- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Chúng ta đều biết, thi trắc nghiệm là không thể học tủ, với ngân hàng đề hàng trăm ngàn câu, việc chọn ra 40 câu trong đề thi là điều hết sức ngẫu nhiên khiến học sinh khóc thét. Bởi dù các em có chăm chỉ luyện đề như thế nào đi chăng nữa mà không nắm vững kiến thức cơ bản, thì tất cả cũng sẽ đổ sông đổ bể nếu đề thi không trúng những câu ta đã làm qua.
Các em cũng biết rằng, đề thi bao gồm 40 câu nhưng lại chia thành 24 mã đề khác nhau. Nghĩa là trong 1 câu, các đáp án có thể bị đảo đến 24 lần kia chứ không phải 4 lần đâu nhé. Ví dụ mã đề 001 câu 1 đáp án là A, mã đề 002 đáp án là B, mã đề 003 đáp án là C, mã đề 004 đáp án là D, thì đến mã đề 005 tất cả lại đi theo một trình tự khác cho đến hết mã đề 024.
Do vậy, việc các em khoanh lụi, khoanh A cả, B cả, C cả hay D cả chưa chắc đã đúng, đạt điểm và thậm chí còn vi phạm quy định.
Vậy phải làm thế nào nhỉ? Khó...........
Thầy thấy như thế này.
Trong thi trắc nghiệm trước tiên có 3 mức độ.
Một là đọc xong câu hỏi các em biết luôn đáp án, đây là những câu hỏi thuộc dạng nhận biết hoặc thông hiểu mà các em đã nắm được kiến thức cơ bản, với dạng câu hỏi này đọc xong câu hỏi các em có thể chọn đáp án ngay, khoanh vào tờ đề.
Hai là đọc xong câu hỏi, đọc xong đáp án mới biết đáp án. Với dạng câu hỏi này chủ yếu ở dạng vận dụng thấp, có nghĩa là các em đọc xong câu hỏi và các đáp án sẽ nhận ra đây là vấn đề mình đã từng biết, từng đọc, từng làm qua, do vậy các em chỉ cần chọn đáp án phù hợp nhất, sau đó khoanh vào đề.
Ba là đọc xong câu hỏi, đọc xong đáp án nhưng....Vẫn không biết đáp án đúng. Dạng này là câu hỏi khó, chủ yếu là câu hỏi vận dụng cao. Quan trọng nhất để đạt điểm cao và phân hóa thí sinh chính là ở dạng câu hỏi này đây. Vậy bây giờ chúng ta phải làm như thế nào???
Thầy sẽ chỉ nói về dạng thứ ba, tức các em không hề biết đáp án đúng.
Trước tiên các em cần đọc lại câu hỏi và xác định từ khóa trong câu hỏi, với các câu hỏi vận dụng cao từ khóa chủ yếu là Ý nghĩa lớn nhất, quan trọng nhất, cơ bản nhất, bài học rút ra, vận dụng vào giai đoạn hiện nay, điểm mới, điểm sáng tạo, đánh giá, nhận xét, suy luận nào sau đây đúng sai...
Với tất cả các từ khóa trên, mỗi từ khóa sẽ tương ứng với một câu hỏi, một vấn đề, một giai đoạn lịch sử riêng biệt. Do vậy các em trước hết cần xác định đúng các từ khóa và các vấn đề cơ bản trong từng giai đoạn Lịch sử. Ví dụ như giai đoạn 1930-1931 bài học lớn là liên minh công nông, xây dựng chính quyền kiểu mới, giai đoạn 1936-1939 bài học lớn là tập hợp lực lượng quần chúng...Giai đoạn 1939-1945 bài học lớn là đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đại đoàn kết toàn dân trong mặt trận Việt Minh...Trong giai đoạn 1945-1946 là Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc...vv. Vấn đề giải quyết chủ quyền hiện nay chủ yếu liên quan đến Sự lãnh đạo của Đảng, đại đoàn kết dân tộc, tranh thủ ủng hộ quốc tế...Các em cũng cần nhớ chủ quan là bên trong, là quyết định, khách quan là bên ngoài, là tác động....
Từ đó các em có thể áp dụng vào các từ khóa trong câu hỏi.
Tiếp theo các em cần sử dụng phương pháp đồng tâm, đồng đại trong câu hỏi và câu trả lời, thường thì câu hỏi và đáp án sẽ có mối liên hệ với nhau về không gian hoặc thời gian cụ thể, cần đặc biệt chú ý vấn đề này. Nếu đọc câu hỏi và câu trả lời thấy nó hợp lý về thời gian, không gian, thậm chí hợp lý về cấu trúc ngữ pháp, ngôn từ cũng nên lưu ý. Không ai lại hỏi các em câu ai là người bay lên vũ trụ đầu tiên mà lại cho phương án là Chú Cuội cả, đúng không???
Tiếp nữa, các em có thể sử dụng phương pháp loại trừ, việc tìm ra phương án đúng nếu bất khả thi có thể loại trừ bằng việc tìm ra phương án sai, sau đó gạch chéo phương án sai, tìm ra các phương án phân vân, khi xác suất đoán đúng sẽ cao hơn nhiều.
