Sử 6 Khởi nghĩa Lí Bí - Hai Bà Trưng

tuyết 2k6

Học sinh chăm học
Thành viên
25 Tháng hai 2018
150
70
71
Hà Nam
trường cơ sở nhân thịnh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1 Em có suy nghĩ gì về việc những việc làm của lí bí sau khi lãnh đạo khởi nghĩa giành thắng lợi
2 trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa hai bà trưng em có nhân xét gì về lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa
 

Hiểu Lam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tư 2017
1,167
1,857
259
21
Trái Đất
1. Những việc làm của Lý Bí sau khi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi rất công bằng.Ông đã cho những người khác phát huy hết khả năng của mình như Tinh Triều thì đứng đầu ban Văn, Phạm Tu thì đứng đầu ban Võ. Ông đã cùng những cận thần luôn sát cánh bên nhau phất cờ khởi nghĩa để chống ách đô hộ của nhà Lương. Lý Bí xông pha, chính trực luôn bảo vệ những người dân. Sau khi giành được độc lập, ông lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, chứng tỏ ông muốn khẳng định nước ta là một nước độc lập, ngang hàng với nhà Lương, hơn hết ông tâm niệm muốn muôn dân được hưởng ấm no, hạnh phúc và luôn có "vạn mùa xuân, vạn niềm vui". Mặc dù cuộc khởi nghĩa bị thất bại, thì ông vẫn luôn luôn được người dân tưởng nhớ. Ông vẫn mãi là vị anh hùng của đất nước Việt Nam, vẫn luôn nhớ đến ông, cho dù qua bao nhiêu thế kỉ.
2.
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng :
Nguyên nhân:
- Do chính sách thống trị tàn bạo của triều đại phong kiến phương Bắc.
- Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết.
Diễn biến:
* Lần 1:
- Mùa Xuân năm 40 (tháng 3 Dương lịch), Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội), nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Luy Lâu.Tô Định hoảng hốt, bỏ thành lẻn trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng bị đánh tan. Cuộc kháng chiến thắng lợi.
* Lần 2:
- Năm 42, Mã Viện chỉ huy đạo quân xâm lược gồm: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu tấn công ta ở Hợp Phố, nhân dân ta ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả .
- Sau khi chiếm đc Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành hai đạo quân thủy bộ tiến vào nước ta.
+ Đạo quân bộ: Men theo đường biển, lẻn qua Qủy Môn Quan, xuống Lục Đầu.
+ Đạo quân thủy: Từ Hải Môn vượt biển vào sông Bạch Đằng, từ Thái Bình lên Lục Đầu. Hai đạo quân gặp nhau ở Lãng Bạc.
- Lúc đó Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về Lãng Bạc nghênh chiến rất quyết liệt. Quân ta về giữ hai vùng Cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện đuổi theo, quân ta lui về Cấm Khê (Ba Vì - Hà Nội), nghĩa quân kiên quyết chống trả.
- Tháng 3 năm 43 (tức ngày 16 tháng 2 Âm lịch) Hai Bà Trưng đã hi sinh ở Cấm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục tới tháng 11 năm 43.
Nhận xét :
- Mặc dù bị thất bại, song khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã thể hiện tinh thần bất khuất, tự cường, và khao khát độc lập của một dân tộc nhược tiểu. Đặc biệt hơn hết là một quân đội với đa phần là nữ giới, từ chỉ huy tới quân sĩ, đây là điều chưa từng có từ trước đến nay trong lịch sử thế giới. Hai Bà Trưng chính là những vị anh hùng đầu tiên, đáng kính, đáng khâm phục, thể hiện tinh thần nữ cường đáng học tập trong thời hiện đại.
 
Top Bottom