông Lô 300m, ba phía đông nam bắc là một dải đồi cao, phía tây có một gân đồi thấp chỉ cao hơn mặt nước chừng hai, ba mét bò suốt từ chân gò xuống phía nam. Chính dải đồi này theo truyền thuyết của nhân dân là nơi nghĩa quân Lý Nam Đế đóng. Có một quả đồi dùng cho triều đình ở gọi là thành Rền hay thành Lĩnh. Một quả đồi khác cao nhất sát bờ hồ có thể nhìn rõ Việt Trì, Bạch Hạc gọi là đồi Vua Ngự. Tương truyền vua Lý hàng ngày ngồi quan sát địch tình ở phía Bạch Hạc và đôn đốc quân sĩ đục thuyền độc mộc. Quanh hồ Điển Triệt có nhiều bến được nhân dân ghi nhớ, đó là bến Chảy nước rất trong là bến Vua hay ra tắm rửa, và bến Bêu là nơi đậu của các con thuyền độc mộc.
Theo truyền thuyết, khi bị quân Lương do Trần Bá Tiên chỉ huy đánh thừa ở phía Bạch Hạc, vừa Lý đưa triều đình và quân sĩ chạy lên Sông Lô. Cũng theo Vũ Kim Biên, hồ Điển Triệt có những quả đồi dùng làm căn cứ thủ hiểm rất tốt. Việc liên hệ với xung quanh trong điều kiện bình thường nhờ phương tiện thuyền độc mộc. Hơn nữa, Điển Triệt có thế đất tốt, ngũ phù chầu về thành Lĩnh là Phù Én, Phù Trưng, Phù Lánh, Phù Gâm, Phù Giải, nên vua định đóng đô lâu dài ở đây. Vũ Kim Biên cũng chỉ nói tiếp, quân Lý đậu đầy thuyền và địa thế quá hiểm trở nên không dám vào. Rồi đột nhiên nước sông Lô lên to, tràn khắp ven hồ, biến khu đồi Lý Bôn ở thành quần đảo giữa biển nước mênh mông. Nhờ có nước lớn Bá Tiên đưa thuyền chiến vào xông trận, Lý Bôn bị bất ngờ, không sao chống đỡ nổi.
=> Tác giả bài viết không biết tại sao mà Vũ Kim Biên lập luận như thế, có lẽ thiếu căn cứ để chứng minh rõ hơn. Theo admin, nếu nghiên cứu kỹ độ cao và địa thế của họ Điển Triệt (theo phân tầng địa hình, mặt cắt) và mực nước Sông Lô vào thời điểm đó sẽ hiểu rõ hơn. Với cứ liệu của ông "Nhưng khi nước sông Lô tràn vào thì xung quanh đi lại mênh mông như biển, thuyền lớn đi lại tha hồ, trong đó tình hình lũ lụt tháng bảy, tám âm lịch, khi chưa có đê đối với vùng này, là chuyện thường xuyên. Hãn hữu có năm, tháng chín còn ngập mất mạ chiêm", phán đoán Trần Bá Tiên lợi dụng thủy triều của sông Lô và địa thế quá kín đáo của Lý Nam Đế: Hồ có đồi núi bao bọc xung quanh, duy nhất một con đường nối sông Lô với hồ Điển Triệt. Y cố tình đánh chẹn bà mặt rút vào đất liền nhằm dồn nghĩa quân ta xuống dòng sông Lô mênh mông nước lũ. Mặc khác, có lẽ hồ Điển Triệt có địa thế thấp hơn mực nước sông, quá cô lập bên ngoài với dãy đồi như hàng rào đóng kín nên dễ bị nước sông tràn vào nhiều khi thủy triều lên
+ Tháng 9/546 (ghi theo "Đại Việt sử ký toàn thư" là tháng 8 âm lịch) quân Lương bất ngờ tấn công vào hồ Điển Triệt. Nhờ có nước lớn Bá Tiên đưa thuyền chiến vào xông trận, Lý Bôn bị bất ngờ, không sao chống đỡ nổi. Thần tích xã Đại Đồng, huyện Thư Trì, Thái Bình ghi: "Lúc ấy, Đế đóng binh ở hồ Điển Triệt Hồ, quân Lương không dám đến gần, đã hơn một năm vẫn không phân thắng bại. Thời mùa hạ tháng 6, nước sông dâng cao đầy mặt hồ, Bá Tiên thừa cơ chỉnh bị thuyền quân, theo dòng nước mà tiến thẳng đến hồ Điển Triệt. Đế đại bại". Ông dẫn tàn quân chừng vài chục nghìn người sống sót tấn công vào đại quân Lương ở chỗ Đê Thác nhằm giành lại con đường vào đất liền, không cho chúng đẩy quân ta xuống vùng sông Lô mênh mông nước (mức nước lúc đó là 7 - 8 thước, theo Trần Nam Trung). Thất bại nặng nề, quân ta cùng nhà vua vượt sông Thao (tức sông Hồng) về trú tại động Khuất Liêu (nay thuộc làng Cổ Tiết, xã Văn Lang thuộc huyện Tam Nông, Phú Thọ). Động Khuất Liêu là một quả đồi giống như chiếc hoa sen cuống bám vào rẫy rừng cấm thuộc xã Văn Lang, 3 cánh xoè nhô ra cánh đồng chiêm trũng thuộc xã Cổ Tiết (theo Vũ Kim Biên). Theo Trần Nam Trung, động Khuất Lạo có một vị trí chiến lược đối với cuộc khởi nghĩa Lý Bí, mặt đông được bảo vệ bằng dòng sông Hồng – đoạn này nước luôn chảy xiết, dòng sông rộng là điều kiện thuận lợi trong việc phòng thủ, không để cho kẻ thù có thể tấn công bất ngờ được. Ba mặt còn lại được bao bọc bởi hệ thống đầm lầy và rừng rậm cũng rất khó cho việc tập kích của quân Lương.
Có lẽ sau này Triệu Quang Phục lập căn cứ ở bãi Dạ Trạch (Hưng Yên) sử dụng thuyền độc mộc là áp dụng lại chiến lược của Lý Bôn, song Quang Phục đã tránh được khuyết điểm của Lý Bôn là không đóng ở chỗ nước sông tràn vào được.
Truyền thuyết về cuộc gặp gỡ của nhà vua với Triệu Quang Phục: Lý Bôn là người có tài, vì bị thứ sử Tiêu Tư nhà Lương nghi ngờ, ông phải đi trốn. Ông đã về trại Táo Tuyến để nương náu. Tại đây ông gặp Triệu Quang Phục đang ở với bác là Triệu Quang Hành tại chùa này. Quang Phục theo ngay Lý Bôn.
Sau đó, Lý Nam Đế rút quân về động Khuất Liêu (nay thuộc làng Cổ Tiết, xã Văn Lang, huyện Tam Nông, Phú Thọ) vào tháng 11/546. Anh ruột của Lý Nam Đế là Lý Thiên Bảo chạy vào Cửu Chân cùng với Lý Thiên Long đem hai vạn quân tiến đánh Đức Châu rồi tiến ra vùng châu Ái, nhưng bị Trần Bá Tiên đánh bại. Lý Thiên Bảo phải lui lên vùng thượng du Thanh Hóa ngày nay, xưng là Đào Lang vương, đóng ở động Dã Năng. Sự kiện này được "Trần thư" chép lại: "... Anh Lý Bí là Thiên Bảo trốn vào Cửu Chân cùng với kiếp súy là Lý Thiên Long và hai vạn quân còn sót, giết thứ sử Đức Châu là Trần Văn Giới, tiến vây Ái Châu..." . Triệu Quang Phục đóng quân ở đầm Dạ Trạch. Năm 555, Đào Lang vương mất ở Dã Năng, không có con, mọi người lại suy tôn Lý Phật Tử lên nối ngôi.
Năm 548, ngày 20 (ngày Tân Hợi) tháng 3 (tức ngày 13-4 dương lịch), Lý Nam Đế ở động Khuất Lão lâu ngày bị nhiễm lam chướng, ốm qua đời. Ông ở ngôi được 5 năm (543-548), thọ 46 tuổi. Trước khi qua đời, ông trao binh quyền cho Triệu Quang Phục và nhờ dân làng Yên Lỗ, Táo Tuyến đưa hoàng hậu Nam Hải và công chúa Phong Nương về quê họ nhờ các phụ lão và nhân dân trông nom hộ.