Khi tất cả các phương án trên đều khó, các em cũng có thể áp dụng việc khoanh mò theo đáp án dài nhất.
Cuối cùng, đây là cách hiệu quả nhất để có khả năng chống liệt.
******
Chúng ta biết với 40 câu hỏi, nếu không chia thành các mã đề khác nhau, xác suất khoanh đúng sẽ là khoảng 25%, nghĩa là cứ 100 câu bạn sẽ khoanh trúng 25 câu. Điểm số đạt được sẽ là 2,5/10đ. Điểm này chắc chỉ dành cho các bạn không có ý chí phấn đấu.
Nếu chia thành 24 mã đề, việc khoanh mò theo kiểu AAA, BBB, CCC, DDD sẽ càng khó khăn, thậm chí không trúng câu nào.
Vậy nên chúng ta có thể làm như sau.
Trước tiên các em chọn toàn bộ những câu hỏi mà các em chắc chắn làm đúng, khoanh vào đề sau đó tô vào tờ phiếu trả lời trắc nghiệm. Tất cả các câu hỏi này sẽ làm căn cứ để khoanh những câu sau.
Các câu phân vân các em hãy tự lựa chọn theo các phương án mà mình cảm thấy tự tin nhất.
Các đáp án hoàn toàn không biết, các em hãy để lại sau cùng. Các em đếm các phương án đã khoanh xem được bao nhiêu phương án A, B, C, D. Sau đó phải lựa chọn xem đã khoanh bao nhiêu đáp án A, B, C, D. Ví dụ nếu các đáp án khoanh A đã đạt trên 10 câu thì tạm thời không khoanh A vào những câu chưa biết.
Nếu các đáp án B cũng trên 10 câu thì tạm thời không khoanh B.
Nếu đáp án C và D đạt dưới 10 câu thì chúng ta đặt xác suất vào hai phương án này.
Ví dụ ta đã lựa chọn 12 đáp án A
10 đáp án B
6 đáp án C
4 đáp án D.
vậy là còn 8 phương án chưa biết, ta đặt 8 phương án này vào C và D chứ không khoanh thêm vào A và B nữa.
Việc khoanh mò đáp án ở bất kỳ mức độ nào cũng không nên và sẽ không thể cho kết quả tốt nhất, tuy nhiên với những câu không thể trả lời, không hề có tí kiến thức nào trong đầu thì các em nên tham khảo cách làm của thầy, thầy không khuyến khích các em khoanh mò nhưng cũng không muốn các em khoanh bừa một cách vô lý.
Mong các em đọc kỹ bài viết này. Lấy đó làm cơ sở tự tin khi đi thi.
Nguồn bài viết: Hồ Như Hiển
Các em cũng biết rằng, đề thi bao gồm 40 câu nhưng lại chia thành 24 mã đề khác nhau. Nghĩa là trong 1 câu, các đáp án có thể bị đảo đến 24 lần kia chứ không phải 4 lần đâu nhé. Ví dụ mã đề 001 câu 1 đáp án là A, mã đề 002 đáp án là B, mã đề 003 đáp án là C, mã đề 004 đáp án là D, thì đến mã đề 005 tất cả lại đi theo một trình tự khác cho đến hết mã đề 024.
Do vậy, việc các em khoanh lụi, khoanh A cả, B cả, C cả hay D cả chưa chắc đã đúng, đạt điểm và thậm chí còn vi phạm quy định.
Vậy phải làm thế nào nhỉ? Khó...........
Thầy thấy như thế này.
Trong thi trắc nghiệm trước tiên có 3 mức độ.
Một là đọc xong câu hỏi các em biết luôn đáp án, đây là những câu hỏi thuộc dạng nhận biết hoặc thông hiểu mà các em đã nắm được kiến thức cơ bản, với dạng câu hỏi này đọc xong câu hỏi các em có thể chọn đáp án ngay, khoanh vào tờ đề.
Hai là đọc xong câu hỏi, đọc xong đáp án mới biết đáp án. Với dạng câu hỏi này chủ yếu ở dạng vận dụng thấp, có nghĩa là các em đọc xong câu hỏi và các đáp án sẽ nhận ra đây là vấn đề mình đã từng biết, từng đọc, từng làm qua, do vậy các em chỉ cần chọn đáp án phù hợp nhất, sau đó khoanh vào đề.
Ba là đọc xong câu hỏi, đọc xong đáp án nhưng....Vẫn không biết đáp án đúng. Dạng này là câu hỏi khó, chủ yếu là câu hỏi vận dụng cao. Quan trọng nhất để đạt điểm cao và phân hóa thí sinh chính là ở dạng câu hỏi này đây. Vậy bây giờ chúng ta phải làm như thế nào???
Thầy sẽ chỉ nói về dạng thứ ba, tức các em không hề biết đáp án đúng.