6. Triệu Quang Phục tổ chức kháng chiến, khôi phục nước Vạn Xuân
6.1. Lý Nam Đế trao binh quyền cho Triệu Quang Phục
Triệu Quang Phục quê ở Chu Diên, con trai của Hào trưởng - Thái phó Triệu Túc. Tư liệu điền dã do Vũ Kim Biên sưu tập trong chuyến đi điền dã năm 1974 ở vùng Đạo Đức, huyện Bình Xuyên (có đền thờ Lý Nam Đế và vợ con) và vùng Bì La, huyện Lập Thạch (có đền thờ Triệu Quang Phục) cho biết: "Trong khi Lý Bí chạy trốn khỏi sự truy đuổi của quân Lương, ông tạm lánh ngồi chùa ở làng Táo Tuyến (xã Đạo Đức, Bình Xuyên). Chùa này do sư Triệu Quang Hành anh trai Triệu Túc trụ trì. Triệu Quang Phục là cháu gọi Triệu Quang Hành bằng bác, lúc đó mới 14 - 15 tuổi. Triệu Quang Phục tuy nhỏ nhưng có chí lớn, ngấm ngầm tự mình lập một đội thân quân để mai sau đánh đuổi bọn đô hộ nhà Lương. Cậu chọn nhân tài bằng cách đặt chiếc ghế gỗ dưới bóng cây bồ đề tán mát bên đường để bẫy người ngồi. Người bình thường thì cậu kệ không hỏi đến. Nhưng nếu là trang nam nhi bảnh bao mà ngồi vào ghế, lập tức Quang Phục sinh sự đánh nhau ngay. Chàng nào nhút nhát yếu đuối thì tha cho đi. Chàng nào khoẻ mạnh gan dạ thì xin hoà kết làm bạn hữu, hàng ngày cùng nhau đi săn thú hoặc tập luyện võ nghệ. Lý Bôn biết chuyện tỏ ý khen ngợi Triệu Quang Phục và hẹn sau này khi cần sẽ dùng đến.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Lương trở lại xâm lược, Triệu Quang Phục đem đội thân binh của mình tham gia chiến đấu hết sức mưu trí dũng cảm, giỏi đánh địch bảo vệ mình, lập được nhiều công trạng, được Lý Nam Đế phong dần tới chức “Nguyên soái Đốc tướng”.
Thua to ở hồ Điển Triệt, Lý Nam Đế rút tàn quân về động Khuất Lạo (hay Khuất Lão) - có cả đội thân binh của Triệu Quang Phục gồm mấy chục người quê ở làng Yên Lỗ, Táo Tuyến là theo đủ hộ giá trung thành.
Lý Nam Đế cân nhắc chọn người có thể đối địch nổi với Trần Bá Tiên. Lấy giang sơn làm trọng, căn cứ vào đức độ và tài năng của tướng quân, Lý Nam Đế chọn Triệu Quang Phục mà không chọn các anh em của ông là Lý Thiên Bảo, Lý Xuân, Lý Hùng và cháu là Lý Phật Tử cũng tham gia chiến đấu bên cạnh ông, theo thói thường rất có thể được thừa kế.
6.2. Triệu Quang Phục chống quân Lương tại đầm Dạ Trạch
Tháng 2/549, Triệu Quang Phục thấy "liệu mình không chống nổi (quân Trần Bá Tiên), bèn (đưa 2 vạn quân) lui giữ Dạ Trạch" (trích "Đại Việt sử ký toàn thư"). Dạ Trạch ở huyện Chu Diên (tức bãi Màn Trò, Khoái châu, Hưng Yên) là một vùng đầm lầy ven sông Hồng, rộng mênh mông, lau sậy um tùm. ở giữa là một bãi phù sa rộng, có thể làm ăn sinh sống được. Đường đi vào rất kín đáo khó khăn, chỉ có thể dùng thuyền độc mộc nhỏ chống bằng sào lướt đi trên cỏ mới có thể đến được. Nhưng nếu không quen biết đường lối thì không biết đường vào, lỡ sa xuống nước thì bị rắn cắn chết.
Dựa vào địa thế của đầm Dạ Trạch, ông từ bỏ lối tác chiến cố thủ, phòng ngự bị động trước đây, dùng cách đánh du kích làm tiêu hao quân Lương. Sách "Việt điện u linh" (1329) của Lý Tế Xuyên viết: "Khi vua Lý Bí mất, Quang Phục thu các binh sĩ được vài vạn người, ông đứng lên chỉ huy vào ẩn trong đầm, đêm ra đánh phá trại địch, ngày lại rút về mai phục. Trần Bá Tiên kéo đến vây chặt Dạ Trạch, cố sức đánh nhưng không thể được". Tương tự, "Đại Việt sử ký toàn thư" cũng chép: “Bá Tiên theo hút mà đánh, nhưng không đánh được”. Quả nhiên, chiến lược dự kịch ngày càng hiệu quả, quân Lương bị tiêu hóa nhiều và mất dần thế chủ động. Chúng cố sức đánh vào vùng Dạ Trạch, nhằm phá vỡ đầu não kháng chiến và chủ lực quân của ta, nhưng âm mưu đó không thực hiện được.
Năm 550, Trần Bá Tiên bỏ về nước dẹp loạn Hầu Cảnh, đến tháng 11/557 thì y cướp ngôi vua Lương là Kính Đế, lập ra nhà Trần với tên hiệu Trần Vũ Đế. Ở Vạn Xuân, hắn giao quân lính cho Dương Sàn quản lý. Nhưng Dương Sàn là tên bất tài mà quân Lương quá mỏi mệt nên "Vua tung quân ra đánh, Sàn chống cự, bị thua chết. Quân Lương tan vỡ chạy về Bắc. Nước ta được yên. Vừa vào thành Long Biên ở" (theo "Đại Việt sử ký toàn thư").
6.3. Triệu Quang Phục khôi phục nước Vạn Xuân
Thắng lợi, ông lên ngôi vua ở thành Long Biên, hiệu là Triệu Việt Vương. Sách "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi cho biết, ông đổi tên quốc gia thành "Tiền Triệu", tổ chức lại chính quyền. Trong khi đó ở Trung Quốc, nhà Trần của Trần Bá Tiên đang cầm quyền lại rất hèn yếu, không quản lý được quốc gia. "Tùy thư" chép rằng: “Đến đời Trần, đất đai càng thu hẹp, tây mất Thục Hán, bắc mất Hoài Phì, uy lực không vươn ra khỏi miền Kinh, Dương...”. Nhưng ở trong nước, tàn dư của chế độ thủ lĩnh bộ lạc vẫn còn và trở thành một thế lực cát cứ trong vùng, uy hiếp chính quyền trung ương. Ý thức độc lập tuy đã mạnh, nhưng thực lực để củng cố nền độc lập khối liên kết, đoàn kết trong nội bộ dân tộc - chưa đủ vững.
7. Nước Vạn Xuân độc lập kết thúc
Khi Triệu Việt Vương đang xây dựng đất nước thì các thế lực địa phương âm mưu chống lại ông - nhất là thế lực của anh trai vua Nam Đế là Bảo và cháu là Phật Tử lăm le chiếm ngai vàng. Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" chép: "Lý Phật Tử đem quân xuống miền Đông, đánh nhau với vua [Triệu Việt vương] ở huyện Thái Bình, năm lần giáp trận, chưa phân thắng phụ mà quân của Phật Tử hơi lùi, ngờ là vua có thuật lạ, mới giảng hòa xin thề" (năm 554). Hai bên "bèn chia địa giới ở bãi Quân Thần (nay là hai xã Thượng Cát, Hạ Cát thuộc huyện Từ Liêm) cho ở phía tây của nước, [Phật Tử] dời đến thành Ô Diên" (tức là xã Hạ Mỗ huyện Từ Liêm ngày nay, trích sách đã dẫn). Triệu Việt vương còn gả con gái là Cảo Nương cho con trai Phật Tử là Nhã Lang để tỏ tình hòa hiếu.
Năm 571, Lý Phật Tử đem quân cướp ngôi Triệu Quang Phục, xưng là Hậu Lý Nam Đế và đóng đô ở thành Ô Diên. Sách "Việt điệu u linh" của Lý Tế Xuyên chép về sự kiện này như sau: "Nam Đế đã thôn tính xong Triệu Việt Vương, bèn thiên đô đến Lộc Loa và Vũ Ninh, phong anh là Xương Ngập làm Thái Bình Hầu giữ thành Long Biên, phong Đại tướng là Lý Tấn Đỉnh làm An Ninh Hầu giữ thành Ô Diên".
Tháng 3/581, Tuỳ vương là Dương Kiên lật đổ con rể là vua Bắc Chu Tĩnh Đế, thống nhất Trung Quốc dưới quốc hiệu mới là Tùy (581 - 618), định đô tại Trường An; miếu hiệu Tùy Văn đế. Lên cầm quyền, ông ta giảm tô thuế, phép quân điền và mở khoa thi... nên thế nước càng cường thịnh.
Năm 597, lợi dụng việc nước Vạn Xuân không ổn định do các cuộc tranh chấp quyền hành giữa Lý Phật Tử và Triệu Quang Phục, nhà vua mới là Hậu Lý Nam Đế (Lý Phật Tử) chưa kiểm soát được toàn bộ đất nước đầy biến động, Tùy Văn đế quyết định đặt phủ tổng quản ở đất Quế Châu và cử Linh Hồ Huy làm đại tổng quản. Tên này có toàn quyền cắt cử quan lại từ Thứ sử trở xuống. "Tùy thư" ghi chép một số cuộc nổi loạn của Uông Văn Tiến, người Cối Kê là Cai Trí Tuệ, người Tô Châu là Thẩm Huyền Khoái đều cử binh làm phản, tự xưng Thiên tử, đặt trăm quan. Bọn Sái Đạo Nhân ở Lạc An... và cả Lý Xuân (tức Lý Phật Tử), sai Dương Tố đánh dẹp. Thực tế thì Dương Tổ chưa đánh xuống Vạn Xuân, vua Tùy ngay từ đầu đã coi vùng Lĩnh Nam (nước Vạn Xuân - TG chú) là đất "ki-mi" va buộc phải thần phục.
Năm 602, đến lượt “Lý Súy”, tức Lý Phật Tử ở Giao Châu phải vào chầu. Lý Phật Tử chối lại lệnh. "Tùy thư" chép: "Linh Hồ Huy phụng chiếu sai cừ súy Giao Châu là Lý Phật Tử vào triều. Phật Tử muốn làm loạn, xin đến tháng Trọng đông (tháng 11) lên đường". Bản ý của Linh Hồ Huy cũng muốn ràng buộc nên y lời xin của Phật Tử (trích dẫn theo Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 2, tr. 172). Lý Phật Tử một mặt chống lại lệnh vào chầu, mặt khác Lý Phật Tử chuẩn bị quân sĩ sẵn sàng chống quân xâm lược. Lý Phật Tử chia quân đóng giữ 3 tòa thành lớn để phòng ngự:
- Sai cháu là Lý Đại Quyền giữ thành Long Biên (Bắc Ninh).
- Sai biệt tướng là Lý Phổ Đỉnh chỉ huy quân quản giữ thành Ô Diên (Hạ Mỗ, Đan Phượng, Hà Nội).
- Lý Phật Tử lĩnh đại quân tổ chức phòng ngự ở thành cũ của Việt Vương, tức thành Cổ Loa.
Ngoài ra Lý Phật Tử còn chia quân đóng giữ một số nơi hiểm yếu trên đường giặc có thể tiến quân sang.
Tháng 2/603, vua Tùy Văn đế cử Tổng quản Lưu Phương, Trưởng sứ Kinh Đức Lượng đem 27 quân doanh (khoảng 100.000 quân) xâm lược Vạn Xuân. Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", Lưu Phương quê ở Trường An có tài thao lược, quân lệnh nghiêm và nhân ái với quân lính, vì thế binh sĩ mến đức, sợ uy (Toàn thư, tập 1, tr. 160).
Quân Tùy theo đường Vân Nam tiến vào Vạn Xuân. Chúng liên tiếp đánh bại quân Vạn Xuân của Lý Phật Tử ở Đô Long, hạ thành Long Biên và Ô Diên, sau đó tiến đến bao vây Cổ Loa. Tại Cổ Loan, tướng Lưu Phương cho quân bao vây và lấy “họa phúc mà dụ”, thế cùng Lý Phật Tử buộc phải đầu hàng, bị bắt đem về Trường An.
Ps: Bài viết chủ yếu tập hợp các tư liệu được các nhà khoa học trình bày tại Hội thảo khoa học "Một số vấn đề về Vương triều Tiền Lý và quê hương của vua Lý Nam Đế", diễn ra vào tháng 4/2012 tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, có sắp xếp lại để quý bạn đọc dễ theo dõi và suy nghĩ...
1. Quê hương của Lý Bí qua sử cũ:
+ Sử cũ TQ chép rất chung chung về quê hương ông. "Lương thư" và "Trần thư" và "Việt kiệu thư" của Lý Văn Phượng đều chép: “Lý Bôn (Lý Bí) là thổ dân ở Giao Châu”.
Sử cũ Việt Nam là hai quyển "Đại Việt sử ký toàn thư", "Đại Việt sử ký tiền biên" của Ngô Thì Sĩ và "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú đều chép khác TQ: quê hương của Lý Nam Đế là “Thái Bình, phủ Long Hưng”. Tên vùng quê hương của Lý Nam Đế về sau được các sách "Lịch sử Việt Nam, từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX" của Đào Duy Anh, giáo trình "Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam" - Tập I của Trần Quốc Vượng – Hà Văn Tấn ghi theo: “Lý Bí quê ở Long Hưng (tỉnh Thái Bình)”.
=> Thập niên 90 của thế kỷ XX và sau là Hội thảo khoa học về vua Lý Nam Đế năm 2012, nhiều nhà nghiên cứu (Minh Tú, Nguyễn Hữu Khánh) dựa vào ngọc phả của hai làng Giang Xá, Lưu Xá, cũng như Văn bia tại đền Giang Xá (xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, Hà Nội) để đưa ra kết luận: quê hương Lý Nam Đế là thuộc xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
2. Dòng họ của Lý Bí và niên thiếu của ông (Lý Bí):
a. Dòng họ Lý Bí
Về tên gọi của Lý Bí, các sách cổ ghi với 2 tên gọi là Lý Bí và Lý Bôn, nhưng tên gọi Lý Bôn được dùng nhiều hơn. Ta thấy tên gọi này xuất hiện trong "Lương thư", "Tự trị thông giám", "Đại Việt sử ký toàn thư" và các thần tích ở Thái Bình, Bắc Ninh đều ghi là "Lý Bí". Sách Đại Việt sử ký toàn thư, trong phần Kỷ nhà Tiền Lý chép: “Vua họ Lý, tên húy là Bí". Các sách như "Đại Việt sử ký tiền biên" của Ngô Thì Sĩ, "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú, "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" ghi tên thật của Lý Bí là "Lý Bôn". Tên gọi "Bí" là tên chính (theo Hà Mạnh Khoa). "Bí" hay bầu như tên gọi của ông, phản ánh lúc này dòng họ Lý của ông trở thành người Nam chính gốc tình từ đời thứ 7 (theo Nguyễn Duy Hinh trong "Văn minh Việt Nam"). Trong sách này, Nguyễn Duy Hinh ghi rõ về phả hệ của Lý Bí như sau: Đời thứ 7 là Lý Hàm lấy bà Ma thị là người Việt, sinh ra Lý Thanh. Lý Thanh phục vụ dưới quyền thứ sử Giao châu là Đàn Hòa Chi nhà Lưu Tống thời Nam Bắc Triều (Trung Quốc). Lý Thanh sinh ra Lý Hoa, Lý Hoa sinh ra Lý Cạnh. Lý Cạnh sinh ra Lý Thiên Bảo và Lý Bí. Nguồn tài liệu khác cho biết vợ Lý Cạnh là Phí thị, ngoài Lý Thiên Bảo và Lý Bí còn sinh ra Lý Xuân và Lý Hùng.
b. Thời niên thiếu của Lý Bí
- Thần tích đình làng Giang Xá ("Giang Xá từ bi ký") viết về thời niên thiếu của Lý Bí như sau (trích đoạn): ông (tức Lý Bí) được sinh ra tại châu Giã Năng, Kinh Bắc. Cha là Lý Toản, mẹ là Lê Thị Oanh (người Thanh Hóa). Ông (Lý Bí) khôi ngô, tuấn tú, tướng mạo khác thường. Ông bà đặt tên con là Bí. Khi Lý Bí lên 5 tuổi thì bố chết, hai năm sau thì mẹ chết. Lý Bí cùng anh là Lý Bảo chịu tang cha mẹ, ở nhà chú ruột. Sau người chú đem bán cho nhà sư làm con nuôi. Thấy nhà sư có đức hạnh bèn đón về trụ trì ngôi chùa trong làng. Lý Bí theo nhà sư về sống ở chùa Bảo Linh thuộc làng ấy. Nhà sư cho Lý Bí học hành. Lý Bí là người có tài văn võ, lại có chí lớn, ông căm ghét chế độ đô hộ của nhà Lương". Hoành phi lưu tại đền Giang Xá cũng ghi về Lý Bí (dịch nghĩa):
"Đất Kinh Bắc nơi xuất bậc thánh minh, sinh năm Giáp Tý, mất năm Mậu Thìn, thống nhất sơn hà, khai sinh đất nước.