Trước tiên các em cần đọc lại câu hỏi và xác định từ khóa trong câu hỏi, với các câu hỏi vận dụng cao từ khóa chủ yếu là Ý nghĩa lớn nhất, quan trọng nhất, cơ bản nhất, bài học rút ra, vận dụng vào giai đoạn hiện nay, điểm mới, điểm sáng tạo, đánh giá, nhận xét, suy luận nào sau đây đúng sai...
Với tất cả các từ khóa trên, mỗi từ khóa sẽ tương ứng với một câu hỏi, một vấn đề, một giai đoạn lịch sử riêng biệt. Do vậy các em trước hết cần xác định đúng các từ khóa và các vấn đề cơ bản trong từng giai đoạn Lịch sử. Ví dụ như giai đoạn 1930-1931 bài học lớn là liên minh công nông, xây dựng chính quyền kiểu mới, giai đoạn 1936-1939 bài học lớn là tập hợp lực lượng quần chúng...Giai đoạn 1939-1945 bài học lớn là đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đại đoàn kết toàn dân trong mặt trận Việt Minh...Trong giai đoạn 1945-1946 là Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc...vv. Vấn đề giải quyết chủ quyền hiện nay chủ yếu liên quan đến Sự lãnh đạo của Đảng, đại đoàn kết dân tộc, tranh thủ ủng hộ quốc tế...Các em cũng cần nhớ chủ quan là bên trong, là quyết định, khách quan là bên ngoài, là tác động....
Từ đó các em có thể áp dụng vào các từ khóa trong câu hỏi.
Tiếp theo các em cần sử dụng phương pháp đồng tâm, đồng đại trong câu hỏi và câu trả lời, thường thì câu hỏi và đáp án sẽ có mối liên hệ với nhau về không gian hoặc thời gian cụ thể, cần đặc biệt chú ý vấn đề này. Nếu đọc câu hỏi và câu trả lời thấy nó hợp lý về thời gian, không gian, thậm chí hợp lý về cấu trúc ngữ pháp, ngôn từ cũng nên lưu ý. Không ai lại hỏi các em câu ai là người bay lên vũ trụ đầu tiên mà lại cho phương án là Chú Cuội cả, đúng không???
Tiếp nữa, các em có thể sử dụng phương pháp loại trừ, việc tìm ra phương án đúng nếu bất khả thi có thể loại trừ bằng việc tìm ra phương án sai, sau đó gạch chéo phương án sai, tìm ra các phương án phân vân, khi xác suất đoán đúng sẽ cao hơn nhiều.
Khi tất cả các phương án trên đều khó, các em cũng có thể áp dụng việc khoanh mò theo đáp án dài nhất.
Cuối cùng, đây là cách hiệu quả nhất để có khả năng chống liệt.
******
Chúng ta biết với 40 câu hỏi, nếu không chia thành các mã đề khác nhau, xác suất khoanh đúng sẽ là khoảng 25%, nghĩa là cứ 100 câu bạn sẽ khoanh trúng 25 câu. Điểm số đạt được sẽ là 2,5/10đ. Điểm này chắc chỉ dành cho các bạn không có ý chí phấn đấu.
Nếu chia thành 24 mã đề, việc khoanh mò theo kiểu AAA, BBB, CCC, DDD sẽ càng khó khăn, thậm chí không trúng câu nào.
Vậy nên chúng ta có thể làm như sau.
Trước tiên các em chọn toàn bộ những câu hỏi mà các em chắc chắn làm đúng, khoanh vào đề sau đó tô vào tờ phiếu trả lời trắc nghiệm. Tất cả các câu hỏi này sẽ làm căn cứ để khoanh những câu sau.
Các câu phân vân các em hãy tự lựa chọn theo các phương án mà mình cảm thấy tự tin nhất.
Các đáp án hoàn toàn không biết, các em hãy để lại sau cùng. Các em đếm các phương án đã khoanh xem được bao nhiêu phương án A, B, C, D. Sau đó phải lựa chọn xem đã khoanh bao nhiêu đáp án A, B, C, D. Ví dụ nếu các đáp án khoanh A đã đạt trên 10 câu thì tạm thời không khoanh A vào những câu chưa biết.
Nếu các đáp án B cũng trên 10 câu thì tạm thời không khoanh B.
Nếu đáp án C và D đạt dưới 10 câu thì chúng ta đặt xác suất vào hai phương án này.
Ví dụ ta đã lựa chọn 12 đáp án A
10 đáp án B
6 đáp án C
4 đáp án D.
vậy là còn 8 phương án chưa biết, ta đặt 8 phương án này vào C và D chứ không khoanh thêm vào A và B nữa.
Việc khoanh mò đáp án ở bất kỳ mức độ nào cũng không nên và sẽ không thể cho kết quả tốt nhất, tuy nhiên với những câu không thể trả lời, không hề có tí kiến thức nào trong đầu thì các em nên tham khảo cách làm của thầy, thầy không khuyến khích các em khoanh mò nhưng cũng không muốn các em khoanh bừa một cách vô lý.
Mong các em đọc kỹ bài viết này. Lấy đó làm cơ sở tự tin khi đi thi.
Nguồn bài viết: Hồ Như Hiển