Lập nước Vạn Xuân, sau Triệu, Trưng, trước Đinh, Lý nghìn thu miếu mạo còn linh thiêng".
- Cuộc đời của Lý Bí được TS Vương Thị Hường tìm thấy và dịch lại các thần tích ở Thái Bình, Bắc Ninh, Sơn Tây cũ như thần tích xã Cổ Dương (tỉnh Phúc Yên), xã Nhạn Tái (Phúc Yên, thần tích này ghi tên Lý Bí là "Lý Xá Lỵ"); xã Ngọc Than, Phượng Cách (tỉnh Sơn Tây); thần tích thôn Bá, huyện Thần Khê; xã Đồng Đại, Thanh Ninh của Thái Bình (Sơn Tây cũ); thần tích xã Dương Sơn, Vân Khám của tỉnh Bắc Ninh; thần tích Giang Xá và Lưu Xá, 34 sắc phong của các triều vua với Lý Nam Đế ở huyện Đan Phượng, Hà Đông; thần tích xã Quán Xá huyện Thần Khê, tỉnh Sơn Tây; thần tích xã An Liêm huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình.... Theo các thần tích này, cuộc đời của Lý Bí được khắc họa như sau:
# Đế (tức Lý Bí) là người yêu hòa bình, trung hậu, hiếu đễ khoan hòa lại kiêm văn võ, buổi đầu không toại chí làm quan" (thần tích xã Cổ Trai, huyện Duyên Hà). Thần tích xã Đại Đồng tổng Lộc Điển huyện Thư Trì, Thái Bình bổ sung thêm: "Ông sinh ra đã thông minh sáng suốt, không học mà tự biết, trên thì thông thiên văn, dưới thì tường địa lý, không việc gì không thông suốt quán triệt". Năm 12 - 13 tuổi, ông mồ côi cha mẹ và người chú đưa vào chùa tu tập. Thần tích Lý Nam Đế có tên "Giang Xá từ bi ký" lưu tại đình Giang Xá, huyện Hoài Đức, Hà Nội ghi rõ: "Khi Lý Bí lên 5 tuổi thì bố chết, hai năm sau thì mẹ chết. Lý Bí cùng anh là Lý Bảo chịu tang cha mẹ, gia tài bị tiêu tán hết. Hai anh em về ở với người chú ruột. Sau người chú ruột đem bán cho nhà sư làm con nuôi. Thấy nhà sư có đức hạnh bèn đón về trụ trì ngôi chùa trong làng. Lý Bí theo nhà sư về sống ở chùa Bảo Linh thuộc làng ấy. Nhà sư cho Lý Bí học hành". Về ngôi chùa nơi Lý Bí tu tập lúc 13 tuổi, các thần tích cũng ghi thống nhất (và được ad suy ra): lúc đầu ông tu tập tại chùa Hương Ấp lúc 7 tuổi, về sau được sư thầy Phổ Tổ Thiền sư đưa về tu tập vào lúc 13 tuổi, đến hơn 10 năm tại chùa Linh Bảo (hay chùa Giang Xá, trích bản "Lý Nam Đế Ngọc phả cổ truyền", hiện lưu giữ tại đình Giang Xá, huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội )
Tu tại chùa gần 10 năm, Lý Bí đăng lính nhà Lương và được cử vào một chức quan coi việc quân lính. Theo thần tích xã Đại Đồng, ông "làm quan cho nhà Lương chức Thái bộc xạ (lúc 19 tuổi)". Các thần tích cũng thống nhất với nhau khi ghi: ông nhìn thấy cảnh đất nước ta lầm than, Thứ sử Vũ Lâm hầu họ Tiêu áp bức nặng nề/...
Có lẽ, vì vậy, mà một người trong hoàng tộc nhà Tiền Lý và làm tướng cho Lý Nam Đế đã mang một cái tên đượm màu sắc sùng bái Phật tổ: đó là Lý Phật Tử (nghĩa là: Người họ Lý là con của Đức Phật) (trích "Vị trí của vương triều Tiền Lý trong tiến trình lịch sử Việt Nam" của PGS.TS. Nguyễn Minh Tường - 2012).
3. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí trong sử cũ:
3.1. Lý Bí chuẩn bị lực lượng cho cuộc khởi nghĩa:
+ chọn làng Lưu Xá (huyện Hoài Đức, Hà Nội) làm đại bản doanh.
+ Xây dựng những cơ sở hoạt động quân sự của nghĩa quân, dưới hình thức chùa chiền để che mắt quân Lương như: Chùa Đúc là nơi đúc và sản xuất các loại vũ khí như: gươm, giáo mác, khiên, mộc… Chùa Giáo là nơi tập luyện gươm giáo. Gò Lương – Y: là nơi để kho lương thực và trạm quân y (nay gọi là xóm Gạo); Gó Khảm – Mộc: là nơi đặt những bộ phận của xưởng công binh; vườn Quán: là nhà bếp và nhà ăn; gò Yên Ngựa; là nơi buộc ngựa của các tướng lĩnh từ các nơi về họp bàn việc quân (khu nhà mẫu giáo ngày nay); hồ Quần Ngựa: là nơi tắm của ngựa (ngay trước cửa đình); gò Mũi Mác: là trạm tiền tiêu canh gác của “Đại bản doanh”; gò Trống Cờ: là nơi treo trống, cắm cờ; gò Tấu Thư: là nơi tiếp nhận những thư tín từ các nơi gửi về; Gò Nghiên – Bút: là nơi để các nghiên bút mực; gò Ấn: là nơi đóng dấu ấn tín của “Đại bản doanh”. Tương truyền rằng: Thời đó Lý Bí thường đóng vai “chú tiểu” hàng ngày từ chùa Linh Bảo ở làng Giang Xá sang đánh trống ở chùa Rộc (làng Lưu Xá). Nghĩa quân nghe theo hiệu lệnh trống của thủ lĩnh mà luyện tập gươm giáo ở chùa Giáo. (trích "Đã phát hiện dấu tích "đại bản doanh Lý Nam Đế" ở làng Lưu Xá, huyện Hoài Đức Hà Nội" của Minh Tú (2012))
Ngày 4 tháng 2 năm 542, Lý Bí họp quân ở chùa Giang Xá, lập đàn cầu trời đất và bách thần. Ngày 10 tháng 3, Lý Bí khao mừng quân sĩ và phát động khởi nghĩa lật đổ ách đô hộ nhà Lương
- Lý Bí chọn tháng 1/542 để phất cờ khởi nghĩa (ghi theo "Lương thư", quyển 158). Hội thảo năm 2012 về vua Lý Nam Đế xác định, ông khởi nghĩa vào tháng 4/542. Minh Tú ghi: "cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ ngày 10 tháng 3 năm Nhâm Thân (tức ngày 10/4/542)". Nghiên cứu thần tích "Việt Thường thị Tiền Lý Nam Đế ngọc phả cổ lục" lưu tại đình làng Giang Xá, PGS Đinh Khắc Thuân ghi lại: "Vua mộ được trong huyện các xã Lưu Xá, Giang Xá, Dã Năng, Chu Diên tuyển hơn 3 nghìn viên. Hôm đó ngày 10 tháng 3 (tức ngày 10/4/542) vua khao quân sĩ, tả hữu văn võ, rồi tiến quân trở về châu Dã Năng lập đồn sở cắt đất chia dân, sai tướng lĩnh lập đồn đóng chống Thái thú nhà Lương. Vua tự xưng là Lý Nam Đế từ đó thường đánh quân Lương, giặc thua chạy về Bắc quốc"
Về số lượng nghĩa quân tham gia khởi nghĩa, "Trần thư" ghi là nghĩa quân Lý Bí lên "tới nghìn người". Khảo sát bản "thần phả Lý Nam Đế Ngọc phả cổ truyền" (PGS Nguyễn Tá Nhí) và thần tích "Việt Thường thị Tiền Lý Nam Đế ngọc phả cổ lục" (PGS Đinh Khắc Thuân) còn lưu tại đình làng Giang Xá, quân số khởi nghĩa là hơn 3.000 nghĩa sĩ. Cũng theo PGS Nguyễn Tá Nhí trích từ thần tích, quê của Lý Bí được cho là đất Dã Năng thuộc quận Cửu Đức, lý do: thần tích lại cho thấy Lý Bí từ đất Dã Năng về tu ở chùa Giang Xá theo Thiền sư Pháp Tổ.
3.2. Diễn biến khởi nghĩa Lý Bí
Sử cũ chép rất ít về các hoạt động tấn công của Lý Bí với quân Lương, cũng như cuộc phản công của quân giặc với quân khởi nghĩa
- Các bộ sử cũ như "Đại Việt sử ký toàn thư", "Đại Việt sử ký tiền biên" của Ngô Thì Sĩ chép: khi Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt hưởng ứng mạnh mẽ và đem quân theo rất nhiều. "Trần thư" và "Việt kiệu thư" của Lý Văn Phượng viết thống nhất: "Lý Bôn liên kết với hào kiệt vài châu làm phản". "Đại Việt sử ký toàn thư" (t.1, tr. 179) chép rằng tù trưởng Chu Diên là Triệu Túc, phục tài đức Lý Bí, đem quân theo trước tiên. Trong "Việt sử bị lãm", Nguyễn Nghiễm viết thêm: "Tiền [Lý] Nam Đế trỗi dậy nơi đất khách, hăng hái mưu khôi phục đất nước, văn chương thì đã có Tinh Thiều bày mưu kế; võ dũng thì đã có Triệu Túc ra chiến trường".
+ Có lực lượng trong tay, ông bắt đầu tung quân tiến công các quận, huyện của bọn quan quân đô hộ nhà Lương. Trong thời gian từ năm 542 - 543, từ quê hương Dã Năng, nghĩa quân Lý Bí lập bộ chỉ huy khởi nghĩa có "tả hữu văn võ (...), lập đồn sở cắt đất chia dân, sai tướng lĩnh lập đồn đóng chống Thái thú nhà Lương" (trích "Việt Thường thị Tiền Lý Nam Đế ngọc phả cổ lục", lưu tại đình làng Giang Xá, PGS Đinh Khắc Thuân dịch). Được "Tinh Thiều bày mưu kế, Triệu Túc hăng hái tiến quân ("Việt sử bị lãm", Nguyễn Nghiễm), nghĩa quân Lý Bí đã "tiến thắng đến đầu thuyền, chiêng chống nghìn dặm, tiếng sấm sét ầm ầm trên đường, cờ quạt hai bên bờ sông vây quanh như hình rồng rắn" (thần tích xã Đại Đồng, huyện Thư Trì, Thái Bình). Nghĩa quân tiến đến đâu, quân Lương tan tác đến đấy. Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" chép: nghe tin Lý Bí nổi dậy, Vũ lâm hầu Tiêu Tư sợ hãi, không giám chống cự, vội sai người đem vàng bạc, của cải đút lót cho Lý Bí rồi chạy trốn về Việt Châu (bắc Hợp Phố) và Quảng Châu. Tương tự, các sách kế sau cũng viết: "(Lý Bí) đuổi được Tiêu Tư về phương Bắc" (Nguyễn Nghiễm, Việt sử bị lãm). Bộ "Đại Việt sử ký tiền biên" của Ngô Thì Sĩ cũng viết: "(Lý Bí) đã "trục xuất được Tiêu Tư".
+ Ngay sau giờ phút kinh hoàng buổi đầu, quân Lương nhanh chóng tổ chức phản công vào đầu năm 542. Sách "Lương thư" (quyển 3, tờ 11b) chép: “Tháng ba năm Đại Đồng thứ 8 (4-542) (vua Lương) sai thứ sử Việt Châu là Trần Hầu, thứ sử La Châu là Ninh Cự, thứ sử An Châu là Lý Trí, thứ sử Ái Châu là Nguyễn Hán, cùng đi đánh Lý Bí ở Giao Châu”. Khi quân Lương vừa tiến vào biên giới Vạn Xuân, chúng "đã bị quân của Lý Bý đánh tan" (bia ký làng Giang Xá)
+ Tháng 1/543, quân Lương tổ chức phản công lần thứ hai. Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" chép: "Lương Đế sai Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng sang lấn”. Sách này tường thuật rõ cuộc phản công này: “Quýnh lấy cớ là chướng khí mùa Xuân đương bốc, xin đổi mùa Thu. Bấy giờ Thứ sử Quảng Châu là Tân dụ hầu không cho; Vũ lâm hầu Tư cũng thúc giục. Bọn Tử Hùng đi đến Hợp Phố, 10 phần chết 6, 7 phần, quân tan vỡ mà trở về. Tư tâu vua rằng Quýnh và Tử Hùng dùng dằng không chịu đi. Lương Đế bắt bọn họ đều phải tự tử”. Tương tự, sách "Sách phủ nguyên quy", quyển 185 cũng viết: Vua sai Thứ sử Cao Châu là Tôn Quýnh, Thứ sử Tân châu là Lư Tử Hùng đem quân sang đánh. Bọn Quýnh không tiến quân ngay, đều bị trị tội ở Quảng Châu". Sách "Trần thư" cũng viết: "Nhà vua lệnh cho Tử Hùng và Thứ sử Cao Châu Tôn Quýnh đi dẹp Bôn. Khi đó vào mùa xuân, cỏ cây đã sinh sôi, chướng khí đang thịnh, Tử Hùng xin đợi mùa thu sẽ đi dẹp Bôn, Thứ sử Quảng Châu là Tiêu Du hầu Tiêu Ánh không cho, Tiêu Tư lại thúc giục thêm, bọn Tử Hùng bất đắc dĩ phải tiến quân. Đến Hợp Phố, số chết chiếm đến 6, 7 phần 10, quân lính lại sợ ra trận nên tan vỡ tán loạn, ra lệnh cấm cũng không được, bọn Tử Hùng đành phải dẫn số quân còn lại lui về. Tiêu Tư dâng bản khải lên vua cho rằng Tử Hùng cùng Tôn Quýnh thông đồng với giặc, dừng lại không tiến, Lương Vũ đế ban sắc (bọn Tử Hùng) phải chết ở Quảng Châu".
+ Mùa hè năm 543, tướng Phạm Tu đánh tan quân Champa ở quận Cửu Đức (trích "Đại Việt sử ký toàn thư"). Sách "Tư trị thông giám" của Tư Mã Quang (q.158) ghi: “Mùa Hè tháng tư, vua Lâm Ấp tiến công Lý Bí, viên tướng của Lý Bí là Phạm Tu đã phá quân Lâm Ấp ở Cửu Đức”. Nghĩa quân kiểm soát được cả vùng đồng bằng Bắc Bộ, cả vùng Ái Châu (Thanh Hóa), Đức Châu (Hà Tĩnh), vùng An Châu (Quảng Ninh) và cả vùng bán đảo Hợp Phố ở phía Bắc.
- Ngày 12 tháng Giêng năm Giáp Tý (20-2-544), Lý Bí lên ngôi Hoàng đế.
4. Tổ chức chính quyền thời Lý Nam Đế
Theo sử cũ là "Đại Việt sử ký Toàn thư" và Đại Việt sử ký tiền biên" xác định tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý Nam Đế còn đơn giản: Đứng đầu là Hoàng đế nắm toàn quyền. Giúp việc cho vua là Triệu Túc (Thái phó), Tinh Thiều (tướng văn), Phạm Tu (tướng võ) và Triệu Quang Phục (Tả tướng). Do phải đối phó với các cuộc nổi dậy của nhân dân và của dân tộc thiểu số, giặc ngoại xâm nên các viên quan giúp việc cho vua được ông cho nắm toàn quyền quân sự.
+ Phạm Tu có công đánh dẹp người Di, Lạo và quân Lâm Ấp ở phía Nam thắng lợi, nên ông được ban tên mới là "Lý Phục Man" và được phong là "Thái úy". Nhân dân nhớ ơn, lập ông làm Thành hoàng làng Cổ Sở (Hoài Đức, Hà Nội).
+ Triệu Quang Phục được phong là Tả tướng quân (theo Ngô Thì Sĩ, Lý Tế Xuyên).
+ Biệt súy hạt Biệt tướng (Lý Phổ Đỉnh), Kiếp súy (Lý Thiên Bảo) và Chỉ huy sứ đại tướng (Trịnh Đô).
- Kinh đô thời nước Vạn Xuân thay đổi nhiều lần:
1. Lý Nam Đế đóng ở thành Long Biên (544 - 545, theo "Đại Việt sử ký toàn thư") và thành lũy ở cửa sông Tô Lịch (545 - 548, theo "Trần thư").
2. Triệu Quang Phục đóng đô ở thành Cổ Loa (theo "Tùy thư")
3. Lý Phật Tử dời đô hai lần: đầu tiên là Ô Diên (nay thuộc Từ Liêm, Hà Nội), sau đó dời về Phong Châu.
- Tên gọi nước ta thay đổi hai lần: Vạn Xuân (thời Tiền Lý Nam Đế và Hậu Lý Nam Đế), thời Triệu Quang Phục đổi thành Tiền Triệu (theo Nguyễn Trãi, Dư địa chí).
- Lý Bí lên ngôi Hoàng đế và lấy niên hiệu Thiên Đức. "Thiên Đức" (đức trời soi sáng) để đối chọi lại với niên hiệu Thiên Giám (có nghĩa: được Trời soi xét đến) của Nam Lương Vũ đế Tiêu Diễn.
- Về thiết lập triều đình, PGS Nguyễn Minh Tường dẫn kết quả khảo sát của Sở Văn hóa Hà Nội năm 1962 có tấm bia ghi niên hiệu nhà Lương, cho rằng đầm Vạn Xoan" (đọc là "Xuân") tại xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội, khi xưa là nơi thiết lập triều đình Vạn Xuân của vua Lý Nam Đế. Đồng quan điểm với PGS Nguyễn Minh Tường trên cơ sở khảo sát thực địa, nhà sử học Phạm Văn Kính cho rằng Điện Vạn Xuân từ thuở xa xưa ấy rất có thể đã dựng trên nền đất Thôn 1 của xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
5. Chống quân Lương xâm lược (545 - 550)
5.1. Quân Lương xâm lược Vạn Xuân
+ Tháng 6/545 (tức tháng 5/545 trong "Lương thư"), vua Lương Vũ đế cử Thứ sử Dương Phiêu, Tư mã Trần Bá Tiên đem quân xâm lược Vạn Xuân. Sách "Lương thư", kỷ 15 tường thuật lại, đại ý: Tháng 5, Lương Đế sai Thứ sử Giao Châu là Dương Phiêu đi đánh dẹp Lý Bôn, cho Trần Bá Tiên giữ chức Tư mã, lệnh cho Thứ sử Định Châu là Tiêu Bột dẫn quân hội họp tại Tây Giang. Biết quân lính sợ đi xa đánh trận, Bột quyết định dừng tiến quân và họp bàn với các tướng. Trong cuộc họp, Trần Bá Tiên phản đối ý kiến của Phiêu và Bột, quyết định phải tiến quân ngay, vì nếu dừng lại, "kẻ địch phấn khích mà làm tiêu diệt uy phong của quân ta'' (Lương thư). "Nói xong, Trần Bá Tiên dẫn đoàn quân của mình xuất phát đầu tiên. Đến Giao Châu (không rõ tháng mấy, tác giả chú), Lý Bôn dẫn ba vạn quân kháng cự, bị đánh thua ở Chu Diên, sau lại bị đại bại ở cửa sông Tô Lịch. Lý Bôn phải trốn đến thành Gia Ninh, các quân lính bao vây thành". Sách "Sách phủ nguyên quy", quyển 185 viết: "tháng 7/545 (tức tháng 6 âm lịch theo sách này) quan quân đến Giao Châu. Quân của Lý Bôn vài vạn người lập thành trại đóng ở cửa sông Tô Lịch để chống lại. Dương Phiêu cho Trần Bá Tiên làm tiên phong vây hãm".
+ Tháng 8/545 (tháng 7 ghi theo "thần tích làng Thanh Liệt" của Nguyễn Khắc Thuần), quân Lương của Trần Bá Tiên tới bao vây thành Gia Ninh (nay thuộc xã Thanh Đình, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) . Tại đây quân của Lý Nam Đế đã chiến đấu rất anh dũng chống lại quân Trần Bá Tiên đông mạnh gấp bội. Vì lực lượng quá chênh lệch, quân ta phải rút lui. Chính Phạm Tu đã hy sinh trong trận chiến đấu ác liệt này (20 tháng 7 năm Ất Sửu, tức 12/8/545, thọ 70 tuổi). Quân ta kháng chiến kịch liệt, đến tháng 2/546 thì thành Gia Ninh thất thủ.
5.2. Trận hồ Điển Triệt
+ Tháng 2/546, Lý Nam Đế dẫn 3 vạn quân về đóng ở hồ Điển Triệt, Theo nghiên cứu của NNC Vũ Kim Biên, hồ Điển Triệt thuộc xã Tứ Yên, huyện Sông Lô (vừa tách ra khỏi huyện Lập Thạch hồi năm 2008) của tỉnh Vĩnh Phúc. Theo các cụ giải thích, "Điển Triệt" nghĩa là: đầm nước trong suốt mà không bao giờ cạn hết nước được.
NNC Nguyễn Chí Ninh khảo cứu và xác định, tên gốc của hồ Điển Triệt là đầm Miêng. Ông khảo cứu và cho biết, Đầm dài khoảng 200m, chiều rộng, chỗ rộng nhất khoảng 1.000m, mức nước từ 3-6m có nhiều “hóc” (hốc/ngách) sâu vào các dải khe hẹp (chỗ tiếp giáp giữa hai ngọn đồi). Dải đầm phía bên kia là liên tiếp các quả đồi, gò có độ cao khoảng từ 30m - 180m so với mực nước biển) và cao hơn so với mực nước mặt đầm từ 05m đến 40m.
NNC Vũ Kim Biên khảo sát và ghi nhận kỹ về hồ Điển Triệt, hồ rộng 50 mẫu dài khoảng 1km, khúc rộng nhất là 400mét, có bảy ngách lớn và nhiều ngách nhỏ, mùa khô nước sâu 3 đến 4 mét, lòng hồ thu lại còn chừng hơn 40 mẫu. Hồ cách sông Lô 300m, ba phía đông nam bắc là một dải đồi cao, phía tây có một gân đồi thấp chỉ cao hơn mặt nước chừng hai, ba mét bò suốt từ chân gò xuống phía nam. Chính dải đồi này theo truyền thuyết của nhân dân là nơi nghĩa quân Lý Nam Đế đóng. Có một quả đồi dùng cho triều đình ở gọi là thành Rền hay thành Lĩnh. Một quả đồi khác cao nhất sát bờ hồ có thể nhìn rõ Việt Trì, Bạch Hạc gọi là đồi Vua Ngự. Tương truyền vua Lý hàng ngày ngồi quan sát địch tình ở phía Bạch Hạc và đôn đốc quân sĩ đục thuyền độc mộc. Quanh hồ Điển Triệt có nhiều bến được nhân dân ghi nhớ, đó là bến Chảy nước rất trong là bến Vua hay ra tắm rửa, và bến Bêu là nơi đậu của các con thuyền độc mộc.
Theo truyền thuyết, khi bị quân Lương do Trần Bá Tiên chỉ huy đánh thừa ở phía Bạch Hạc, vừa Lý đưa triều đình và quân sĩ chạy lên Sông Lô. Cũng theo Vũ Kim Biên, hồ Điển Triệt có những quả đồi dùng làm căn cứ thủ hiểm rất tốt. Việc liên hệ với xung quanh trong điều kiện bình thường nhờ phương tiện thuyền độc mộc. Hơn nữa, Điển Triệt có thế đất tốt, ngũ phù chầu về thành Lĩnh là Phù Én, Phù Trưng, Phù Lánh, Phù Gâm, Phù Giải, nên vua định đóng đô lâu dài ở đây. Vũ Kim Biên cũng chỉ nói tiếp, quân Lý đậu đầy thuyền và địa thế quá hiểm trở nên không dám vào. Rồi đột nhiên nước sông Lô lên to, tràn khắp ven hồ, biến khu đồi Lý Bôn ở thành quần đảo giữa biển nước mênh mông. Nhờ có nước lớn Bá Tiên đưa thuyền chiến vào xông trận, Lý Bôn bị bất ngờ, không sao chống đỡ nổi.
=> Tác giả bài viết không biết tại sao mà Vũ Kim Biên lập luận như thế, có lẽ thiếu căn cứ để chứng minh rõ hơn. Theo admin, nếu nghiên cứu kỹ độ cao và địa thế của họ Điển Triệt (theo phân tầng địa hình, mặt cắt) và mực nước Sông Lô vào thời điểm đó sẽ hiểu rõ hơn. Với cứ liệu của ông "Nhưng khi nước sông Lô tràn vào thì xung quanh đi lại mênh mông như biển, thuyền lớn đi lại tha hồ, trong đó tình hình lũ lụt tháng bảy, tám âm lịch, khi chưa có đê đối với vùng này, là chuyện thường xuyên. Hãn hữu có năm, tháng chín còn ngập mất mạ chiêm", phán đoán Trần Bá Tiên lợi dụng thủy triều của sông Lô và địa thế quá kín đáo của Lý Nam Đế: Hồ có đồi núi bao bọc xung quanh, duy nhất một con đường nối sông Lô với hồ Điển Triệt. Y cố tình đánh chẹn bà mặt rút vào đất liền nhằm dồn nghĩa quân ta xuống dòng sông Lô mênh mông nước lũ. Mặc khác, có lẽ hồ Điển Triệt có địa thế thấp hơn mực nước sông, quá cô lập bên ngoài với dãy đồi như hàng rào đóng kín nên dễ bị nước sông tràn vào nhiều khi thủy triều lên
+ Tháng 9/546 (ghi theo "Đại Việt sử ký toàn thư" là tháng 8 âm lịch) quân Lương bất ngờ tấn công vào hồ Điển Triệt. Nhờ có nước lớn Bá Tiên đưa thuyền chiến vào xông trận, Lý Bôn bị bất ngờ, không sao chống đỡ nổi. Thần tích xã Đại Đồng, huyện Thư Trì, Thái Bình ghi: "Lúc ấy, Đế đóng binh ở hồ Điển Triệt Hồ, quân Lương không dám đến gần, đã hơn một năm vẫn không phân thắng bại. Thời mùa hạ tháng 6, nước sông dâng cao đầy mặt hồ, Bá Tiên thừa cơ chỉnh bị thuyền quân, theo dòng nước mà tiến thẳng đến hồ Điển Triệt. Đế đại bại". Ông dẫn tàn quân chừng vài chục nghìn người sống sót tấn công vào đại quân Lương ở chỗ Đê Thác nhằm giành lại con đường vào đất liền, không cho chúng đẩy quân ta xuống vùng sông Lô mênh mông nước (mức nước lúc đó là 7 - 8 thước, theo Trần Nam Trung). Thất bại nặng nề, quân ta cùng nhà vua vượt sông Thao (tức sông Hồng) về trú tại động Khuất Liêu (nay thuộc làng Cổ Tiết, xã Văn Lang thuộc huyện Tam Nông, Phú Thọ). Động Khuất Liêu là một quả đồi giống như chiếc hoa sen cuống bám vào rẫy rừng cấm thuộc xã Văn Lang, 3 cánh xoè nhô ra cánh đồng chiêm trũng thuộc xã Cổ Tiết (theo Vũ Kim Biên). Theo Trần Nam Trung, động Khuất Lạo có một vị trí chiến lược đối với cuộc khởi nghĩa Lý Bí, mặt đông được bảo vệ bằng dòng sông Hồng – đoạn này nước luôn chảy xiết, dòng sông rộng là điều kiện thuận lợi trong việc phòng thủ, không để cho kẻ thù có thể tấn công bất ngờ được. Ba mặt còn lại được bao bọc bởi hệ thống đầm lầy và rừng rậm cũng rất khó cho việc tập kích của quân Lương.
Có lẽ sau này Triệu Quang Phục lập căn cứ ở bãi Dạ Trạch (Hưng Yên) sử dụng thuyền độc mộc là áp dụng lại chiến lược của Lý Bôn, song Quang Phục đã tránh được khuyết điểm của Lý Bôn là không đóng ở chỗ nước sông tràn vào được.
Truyền thuyết về cuộc gặp gỡ của nhà vua với Triệu Quang Phục: Lý Bôn là người có tài, vì bị thứ sử Tiêu Tư nhà Lương nghi ngờ, ông phải đi trốn. Ông đã về trại Táo Tuyến để nương náu. Tại đây ông gặp Triệu Quang Phục đang ở với bác là Triệu Quang Hành tại chùa này. Quang Phục theo ngay Lý Bôn.
Sau đó, Lý Nam Đế rút quân về động Khuất Liêu (nay thuộc làng Cổ Tiết, xã Văn Lang, huyện Tam Nông, Phú Thọ) vào tháng 11/546. Anh ruột của Lý Nam Đế là Lý Thiên Bảo chạy vào Cửu Chân cùng với Lý Thiên Long đem hai vạn quân tiến đánh Đức Châu rồi tiến ra vùng châu Ái, nhưng bị Trần Bá Tiên đánh bại. Lý Thiên Bảo phải lui lên vùng thượng du Thanh Hóa ngày nay, xưng là Đào Lang vương, đóng ở động Dã Năng. Sự kiện này được "Trần thư" chép lại: "... Anh Lý Bí là Thiên Bảo trốn vào Cửu Chân cùng với kiếp súy là Lý Thiên Long và hai vạn quân còn sót, giết thứ sử Đức Châu là Trần Văn Giới, tiến vây Ái Châu..." . Triệu Quang Phục đóng quân ở đầm Dạ Trạch. Năm 555, Đào Lang vương mất ở Dã Năng, không có con, mọi người lại suy tôn Lý Phật Tử lên nối ngôi.
Năm 548, ngày 20 (ngày Tân Hợi) tháng 3 (tức ngày 13-4 dương lịch), Lý Nam Đế ở động Khuất Lão lâu ngày bị nhiễm lam chướng, ốm qua đời. Ông ở ngôi được 5 năm (543-548), thọ 46 tuổi. Trước khi qua đời, ông trao binh quyền cho Triệu Quang Phục và nhờ dân làng Yên Lỗ, Táo Tuyến đưa hoàng hậu Nam Hải và công chúa Phong Nương về quê họ nhờ các phụ lão và nhân dân trông nom hộ.
6. Triệu Quang Phục tổ chức kháng chiến, khôi phục nước Vạn Xuân
6.1. Lý Nam Đế trao binh quyền cho Triệu Quang Phục
Triệu Quang Phục quê ở Chu Diên, con trai của Hào trưởng - Thái phó Triệu Túc. Tư liệu điền dã do Vũ Kim Biên sưu tập trong chuyến đi điền dã năm 1974 ở vùng Đạo Đức, huyện Bình Xuyên (có đền thờ Lý Nam Đế và vợ con) và vùng Bì La, huyện Lập Thạch (có đền thờ Triệu Quang Phục) cho biết: "Trong khi Lý Bí chạy trốn khỏi sự truy đuổi của quân Lương, ông tạm lánh ngồi chùa ở làng Táo Tuyến (xã Đạo Đức, Bình Xuyên). Chùa này do sư Triệu Quang Hành anh trai Triệu Túc trụ trì. Triệu Quang Phục là cháu gọi Triệu Quang Hành bằng bác, lúc đó mới 14 - 15 tuổi. Triệu Quang Phục tuy nhỏ nhưng có chí lớn, ngấm ngầm tự mình lập một đội thân quân để mai sau đánh đuổi bọn đô hộ nhà Lương. Cậu chọn nhân tài bằng cách đặt chiếc ghế gỗ dưới bóng cây bồ đề tán mát bên đường để bẫy người ngồi. Người bình thường thì cậu kệ không hỏi đến. Nhưng nếu là trang nam nhi bảnh bao mà ngồi vào ghế, lập tức Quang Phục sinh sự đánh nhau ngay. Chàng nào nhút nhát yếu đuối thì tha cho đi. Chàng nào khoẻ mạnh gan dạ thì xin hoà kết làm bạn hữu, hàng ngày cùng nhau đi săn thú hoặc tập luyện võ nghệ. Lý Bôn biết chuyện tỏ ý khen ngợi Triệu Quang Phục và hẹn sau này khi cần sẽ dùng đến.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Lương trở lại xâm lược, Triệu Quang Phục đem đội thân binh của mình tham gia chiến đấu hết sức mưu trí dũng cảm, giỏi đánh địch bảo vệ mình, lập được nhiều công trạng, được Lý Nam Đế phong dần tới chức “Nguyên soái Đốc tướng”.
Thua to ở hồ Điển Triệt, Lý Nam Đế rút tàn quân về động Khuất Lạo (hay Khuất Lão) - có cả đội thân binh của Triệu Quang Phục gồm mấy chục người quê ở làng Yên Lỗ, Táo Tuyến là theo đủ hộ giá trung thành.
Lý Nam Đế cân nhắc chọn người có thể đối địch nổi với Trần Bá Tiên. Lấy giang sơn làm trọng, căn cứ vào đức độ và tài năng của tướng quân, Lý Nam Đế chọn Triệu Quang Phục mà không chọn các anh em của ông là Lý Thiên Bảo, Lý Xuân, Lý Hùng và cháu là Lý Phật Tử cũng tham gia chiến đấu bên cạnh ông, theo thói thường rất có thể được thừa kế.
6.2. Triệu Quang Phục chống quân Lương tại đầm Dạ Trạch
Tháng 2/549, Triệu Quang Phục thấy "liệu mình không chống nổi (quân Trần Bá Tiên), bèn (đưa 2 vạn quân) lui giữ Dạ Trạch" (trích "Đại Việt sử ký toàn thư"). Dạ Trạch ở huyện Chu Diên (tức bãi Màn Trò, Khoái châu, Hưng Yên) là một vùng đầm lầy ven sông Hồng, rộng mênh mông, lau sậy um tùm. ở giữa là một bãi phù sa rộng, có thể làm ăn sinh sống được. Đường đi vào rất kín đáo khó khăn, chỉ có thể dùng thuyền độc mộc nhỏ chống bằng sào lướt đi trên cỏ mới có thể đến được. Nhưng nếu không quen biết đường lối thì không biết đường vào, lỡ sa xuống nước thì bị rắn cắn chết.
Dựa vào địa thế của đầm Dạ Trạch, ông từ bỏ lối tác chiến cố thủ, phòng ngự bị động trước đây, dùng cách đánh du kích làm tiêu hao quân Lương. Sách "Việt điện u linh" (1329) của Lý Tế Xuyên viết: "Khi vua Lý Bí mất, Quang Phục thu các binh sĩ được vài vạn người, ông đứng lên chỉ huy vào ẩn trong đầm, đêm ra đánh phá trại địch, ngày lại rút về mai phục. Trần Bá Tiên kéo đến vây chặt Dạ Trạch, cố sức đánh nhưng không thể được". Tương tự, "Đại Việt sử ký toàn thư" cũng chép: “Bá Tiên theo hút mà đánh, nhưng không đánh được”. Quả nhiên, chiến lược dự kịch ngày càng hiệu quả, quân Lương bị tiêu hóa nhiều và mất dần thế chủ động. Chúng cố sức đánh vào vùng Dạ Trạch, nhằm phá vỡ đầu não kháng chiến và chủ lực quân của ta, nhưng âm mưu đó không thực hiện được.
Năm 550, Trần Bá Tiên bỏ về nước dẹp loạn Hầu Cảnh, đến tháng 11/557 thì y cướp ngôi vua Lương là Kính Đế, lập ra nhà Trần với tên hiệu Trần Vũ Đế. Ở Vạn Xuân, hắn giao quân lính cho Dương Sàn quản lý. Nhưng Dương Sàn là tên bất tài mà quân Lương quá mỏi mệt nên "Vua tung quân ra đánh, Sàn chống cự, bị thua chết. Quân Lương tan vỡ chạy về Bắc. Nước ta được yên. Vừa vào thành Long Biên ở" (theo "Đại Việt sử ký toàn thư").
6.3. Triệu Quang Phục khôi phục nước Vạn Xuân
Thắng lợi, ông lên ngôi vua ở thành Long Biên, hiệu là Triệu Việt Vương. Sách "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi cho biết, ông đổi tên quốc gia thành "Tiền Triệu", tổ chức lại chính quyền. Trong khi đó ở Trung Quốc, nhà Trần của Trần Bá Tiên đang cầm quyền lại rất hèn yếu, không quản lý được quốc gia. "Tùy thư" chép rằng: “Đến đời Trần, đất đai càng thu hẹp, tây mất Thục Hán, bắc mất Hoài Phì, uy lực không vươn ra khỏi miền Kinh, Dương...”. Nhưng ở trong nước, tàn dư của chế độ thủ lĩnh bộ lạc vẫn còn và trở thành một thế lực cát cứ trong vùng, uy hiếp chính quyền trung ương. Ý thức độc lập tuy đã mạnh, nhưng thực lực để củng cố nền độc lập khối liên kết, đoàn kết trong nội bộ dân tộc - chưa đủ vững.
7. Nước Vạn Xuân độc lập kết thúc
Khi Triệu Việt Vương đang xây dựng đất nước thì các thế lực địa phương âm mưu chống lại ông - nhất là thế lực của anh trai vua Nam Đế là Bảo và cháu là Phật Tử lăm le chiếm ngai vàng. Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" chép: "Lý Phật Tử đem quân xuống miền Đông, đánh nhau với vua [Triệu Việt vương] ở huyện Thái Bình, năm lần giáp trận, chưa phân thắng phụ mà quân của Phật Tử hơi lùi, ngờ là vua có thuật lạ, mới giảng hòa xin thề" (năm 554). Hai bên "bèn chia địa giới ở bãi Quân Thần (nay là hai xã Thượng Cát, Hạ Cát thuộc huyện Từ Liêm) cho ở phía tây của nước, [Phật Tử] dời đến thành Ô Diên" (tức là xã Hạ Mỗ huyện Từ Liêm ngày nay, trích sách đã dẫn). Triệu Việt vương còn gả con gái là Cảo Nương cho con trai Phật Tử là Nhã Lang để tỏ tình hòa hiếu.
Năm 571, Lý Phật Tử đem quân cướp ngôi Triệu Quang Phục, xưng là Hậu Lý Nam Đế và đóng đô ở thành Ô Diên. Sách "Việt điệu u linh" của Lý Tế Xuyên chép về sự kiện này như sau: "Nam Đế đã thôn tính xong Triệu Việt Vương, bèn thiên đô đến Lộc Loa và Vũ Ninh, phong anh là Xương Ngập làm Thái Bình Hầu giữ thành Long Biên, phong Đại tướng là Lý Tấn Đỉnh làm An Ninh Hầu giữ thành Ô Diên".
Tháng 3/581, Tuỳ vương là Dương Kiên lật đổ con rể là vua Bắc Chu Tĩnh Đế, thống nhất Trung Quốc dưới quốc hiệu mới là Tùy (581 - 618), định đô tại Trường An; miếu hiệu Tùy Văn đế. Lên cầm quyền, ông ta giảm tô thuế, phép quân điền và mở khoa thi... nên thế nước càng cường thịnh.
Năm 597, lợi dụng việc nước Vạn Xuân không ổn định do các cuộc tranh chấp quyền hành giữa Lý Phật Tử và Triệu Quang Phục, nhà vua mới là Hậu Lý Nam Đế (Lý Phật Tử) chưa kiểm soát được toàn bộ đất nước đầy biến động, Tùy Văn đế quyết định đặt phủ tổng quản ở đất Quế Châu và cử Linh Hồ Huy làm đại tổng quản. Tên này có toàn quyền cắt cử quan lại từ Thứ sử trở xuống. "Tùy thư" ghi chép một số cuộc nổi loạn của Uông Văn Tiến, người Cối Kê là Cai Trí Tuệ, người Tô Châu là Thẩm Huyền Khoái đều cử binh làm phản, tự xưng Thiên tử, đặt trăm quan. Bọn Sái Đạo Nhân ở Lạc An... và cả Lý Xuân (tức Lý Phật Tử), sai Dương Tố đánh dẹp. Thực tế thì Dương Tổ chưa đánh xuống Vạn Xuân, vua Tùy ngay từ đầu đã coi vùng Lĩnh Nam (nước Vạn Xuân - TG chú) là đất "ki-mi" va buộc phải thần phục.
Năm 602, đến lượt “Lý Súy”, tức Lý Phật Tử ở Giao Châu phải vào chầu. Lý Phật Tử chối lại lệnh. "Tùy thư" chép: "Linh Hồ Huy phụng chiếu sai cừ súy Giao Châu là Lý Phật Tử vào triều. Phật Tử muốn làm loạn, xin đến tháng Trọng đông (tháng 11) lên đường". Bản ý của Linh Hồ Huy cũng muốn ràng buộc nên y lời xin của Phật Tử (trích dẫn theo Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 2, tr. 172). Lý Phật Tử một mặt chống lại lệnh vào chầu, mặt khác Lý Phật Tử chuẩn bị quân sĩ sẵn sàng chống quân xâm lược. Lý Phật Tử chia quân đóng giữ 3 tòa thành lớn để phòng ngự:
- Sai cháu là Lý Đại Quyền giữ thành Long Biên (Bắc Ninh).
- Sai biệt tướng là Lý Phổ Đỉnh chỉ huy quân quản giữ thành Ô Diên (Hạ Mỗ, Đan Phượng, Hà Nội).
- Lý Phật Tử lĩnh đại quân tổ chức phòng ngự ở thành cũ của Việt Vương, tức thành Cổ Loa.
Ngoài ra Lý Phật Tử còn chia quân đóng giữ một số nơi hiểm yếu trên đường giặc có thể tiến quân sang.
Tháng 2/603, vua Tùy Văn đế cử Tổng quản Lưu Phương, Trưởng sứ Kinh Đức Lượng đem 27 quân doanh (khoảng 100.000 quân) xâm lược Vạn Xuân. Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", Lưu Phương quê ở Trường An có tài thao lược, quân lệnh nghiêm và nhân ái với quân lính, vì thế binh sĩ mến đức, sợ uy (Toàn thư, tập 1, tr. 160).
Quân Tùy theo đường Vân Nam tiến vào Vạn Xuân. Chúng liên tiếp đánh bại quân Vạn Xuân của Lý Phật Tử ở Đô Long, hạ thành Long Biên và Ô Diên, sau đó tiến đến bao vây Cổ Loa. Tại Cổ Loan, tướng Lưu Phương cho quân bao vây và lấy “họa phúc mà dụ”, thế cùng Lý Phật Tử buộc phải đầu hàng, bị bắt đem về Trường An.